Địa lý

100 Câu trắc nghiệm khách quan ĐỊA LÝ lớp 12

563

Tuy không phải một một khó nhằn như Lịch sử nhưng muốn tối ưu hóa số điểm môn Địa lý, các bạn sĩ tử vẫn cần tích cực ôn luyện tích lũy nhiều kiến thức. Thấu hiểu được điều đó, Thiquocgia.vn luôn mang đến các bộ tài liệu giúp 2k ôn tập tốt hơn.

100 câu hỏi trắc khách quan lớp 12 sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát về toàn bộ những phần kiến thức đã học để tự đánh giá được khả năng kiến thức của mình từ đó có những phương án ôn luyện hiệu quả hơn. 

ĐỢI CHÚT BẠN MUỐN THAM GIA KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 CHỨ

 

Câu 1: Ngành chăn nuôi của nước ta chủ yếu phát triển theo lối:

A. Du mục                       B. Hộ gia đình                 C. Quảng canh                D. Chuyên canh

Câu 2: Giải pháp nào hợp lý nhất để tạo sự cân đối dân cư:

A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng, miền và các ngành.

B. Tiến hành đô thị hoá nông thôn.

C. Di cư từ đồng bằng lên miền núi.

D. Giảm tỷ lệ sinh ở những vùng đông dân.

Câu 3: Diện tích rừng ở Việt Nam năm 1990 là:

A. 9 triệu ha                     B. 14 triệu ha                   C. 9,5 triệu ha                  D. 10 triệu ha

Câu 4: ở khu vực trung du và miền núi, hoạt động công nghiệp bị hạn chế là do:

A. Kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu sự đồng bộ của các yếu tố hình thành.

B. Thường xuyên xảy ra thiên tai.

C. Nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế.

D. Chưa có chính sách đầu tư thích hợp.

Câu 5: Nơi có diện tích chè lớn nhất nước ta là:

A. Trung du của Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên      B. Trung du miền núi phía Bắc.

C. Duyên Hải miền Trung                                       D. Đà Lạt

Câu 6: Trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng thì quan trọng nhất là vấn đề:

A. Quy hoạch lại diện tích đất thổ cư.                    B. Cải tạo diện tích đất hoang hoá.

C. Thâm canh tăng vụ.                                            D. Tận dụng các diện tích mặt nước.

Câu 7: Mật độ dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng năm 1993 là:

A. 100 người   B. 1104 người C. 1120 người D. 1500 người

Dowload toàn bộ tài liệu tại: Tại đây

Tin tuyển sinh

200 trường cấp 3 dẫn đầu cả nước về học sinh giỏi, điểm thi đại học

2649

Các địa phương hiếu học như Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…đóng góp nhiều trường vào bảng xếp hạng này

Các địa phương hiếu học như Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…đóng góp nhiều trường vào bảng xếp hạng này.Dưới đây là danh sách 200 trường THPT tốt nhất tại Việt Nam trong năm 2016.

 STT  Trên trường  Tỉnh, thành  Số học sinh  Điểm
1 Chuyên Hoá ĐH QG Hà Nội Hà Nội 156   21,71
2 Chuyên Toán ĐH QG Hà Nội Hà Nội 287   21,34
3 Chuyên Toán Tin ĐH SP HN Hà Nội 361   21,20
4 Chuyên ngữ ĐH NN Quốc gia Hà Nội 456   20,99
5 THPT NK ĐH KHTN TP HCM 449   20,96
6 THPT Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An 487   20,51
7 Chuyên Lý ĐH QG Hà Nội Hà Nội 96   20,51
8 THPT Lê Hồng Phong Nam Định 707   20,32
9 THPT Năng khiếu Hà Tĩnh Hà Tĩnh 356   20,21
10 THPT Chuyên Thái Bình Thái Bình 467   20,16
11 THPT Hà Nội – Amsterdam Hà Nội 663   20,08
12 THPT Chuyên Quang Trung Bình Phước 296   19,92
13 THPT Chuyên Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc 438   19,79
14 THPT Chuyên Lê Quý Đôn TP Đà Nẵng 392   19,70
15 THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh 255   19,67
16 THPT Nguyễn Trãi Hải Dương 539   19,63
17 THPT Lê Hồng Phong TP HCM 824   19,47
18 Chuyên Sinh ĐH QG Hà Nội Hà Nội 182   19,33
19 THPT Chuyên Hưng Yên Hưng Yên 447   19,13
20 THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định 534   19,08
21 THPT Chuyên Trần Phú Hải Phòng 721   19,07
22 THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa 235   18,88
23 THPT Chuyên Hà Nam Hà Nam 451   18,82
24 THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa 482   18,79
25 THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội 937   18,63
26 THPT Trần Đại Nghĩa TP HCM 472   18,48
27 THPT Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 409   18,41
28 THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ 758   18,38
29 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam 356   18,29
30 THPT Chuyên Bắc Giang Bắc Giang 451   18,28
31 THPT Chuyên Hạ Long Quảng Ninh 434   18,13
32 THPT Chuyên Nguyễn Du Đắc Lắc 669   18,11
33 THPT Chu Văn An Hà Nội 790   18,11
34 THPT Quốc Học (CL Cao) Thừa thiên-Huế 1148   18,07
35 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bà Rịa – VT 314   17,98
36 THPT Chuyên (Năng khiếu) Thái Nguyên 473   17,93
37 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị 373   17,55
38 THPT Nguyễn Thượng Hiền TP HCM 1227   17,54
39 THPT Kim Liên Hà Nội 1231   17,51
40 THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái 254   17,37
41 THPT DL Nguyễn Khuyến TP HCM 3182   17,28
42 THPT DL Lương Thế Vinh Hà Nội 1311   17,21
43 THPT Chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên 582   17,20
44 THPT Chuyên Bến Tre Bến Tre 388   16,99
45 THPT BC Nguyễn Tất Thành Hà Nội 634   16,99
46 THPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt Lâm Đồng 574   16,98
47 THPT Chuyên Tiền Giang Tiền Giang 562   16,98
48 THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 435   16,89
49 THPT Thăng Long Hà Nội 1123   16,80
50 THPT Giao Thuỷ A Nam Định 1035   16,54
51 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo Bình Thuận 647   16,48
52 Khối Chuyên ĐH Khoa học Huế Thừa thiên-Huế 130   16,39
53 THPT Chuyên Lào Cai Lào Cai 433   16,35
54 Chuyên Toán ĐH Vinh Nghệ An 785   16,29
55 THPT Chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình 853   16,09
56 Trung tâm GDTX KTHN thị xã Thủ Dầu Một Bình Dương 371   16,07
57 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Vĩnh Long 734   16,06
58 THPT Bùi Thị Xuân TP HCM 1090   16,04
59 THPT Nguyễn Thị Minh Khai TP HCM 1081   16,01
60 THPT Chuyên Trà Vinh Trà Vinh 376   16,00
61 THPT Hùng Vương Gia Lai 870   15,90
62 THPT Chu Văn An Lạng Sơn 457   15,89
63 THPT Thực hành – ĐH Sư phạm TP HCM 369   15,82
64 THPT Yên Hoà Hà Nội 843   15,77
65 THPT Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An 1068   15,77
66 THPT Thái Phiên Hải Phòng 1260   15,73
67 THPT Chuyên Lê Khiết Quảng Ngãi 1155   15,70
68 THPT Hải Hậu A Nam Định 1175   15,69
69 THPT Chuyên Hoàng Lệ Kha Tây Ninh 632   15,61
70 THPT Chuyên Quảng Bình Quảng Bình 480   15,59
71 TH PT Phan Đình Phùng Hà Nội 1104   15,58
72 THPT Chuyên Kon Tum KonTum 432   15,54
73 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận 33   15,39
74 THPT Hồng Quang Hải Dương 941   15,33
75 THPT Trần Hưng Đạo Nam Định 940   15,32
76 THPT Hàm Rồng Thanh Hóa 875   15,30
77 THPT BC Hai Bà Trưng Vĩnh Phúc 285   15,30
78 THPT Vũng Tàu Bà Rịa – VT 1030   15,28
79 THPT Ngô Quyền Hải Phòng 1114   15,27
80 THPT Chuyên Lý Tự Trọng TP Cần Thơ 575   15,25
81 THPT Yên Khánh A Ninh Bình 900   15,22
82 THPT Tống Văn Trân Nam Định 990   15,17
83 THPT Phan Châu Trinh TP Đà Nẵng 2576   15,17
84 THPT Gia Định TP HCM 1700   15,16
85 THPT Ng, Thị Minh Khai Hà Nội 1046   15,15
86 THPT Thuận Thành 1 Bắc Ninh 1207   15,14
87 THPT Tứ Kỳ Hải Dương 948   15,01
88 THPT Nguyễn Khuyến Nam Định 799   15,01
89 THPT Thanh Hà Hải Dương 861   14,99
90 THPT Nguyễn Hữu Cầu TP HCM 996   14,98
91 THPT Nguyễn Gia Thiều Hà Nội 1193   14,94
92 THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa 679   14,93
93 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển Cà Mau 317   14,92
94 THPT Lý Tự Trọng Nam Định 873   14,90
95 THPT Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình 1244   14,90
96 THPT Lê Quý Đôn – Đống đa Hà Nội 1108   14,88
97 THPT Bình Giang Hải Dương 658   14,87
98 THPT Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang 657   14,86
99 THPT Chuyên Bạc Liêu Bạc Liêu 508   14,85
100 THPT Sào Nam Quảng Nam 1089   14,85
101 THPT Kim Thành Hải Dương 840   14,81
102 THPT Sơn Tây, BC Giang Văn Minh Hà Nội 961   14,75
103 THPT Lê Xoay Vĩnh Phúc 895   14,74
104 THPT Ngô Quyền Đồng Nai 841   14,72
105 THPT Liên Hà Hà Nội 1201   14,72
106 THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc 850   14,71
107 THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh 1063   14,71
108 THPT Ng Hữu Huân TP HCM 1316   14,70
109 THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm Hà Nội 1039   14,70
110 THPT Gia Lộc Hải Dương 953   14,65
111 THPT Lý Tự Trọng Khánh Hòa 1220   14,58
112 THPT Chuyên Tuyên Quang Tuyên Quang 477   14,55
113 THPT Ngô Sỹ Liên Bắc Giang 1145   14,54
114 THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Đồng Tháp 386   14,44
115 THPT Chuyên Cao Bằng Cao Bằng 291   14,43
116 THPT Nguyễn Huệ Ninh Bình 628   14,41
117 THPT Thoại Ngọc Hầu An Giang 977   14,40
118 THPT Phú Nhuận TP HCM 1218   14,30
119 THPT Trực Ninh A Nam Định 924   14,30
120 THPT Vũ Tiên Thái Bình 1186   14,30
121 THPT Chuyên Vị Thanh Hậu Giang 167   14,29
122 THPT Chu Văn An Ninh Thuận 987   14,29
123 THPT Bảo Lộc Lâm Đồng 1126   14,28
124 THPT Ba Đình Thanh Hóa 989   14,28
125 THPT Nam Sách Hải Dương 970   14,28
126 THPT Ngọc Hồi Hà Nội 944   14,28
127 THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh 985   14,27
128 THPT Lương Đắc Bằng Thanh Hóa 1063   14,26
129 THPT Nguyễn Công Trứ TP HCM 1996   14,25
130 THPT Chuyên Bắc Kạn Bắc Cạn 200   14,24
131 THPT Nguyễn Huệ Thừa thiên-Huế 1233   14,24
132 Khối chuyên ĐHNN Huế Thừa thiên-Huế 57   14,23
133 THPT Việt Đức Hà Nội 1255   14,20
134 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên 477   14,16
135 THPT Quỳnh Thọ Thái Bình 1056   14,13
136 THPT Nam Đông Quan Thái Bình 1163   14,10
137 THPT DL Đào Duy Từ Hà Nội 483   14,06
138 THPT Lê Lợi Thanh Hóa 1034   13,99
139 THPT Xuân Trường B Nam Định 974   13,98
140 THPT Dương Quảng Hàm Hưng Yên 571   13,92
141 THPT Đào Duy Từ Thanh Hóa 876   13,91
142 THPT Quang Trung Hải Dương 640   13,91
143 THPT Nguyễn Du TP HCM 1210   13,90
144 THPT Nam Duyên Hà Thái Bình 1015   13,87
145 THPT Hà Bắc Hải Dương 495   13,86
146 THPT Nam Tiền Hải Thái Bình 1112   13,86
147 THPT Trần Phú TP HCM 1919   13,82
148 THPT Thực hành Cao Nguyên Đắc Lắc 469   13,81
149 THPT Hùng Vương TP HCM 2074   13,79
150 THPT Hải Hậu C Nam Định 763   13,79
151 THPT Thanh Miện Hải Dương 695   13,76
152 THPT Thị xã Quảng Trị Quảng Trị 899   13,75
153 THPT Mạc Đĩnh Chi TP HCM 2009   13,74
154 THPT Bắc Kiến Xương Thái Bình 1026   13,72
155 THPT Trần Phú Vĩnh Phúc 818   13,71
156 THPT Nghĩa Hưng A Nam Định 1085   13,71
157 THPT Yên Phong 1 Bắc Ninh 1255   13,69
158 THPT Ninh Giang Hải Dương 1015   13,68
159 THPT Duy Tiên A Hà Nam 820   13,67
160 THPT Hoàng Hoa Thám TP Đà Nẵng 935   13,65
161 THPT DL Trí Đức Hà Nội 502   13,63
162 THPT Tư thục Việt Úc Hà Nội 29   13,62
163 THPT Nam Lý Hà Nam 697   13,62
164 THPT Phúc Thành Hải Dương 673   13,60
165 THPT Xuân Trường A Nam Định 996   13,59
166 THPT Quốc học Bình Định 1072   13,55
167 THPT Giao Thuỷ B Nam Định 886   13,54
168 THPT Lê Quý Đôn Hải Phòng 1135   13,52
169 THPT Đại An Nam Định 445   13,52
170 THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai Sóc Trăng 544   13,48
171 THPT Vĩnh Bảo Hải Phòng 1127   13,48
172 THPT Tây Thụy Anh Thái Bình 1055   13,47
173 THPT Lê Quý Đôn TP HCM 621   13,47
174 THPT Quế Võ 1 Bắc Ninh 1064   13,47
175 THPT Chu Văn An Thái Nguyên 708   13,44
176 THPT Phủ Lý A Hà Nam 710   13,44
177 THPT Cẩm Giàng Hải Dương 703   13,41
178 THPT Nghĩa Hưng B Nam Định 865   13,41
179 THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm Hà Nội 1075   13,41
180 THPT Hòn Gai Quảng Ninh 724   13,41
181 THPT Phạm Hồng Thái Hà Nội 961   13,40
182 THPT DL Lômônôxốp Hà Nội 359   13,38
183 THPT DL Ngôi Sao TP HCM 186   13,38
184 THPT Trần Cao Vân Quảng Nam 1057   13,38
185 THPT Chí Linh Hải Dương 857   13,38
186 THPT Tuệ Tĩnh Hải Dương 557   13,36
187 THPT Giao Thuỷ C Nam Định 673   13,35
188 THPT Nguyễn Trãi Khánh Hòa 905   13,34
189 THPT Xuân Đỉnh Hà Nội 1085   13,34
190 THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông Hà Nội 1256   13,33
191 THPT Quảng Xương 1 Thanh Hóa 848   13,31
192 THPT Đoàn Thượng Hải Dương 468   13,30
193 THPT Phạm Văn Nghị Nam Định 1035   13,27
194 THPT Châu Văn Liêm TP Cần Thơ 1311   13,27
195 THPT Long Châu Sa Phú Thọ 658   13,26
196 THPT Diễn Châu 3 Nghệ An 928   13,26
197 THPT Nhân Chính Hà Nội 829   13,24
198 THPT Thanh Liêm A Hà Nam 689   13,24
199 THPT Long Khánh Đồng Nai 1174   13,24
200 THPT Ngô Gia Tự Vĩnh Phúc 822   13,23

Tin tuyển sinh

Năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng cho ngành sư phạm

370

Chiều 16/8, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì buổi làm việc với hiệu trưởng các trường sư phạm. Trước đó, thí sinh đạt 3 điểm/môn đỗ ngành sư phạm khiến dư luận bức xúc.

Tham dự buổi họp chiều nay có lãnh đạo các vụ, cục liên quan như Vụ Giáo dục Đại học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, hiệu trưởng các trường sư phạm.

Cần có giải pháp quyết liệt

Thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn hạn chế trong đào tạo sư phạm thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng cần phải có giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, trong đó có chất lượng đầu vào.

Bộ trưởng yêu cầu đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, ngành nào dư thừa dứt khoát phải dừng đào tạo, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ như thời gian qua.

Bên cạnh đó, những ngành đang đào tạo nhưng không đáp ứng được điều kiện đảm bảo chất lượng, không đảm bảo chuẩn đầu ra theo quy định, sẽ kiên quyết cho dừng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Cục Quản lý chất lượng đẩy mạnh kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo sư phạm đã mở, nếu không đủ điều kiện thì không được tuyển sinh. Những ngành đủ điều kiện, địa phương còn nhu cầu tuyển dụng, cần ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng.Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đầu vào, từ sang năm, Bộ GD&ĐT sẽ quy định điểm sàn riêng đối với trường đại học, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chỉ đạo đẩy mạnh kiểm định chất lượng các trường và chương trình đào tạo; đẩy nhanh quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm.

Các trường có chất lượng, uy tín sẽ được chọn làm trung tâm. Trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm, trước mắt tập trung nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội có những chính sách đãi ngộ tốt hơn, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và tạo sức hấp dẫn người học đối với ngành sư phạm.

Nhiều thí sinh điểm cao không mặn mà với sư phạm

Theo số liệu thống kê đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm chính quy 2017 của Bộ GD&ĐT, trong số 673 ngành đào tạo sư phạm có thí sinh trúng tuyển, 23 ngành lấy điểm xét tuyển từ 25 trở lên (điểm trúng tuyển trung bình là 27,75).

158 ngành lấy điểm xét tuyển từ 20 đến dưới 25 (điểm trúng tuyển trung bình là 23,35).

Năm nay, nhiều trường đại học sư phạm có điểm chuẩn bằng điểm sàn (15,5), hệ cao đẳng giảm xuống chỉ còn 9-10 điểm.

Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đưa ra mức điểm chuẩn 9 điểm theo kết quả thi THPT quốc gia với các ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Sinh, Sư phạm Ngữ văn.

Cao đẳng Sư phạm Lào Cai lấy điểm trúng tuyển hệ chính quy là 9,5. Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Hải Dương có điểm chuẩn của tất cả ngành học là 10.

Bậc đại học, không hiếm trường lấy điểm trúng tuyển ngang điểm sàn của Bộ GD&ĐT. ĐH Hà Tĩnh lấy điểm chuẩn 15,5 cho tất cả ngành học, trừ Sư phạm Mầm non.

ĐH Sư phạm Thái Nguyên lấy điểm chuẩn nhiều ngành như Sư phạm Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc là 15,5. Đây cũng là điểm chuẩn vào nhiều nhóm ngành của ĐH Vinh và ĐH Tây Nguyên…

302 ngành lấy điểm xét tuyển từ 15,5 đến dưới 20 (điểm trúng tuyển trung bình là 20).

Đặc biệt, 197 ngành lấy điểm xét tuyển dưới 15,5, song mức điểm trúng tuyển trung bình vẫn đạt 17,5. Bộ GD&ĐT cho rằng rất nhiều thí sinh nhập học đạt điểm cao hơn mức điểm chuẩn đầu vào của các trường. Số thí sinh nhập học có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn ít.

ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), ĐH Sư phạm (Đại học Huế) có chưa đến 1% thí sinh có điểm trúng tuyển ở mức 15,5 điểm.

Đại học Vinh có 44/638 thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm dưới 18 điểm, trong đó chỉ có 2 em có điểm trúng tuyển ở mức 15,5 (đăng ký vào ngành Giáo dục Quốc phòng An ninh).

Việc một số trường đưa ra mức điểm chuẩn đầu vào sư phạm thấp đã khiến xã hội lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, dù điểm trúng tuyển các trường sư phạm (tính trung bình) cao hơn năm ngoái, nhìn vào bức tranh chung về tuyển sinh sư phạm năm nay có thể thấy nhiều thí sinh điểm cao không mặn mà với ngành sư phạm. Nhiều trường có điểm đầu vào thấp nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Nguyên nhân được các trường đưa ra là quy mô giáo dục đào tạo đã ổn định, số lượng trường sư phạm hiện đã vượt quá nhu cầu thực tế. Nhiều thí sinh lo ngại sau khi ra trường không có việc làm.

Bên cạnh đó, chính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt: Vào “biên chế” khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy, khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề giáo.

Tiếng Anh

THPT Quốc gia 2018: Đề thi thử môn tiếng Anh

589

Nhằm giúp cho các bạn học sinh cuối cấp có thêm tài liệu ôn tập hiệu quả môn tiếng Anh để vững tin bước vào kỳ thi Đại học sắp tới, chúng tôi xin gửi đến các bạn bộ đề thi thử để các bạn làm quen trước khi bước vào thi chính thức.

 

ĐỢI CHÚT BẠN MUỐN THAM GIA KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 CHỨ

Mời các bạn cùng tải về trọn bộ tài liệu ôn thi THPT quốc gia năm 2018 môn tiếng Anh để tham khảo và luyện tập. Chúc các bạn thi tốt!

 

Linh download: Đề thi thử Tiếng Anh

Tin tuyển sinh

Thông tin chính thức về kỳ thi quốc gia 2017

381
Kỳ thi quốc gia gồm 5 bài thi

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ tổ chức thi theo 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh được lựa chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp để tăng cơ hội xét tuyển vào Đại học. Điểm bài thi nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét tốt nghiệp.

Các thí sinh tự do phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường Đại học, Cao đẳng.

Nội dung thi của năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12 THPT.

Năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT.

Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

Mỗi phòng thi có 24 học sinh 

Theo quy chế mới, mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 1 cụm thi do do sở GD&ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh.

Bộ GD&ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.

Năm 2017, các trường được tổ chức tuyển sinh theo từng khoa, từng ngành (GDVN) – Bộ GD&ĐT quy định, năm 2017, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở GD&ĐT.Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia là lãnh đạo Bộ GD&ĐT, phó trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Hội đồng thi do giám đốc các sở GD&ĐT ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở giáo dục hoặc phó giám đốc sở được ủy quyền.

Mỗi hội đồng thi sẽ có mã riêng thống nhất trong toàn quốc. Số báo danh của thí sinh sẽ gồm mã của hội đồng thi của tỉnh và 6 chữ số đánh theo thứ tự tăng dần, từ 000001 đến hết thí sinh.

Mỗi phòng thi có 24 học sinh. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh là 1,2m.

Bộ GD&ĐT quản lý dữ liệu thi. Các hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT. Các sở GD&ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường Đại học, Cao đẳng sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

Quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10

Quy chế cũng nêu rõ, đề thi phải đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng).

Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp.

Cán bộ chấm thi phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm.

Bài thi tự luận môn Văn sẽ được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy quét. Bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp được thực hiện theo công thức sau:

Thông tư này của Bộ GD&ĐT sẽ có hiệu lực từ 10/3/2017

.

Tin tuyển sinh

Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì tuyển sinh 2017

559

Bạn đang trong giai đoạn chọn trường? Bạn phân vân khi phải đứng trước nhiều sự lựa chọn? Có thể Đại học Công Nghiệp Việt Trì là một trong các sự lựa chọn tốt dành cho bạn.

Trải qua 60 năm, trường đại học Công Nghiệp Việt Trì đã đào tạo được trên 80 ngàn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đặc biệt là trong 31 năm đào tạo kỹ thuật viên cấp cao và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng, nhà trường đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho cả nước.

Thông tin tuyển sinh

1. Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong ichương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ  TUYỂN SINH

Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì giao lưu bóng chuyền với các sinh viên ở trường khác (Nguồn: Đại học Công Nghiệp Việt Trì)

2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

Ghi chú: Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì thực hiện tuyển sinh bằng xét tuyển theo hai phương thức:

– Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia;

– Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. Tuyển sinh hệ văn bằng 2, liên thông lên đại học chính quy và hình thức vừa làm vừa học: tổ chức thi tuyển và thực hiện tuyển sinh theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu và các ngành tuyển sinh

Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Tổ hợp môn xét tuyển 3 Tổ hợp môn xét tuyển 4
Xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Tổ hợp môn Tổ hợp môn Tổ hợp môn Tổ hợp môn
1 Trình độ đại học 52440112 Hóa học 60 60 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
2 Trình độ đại học 52510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 80 80 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
3 Trình độ đại học 52510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường 40 40 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4 Trình độ đại học 52420201 Công nghệ sinh học 25 25 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
5 Trình độ đại học 52510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 60 60 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
6 Trình độ đại học 52510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 100 100 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
7 Trình độ đại học 52510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 30 30 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
8 Trình độ đại học 52480201 Công nghệ thông tin 90 90 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
9 Trình độ đại học 52340301 Kế toán 75 75 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
10 Trình độ đại học 52340101 Quản trị kinh doanh 30 30 Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
11 Trình độ đại học 52220201 Ngôn ngữ Anh 40 40 Toán, Vật lý, Tiếng Anh Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, Hóa học, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
Tin tuyển sinh

PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG CAND NĂM 2017

372
1. Về phương thức xét tuyển
Các trường CAND sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2017 để xét tuyển vào các trường CAND.
2. Tổ hợp môn xét tuyển các trường CAND đối với thí sinh dự thi Kỳ thi THPT Quốc gia được quy định như sau:
– Xét tuyển vào ngành Nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát, sử dụng 3 tổ hợp:
+ Tổ hợp D01 gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh;
+ Tổ hợp C03 gồm các môn: Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử;
+ Tổ hợp A01 gồm các môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
– Xét tuyển vào ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, ngành Luật, sử dụng 2 tổ hợp:
+ Tổ hợp D01 gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh;
+ Tổ hợp C03 gồm các môn: Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử.
– Xét tuyển ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, sử dụng 2 tổ hợp môn:
+ Tổ hợp D01 gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh;
+ Tổ hợp: A01 gồm các môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
– Xét tuyển ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sử dụng 1 tổ hợp môn:
+ Tổ hợp A00 gồm các môn: Toán, Vật Lý, Hóa Học.
– Xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung, sử dụng 1tổ hợp môn:
+ Tổ hợp D01 gồm các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Ngữ Văn

Mẹo học văn không phải ai cũng biết

429

Đã bao giờ bạn cảm thấy chán nản với khả năng làm bài môn Ngữ văn của mình chưa mặc dù bạn đã rất chăm chỉ học thuộc lòng những bài văn mẫu.

1. Hãy tập thói quen đọc thật kĩ, thật sâu

Muốn viết văn hay điều đầu tiên các bạn phải tập thói quen năm bắt thật kĩ nội dung văn bản, không cần phải phân tích quá cầu kì chỉ cần năm bắt kĩ nội dung văn bản. Từ đó, các bạn có thể triển khai ra các ý mới cho bài văn.

Đọc thật kĩ, thật sâu còn giúp bạn nhớ được những chi tiết hay trong văn bản mà không cần tốn công sức ngồi học thuộc lòng như một chú vẹt để rồi nhớ trước quên sau. Khi viết, bạn khéo léo đưa vào bài những trích dẫn nhớ được ấy sẽ giúp bài viết của bạn gây được ấn tượng, thiện cảm với giáo viên chấm.

2. Học văn phải học theo tư duy

Học thuộc là phương pháp truyền thống được rất nhiều bạn thí sinh áp dụng vào mùa thi THPT Quốc gia. Nhưng phương pháp đấy sẽ làm các bạn cảm thấy mệt mỏi mà lại không đem lại hiệu quả nhiều. Thay vào đó, đã có rất nhiều bạn chọn cách học Văn theo sơ đồ và đã rất hiệu quả đấy.

Nếu các môn khoa học thường có sơ đồ cây, thì học Văn bạn chỉ cần đơn giản gạch ý theo cách riêng của bạn, sau đó tư duy bài viết theo những ý bạn gạch sẵn ra, thêm thắt những câu dẫn dắt hay dẫn chứng vào sẽ khiến bài viết của bạn trở nên hoàn hảo cả về tứ và diễn đạt.

3. Hãy cập nhập thông tin đời sống xã hội thường xuyên

Thoạt đầu nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng việc bạn theo dõi những thông tin về đời sống xã hội qua ti vi, báo đài vừa là một cách giải trí vừa giúp bạn viết văn hay hơn, thật hơn.

Ví dụ như khi viết một bài văn Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường, thay vì hô hào, kêu gọi mọi người trường bằng những câu văn khẩu hiệu, sáo rỗng, bạn đưa vào bài văn những dẫn chứng về ô nhiễm môi trường như hằng năm có bao nhiêu tấn cá chết ngoài biển? hay số người mắc bệnh ung thư tăng cao ra sao?…thì chắc chắn bài văn của bạn sẽ thuyết phục và điểm cao hơn rất nhiều.

4. Không nên phụ thuộc vào sách tham khảo

Nhiều bạn học Văn lúc nào cũng kè kè quyển sách văn mẫu bên mình và chăm chăm học thuộc lòng cách phân tích tác phẩm trong đó. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý, hay khi không nhớ được các ý trong sách viết.

Văn học là môn học sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của chính mình thay vì đi “vay mượn”,  “học mót” những câu chữ rập khuôn đó.

5. Muốn viết một bài văn hay thì phải giữ tâm trạng tốt

Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Đừng gượng ép bản thân cố gắng học thuộc lòng tất cả và u uất than trời rằng sao dài thế, khó học thế, cách này sẽ chỉ khiến bạn xa lánh Văn thêm mà thôi.

Hãy cố gắng tạo cho bản thân một tâm thế thoải mái nhất khi đọc được một đề bài, bởi sự thích thú sẽ tạo động lực rất lớn trong quá trình học tập và nhất là khi làm văn.

Đối với nhiều bạn Ngữ văn vẫn luôn là một môn học khá “chuối”, dài và thật khó để nhớ. Nhưng nếu chúng ta biết cách thì môn học này không hề khó khăn một chút nào. Mong rằng một số mẹo nhỏ trên sẽ giúp các bạn học sinh yêu và học Văn hiệu quả hơn, điểm số từ đó cũng sẽ ngày càng cao hơn nữa.

Tin tuyển sinh

Học viện Tòa án công bố điểm chuẩn 2017 và danh sách trúng tuyển

541
 

Học viện Tòa án vừa công bố điểm chuẩn 2017. Theo đó, trường lấy điểm trúng tuyển từ 21 đến 28,5.

Học viện Tòa án lấy điểm chuẩn theo tổ hợp môn xét tuyển. Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:

diem chuan dai hoc 2017 anh 1

Thí sinh lưu ý mức điểm trúng tuyển trên có sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển đối với những thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách trúng tuyển theo quy định của Đề án tuyển sinh, quy định của Bộ GD&ĐT (xét tuyển môn ưu tiên, xét nguyện vọng cao hơn).

Thí sinh tra cứu danh sách trúng tuyển tại đây.

Ngữ Văn

Hệ thống luận cứ cho bài Tuyên Ngôn độc lập

4024
  1. Hoàn cảnh ra đời:

Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

2. Mục đích sáng tác:

Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

3. Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn:

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.

Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.

4. Giá trị văn học của bản tuyên ngôn:

“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.

“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.

 

Tuyên ngôn Độc lập – Áng văn chính luận mẫu mực

Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, văn chính luận Việt nói chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, luôn luôn dựa hẳn trên hai nguyên lí: nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình bày, người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng định thường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, sắc sảo trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”.

Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta có thể nhận ra: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất, đắt nhất cho cách lập luận của mình, được thể hiện trong từng từ, từng câu, từng đoạn và toàn bộ văn bản.

Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn bản

Chúng ta đều biết, bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “bằng văn xuôi hiện đại tiếng Việt, thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, một loại văn mang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước – quốc gia, hoặc liên Nhà nước – liên quốc gia,…. để nói rõ trước công chúng (trong và ngoài nước) về chính kiến của mình trước những sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn Nguyên Trứ – Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục 1999, tr159].

Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta nhận thấy phương pháp lập luận được Bác sử dụng trước hết, và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức so sánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản những luận cứ, luận điểm trực tiếp liên quan đến vấn đề muốn nói.

Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó là một kết luận quan trọng được rút ra từ những luận cứ (lí lẽ) có tính lịch sử xác thực:

Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hình thức nhưng cũng là nội dung; và trong bố cục của một loại hình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan trọng, cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lược ngôn hành. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hai nội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết luận của mình. Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp như thế. Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điều này được thể hiện:

Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, đó là cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”, để đi đến kết luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái “suy rộng ra” của Bác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ của Bác: với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác, Bác đã đưa ra một sự bổ sung vĩ đại, góp phần xoá bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử loài người” [Nguyễn Nguyên Trứ, 1999; tr.160]. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là “một đóng góp đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới” [Nguyễn Đăng Mạnh – Tuyển tập văn học, Nxb. ĐHQGHN, 2006; tr.459].

Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789” cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” (nghĩa là không khi nào cũ, không bao giờ mất), và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phòng xa nguy cơ chống đối. Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ; kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Hệ thống luận cứ, luận chứng và cơ sở lập luận của “Tuyên ngôn Độc lập”:

Chúng ta đều biết, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng lí lẽ. Lợi thế của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Do vậy, trong văn chính luận, nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Điều này định hướng đúng đắn cho người nghe, người đọc khi tiếp nhận văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để chỉ ra cái hay, cái tài của tác giả. Cách dùng từ ngữ (luận chứng), cách sắp xếp luận cứ (lí lẽ) và mục đích, thái độ, tình cảm của người viết chính là những cơ sở của những lập luận sắc sảo trong bản“Tuyên ngôn Độc lập”.Khi tác giả soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã hội tụ đầy đủ 4 yếu tố bắt buộc của màn thuyết phục theo lý thuyết văn bản đã nêu ở trên:

a) Cơ hội (thời cơ nói):

Khi Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tù Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng để Bác Hồ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nhằm khẳng định nền Độc lập của nước nhà.

b) Lí lẽ (các luận cứ):

Để khẳng định quyền Độc lập dân tộc của nước nhà, và lên án tội ác của quân xâm lược, bản

“Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đến rất nhiều luận cứ, luận chứng (các lí lẽ) hết sức thuyết phục:

– Nội dung Bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”... là bất hủ.

– Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

– “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

– “Chúng thi hành những luật pháp dã man,…”.

– “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học,…”.

– “… trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật…”.

– “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” v.v..
c) Tính biểu cảm của ngôn ngữ:

Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập” với giọng văn chính luận hào hùng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản qua: giọng điệu vừa khéo léo vừa kiên quyết, lựa chọn từ ngữ chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả. Khi nói về mình thì: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”, “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay…”. Khi nói về địch thì: 13 lần sử dụng từ chúng với những hành động được miêu tả khác nhau (chúng thi hành… dã man, chúng thẳng tay chém giết, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa, chúng ràng buộc, chúng cướp, chúng bóc lột, chúng nhẫn tâm,…); còn khi trình bày những bằng chứng hiển nhiên, ngoài nội dung miêu tả là những kết tử, tác tử lập luận được sử dụng hết sức chặt chẽ: “thế mà”, “thậm chí”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”, “vì những lẽ trên”, “suy rộng ra”; đặc biệt, Người đã sử dụng lặp đi lặp lại đến hai lần hai chữ “sự thật là…”, “sự thật là…” như một điệp khúc của bản cáo trạng, lời văn khẳng định đầy rắn rỏi và đanh thép.

d) Thái độ người nghe:

Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cho ai nghe? Rõ ràng, Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” cho toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Người viết không chỉ cho đồng bào và thế giới chung chung, vì như thế không cần nhiều đến những lời lẽ lập luận chặt chẽ, đanh thép đến vậy. Ở đây, người nghe là kẻ thù xâm lược Pháp và Mĩ mới là đối tượng Bác hướng tới. Từ đó ta mới hiểu, trong màn thuyết phục này, dù “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đầy đủ lí lẽ nhưng người nghe vẫn có thái độ cố chấp, không đủ trí tuệ để nhận thức đúng, đầy đủ những nội dung, giá trị trong lòng người nói. Thế mới biết “sự cố chấp”, “ngang tàng” và “bạo ngược” của bọn đế quốc và thực dân xâm lăng! Quân xâm lược đã lắng nghe với một thái độ chống đối. Người viết bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh-Mĩ-Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945). Và đúng như dự định, sau “Tuyên ngôn Độc lập” chỉ có 21 ngày, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng và Nam Bộ kháng chiến bắt đầu. Một lần nữa khẳng định, Hồ Chủ tịch luôn là người lãnh đạo “biết người biết mình trăm trận trăm thắng” trong mọi quyết sách của dân tộc.

Có thể nói, từ góc nhìn lí thuyết lập luận, chúng ta có thể nhận thấy một cách hiển ngôn hơn về nghệ thuật hùng biện, triết luận sâu sắc, hùng hồn và đanh thép trong từng câu văn của bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được cơ sở lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ, luận chứng, lí lẽ, bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau “những lời lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [Nguyễn Đăng Mạnh: 2006, tr.460]. Quả thật, bên trong tiếng nói của trí tuệ là tiếng nói của trái tim. Trong cơn bão khốc liệt của chủ nghĩa bạo lực, chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra trong thời đại ngày nay, những lời suy rộng của “Tuyên ngôn Độc lập” đang vang lên như những tiếng chuông cảnh tỉnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.