Toán Học

Xét tính chẵn lẻ của hàm số

Phương pháp xét tính chẳn lẽ của hàm số nhanh chóng nhất. Dạng toán này thường gặp trong chương trình toán học THCS, THPT.
627

Ngoài việc tìm tập xác định thì việc xét tính chẵn lẻ của hàm số cũng là một vấn đề cần giải quyết trước khi giải toán. Lý thuyết về tính chẵn lẻ khá đơn giản, tuy nhiên để áp dụng được vào các bài toán bạn cần nắm rõ phương pháp trước khi thực hiện.

Mục lục1.Phương pháp xét tính chẵn lẻ của hàm số2.Lý thuyết về các hàm số lượng giác3.Ví dụ xét tính chẵn lẻ của hàm số4.Bài tập tự luyện5.Kết luận

Phương pháp xét tính chẵn lẻ của hàm số

Ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Tìm tập xác định $D$ của hàm số, khi đó:

Nếu $D$ là tập đối xứng (tức là $\forall x \in D \Rightarrow – x \in D$, ta thực hiện tiếp bước 2

Nếu $D$ không là tập đối xứng (tức là $\exists x \in D \Rightarrow – x \notin D$ ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.

Bước 2: Xác định $f\left( { – x} \right)$, khi đó:

Nếu $f\left( { – x} \right) = f\left( x \right)$ kết luận hàm số là hàm chẵn

Nếu $f\left( { – x} \right) = – f\left( x \right)$ kết luận hàm số là hàm lẻ

Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cùng không lẻ

Lý thuyết về các hàm số lượng giác

1. Hàm $y = \sin x$

  • Là hàm số lẻ
  • Có vô số tâm đối xứng ${I_K}\left( {k\pi ;0} \right),k \in Z$

2. Hàm số $y = \cos x$

  • Là hàm số chẵn
  • Có vô số trục đối xứng là $x = k\pi ,k \in Z$

3. Hàm số $y = t{\rm{anx}}$

  • Là hàm số lẽ
  • Có vô số tâm đối xứng là ${I_K}\left( {\frac{{k\pi }}{2};0} \right),k \in Z$

4. Hàm số $y = \cot x$

  • Là hàm số lẻ
  • Có vô số tâm đối xứng là ${I_K}\left( {\frac{{k\pi }}{2};0} \right),k \in Z$

Ví dụ xét tính chẵn lẻ của hàm số

Ví dụ 1. Xét tinh chẵn lẽ của hàm số sau: $f\left( x \right) = {\sin ^{2015}}x + \cos nx$, với $n \in Z$

Giải

Hàm số xác định trên $D = R$ là tập đối xứng

Ta có: $f\left( { – x} \right) = {\sin ^{2015}}\left( { – x} \right) + \cos \left( { – nx} \right) = – {\sin ^{2015}}x + {\mathop{\rm cosn}\nolimits} x \ne \pm f\left( x \right)$

Vậy hàm số không chẵn không lẻ.

Ví dụ 2. Xét tính chẵn lẽ của hàm số sau: $f\left( x \right) = \frac{{{x^2}}}{{\sin x + t{\rm{anx}}}}$

Giải

Hàm số xác định khi $\left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne \\\sin x + t{\rm{anx}} \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\left( {\cos x + 1} \right)\sin x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \sin 2x \ne 0 \Leftrightarrow 2x \ne k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{{k\pi }}{2},k \in Z$

Vậy hàm số xác định trên $D = R\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}$ là tập đối xứng.

Ta có: $f\left( { – x} \right) = \frac{{{{\left( { – x} \right)}^2}}}{{\sin \left( { – x} \right) + t{\rm{an}}\left( { – x} \right)}} = – \frac{{{x^2}}}{{\sin x + t{\rm{anx}}}} = – f\left( x \right)$

Vậy hàm số lẻ

Ví dụ 3. Xét tính chẵn lẽ của các hàm số sau:

a. $f\left( x \right) = \left| x \right|.\sin x$

b. $f\left( x \right) = \frac{{{{\sin }^{2004n}}x + 2004}}{{\cos x}},n \in Z$

Giải

a. Hàm số xác định trên $D = R$ là tập đối xứng

Ta có: $f\left( { – x} \right) = \left| { – x} \right|.\sin \left( { – x} \right) = – \left| x \right|.\sin x = – f\left( x \right)$

Vậy hàm số lẻ.

b. Hàm số xác định trên $D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}$ là tập đối xứng

Ta có: $f\left( { – x} \right) = \frac{{{{\sin }^{2004n}}\left( { – x} \right) + 2004}}{{\cos \left( { – x} \right)}} = \frac{{{{\sin }^{2004n}}x + 2004}}{{\cos x}} = f\left( x \right)$

Vậy hàm số chẵn.

Chú ý: Đôi khi người ta còn phát biểu bài toán dưới dạng:

1. Với câu a) là: “Chứng minh rằng hàm số $f\left( x \right) = \left| x \right|.\sin x$ có tâm đối xứng”

2. Với câu b) là: “Chứng minh rằng hàm số $f\left( x \right) = \frac{{{{\sin }^{2004n}}x + 2004}}{{\cos x}},n \in Z$ có trục đối xứng.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

a. $f\left( x \right) = \left| x \right|.\cos x$

b. $f\left( x \right) = c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}x + 4\sin x$

Bài 2. Xét tính chẵn lẽ của các hàm số sau:

a. $f\left( { – x} \right) = \frac{{c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{2004n}}x + 2004}}{{\sin x}}$

b. $f\left( x \right) = \frac{{\cos x}}{{6{x^2} + 4{x^4} + 2{x^2} + 1}}$

Bài 3. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

a. $f\left( x \right) = \sin x.c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}x + t{\rm{anx}}$

b. $f\left( x \right) = a + \cos x.\sin \left( {\frac{{3\pi }}{2} – 3x} \right)$

c. $f\left( x \right) = \frac{{\left| x \right|.\sin 2x}}{{c{\rm{o}}{{\rm{s}}^3}2x}}$

d. $f\left( x \right) = \frac{{2\sin x – 4t{\rm{anx}}}}{{5 + \cos x}}$

Kết luận

Việc xét tính chẵn lẻ của hàm số sẽ giúp bạn giải quyết khá nhiều bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt là các phương trình lượng giác, những bài toán khó thường xoay quanh tính chất này của hàm số. Việc học thuộc lý thuyết và áp dụng nhiều vào bài tập sẽ giúp bạn thuần thục hơn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm