Phổ biến Pháp luật

Giá xét nghiệm COVID-19 dự kiến giảm rất mạnh từ 1-11

4590

Dự kiến giảm mạnh giá xét nghiệm Covid19

Từ 1/11 dự kiến giá xét nghiệm Covid19 sẽ giảm rất mạnh khi hướng dẫn chi phí lấy mẫu, bảo quản, thực hiện xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế công lập mới của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành.

Theo các quy định tại hướng dẫn này mức giá xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương, liên quan đến việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm và chi phí test kit xét nghiệm. Cụ thể như sau:

Giá giảm từ 20% trở lên

Cụ thể, mức giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên tối đa 32.000đ/xét nghiệm cộng với chi phí mua kit test nhanh (tính theo giá test nhanh trúng thầu vào bệnh viện).

Nếu giá test trúng thầu là 135.000đ/test (thị trường có nhiều loại test có giá công bố rẻ hơn), bệnh nhân bảo hiểm sẽ được chi trả 80% của 167.000đ, đồng chi trả 20%, bệnh nhân không bảo hiểm trả 167.000đ.

So với mức hiện hành tại nhiều bệnh viện (thường từ 200.000đ trở lên), mức phí dự kiến mới có giảm ít nhất từ 20%. Nếu giá test nhanh trúng thầu rẻ (đã có nhà cung cấp cho biết đang mời các địa phương mua test nhanh giá dưới 70.000đ/test), phí xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể dưới 100.000đ/xét nghiệm, giảm hơn 1/2 so với hiện hành.

Nếu xét nghiệm kháng nguyên nhanh trên máy miễn dịch, chi phí xét nghiệm sẽ tăng thêm 35.000đ/xét nghiệm.

Với xét nghiệm PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng trong trường hợp mẫu đơn, bao gồm phí dịch vụ lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm là 80.000đ/xét nghiệm; phí xét nghiệm và trả kết quả: 114.000đ/xét nghiệm, cộng với chi phí test kit tính theo giá trúng thầu vào bệnh viện.

Trường hợp giá test kit trúng thầu là 300.000đ/test, phí xét nghiệm PCR sẽ là 494.000đ/xét nghiệm mẫu đơn. Mức này như vậy sẽ còn chỉ gần 1 nửa so với mức Bộ Y tế hướng dẫn và áp dụng trước ngày 1-7-2021 là 734.000đ/xét nghiệm. Trong khi đó, khi áp dụng giá 734.000đ, cơ sở y tế nào cũng cho rằng bị “lỗ”, nên nhiều cơ sở đã áp dụng mức 800.000-1.000.000đ/mẫu.

Trường hợp lấy mẫu gộp, dự kiến giá gộp 5 que tại thực địa, chi phí xét nghiệm khoảng 170.000đ/mẫu. Xét nghiệm gộp 5 mẫu tại phòng xét nghiệm giá khoảng 214.000đ/xét nghiệm. Mức giá này đã bao gồm cả test xét nghiệm. Nhưng nếu giá test trúng thầu rẻ hơn mức 300.000đ/test, chi phí xét nghiệm sẽ rẻ hơn nữa.

Dự kiến mức giá này sẽ được áp dụng từ ngày 1-11 tới.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có thêm 1 văn bản gửi các sở y tế và đơn vị trực thuộc, yêu cầu trong khi chờ hướng dẫn mức giá mới (kể trên ban hành), tiếp tục áp dụng quy định về giá hiện hành, nhưng không được áp mức giá mẫu đơn khi thực hiện dịch vụ mẫu gộp.

Không được áp dụng giá dịch vụ theo yêu cầu với xét nghiệm COVID-19, đồng thời lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp và thực hiện gộp mẫu theo hướng dẫn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 8 giảm tải theo công văn 4040

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 8 giảm tải
12305

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 8 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 8 giảm tải theo công văn 4040 của Bộ giáo dục nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 8 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến online.

Nội dung điều chỉnh Vật lý lớp 8 theo công văn 4040

UBND HUYỆN ……….

TRƯỜNG THCS ……….

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Vật lí – Lớp 8

Tổng số: 35 tiết (35 tuần)

HK I: 18 tiết (18 tuần)

HK II: 17 tiết (17 tuần)

Học kì I

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid

Ghi chú

1-2

1 – 2

Chủ đề 1:

Chuyển động cơ

Bài 1: Chuyển động cơ

Bài 2: Vận tốc.

Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều.

1. Kiến thức:

– Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

– Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

– Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

– Nêu được các dạng chuyển động thường gặp.

– Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của vận tốc.

– Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.

– Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng được công thức tính tốc độ .

– Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực hợp tác: Hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự giải quyết được yêu cầu giáo viên giao trên lớp hoặc về nhà.

– Năng lực tính toán và sử dụng công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, sử dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin liên quan.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 2: Vận tốc.

(Các yêu cầu C4, C5, C6, C7, C8: Học sinh tự đọc

Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều.

(Thí nghiệm C1: không yêu cầu thực hiện).

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc.

3-5

3-5

Chủ đề 2:

Lực cơ

Bài 4: Biểu diễn lực.

Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính.

Bài 6: Lực ma sát.

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi độ lớn của tốc độ và hướng chuyển động của vật.

– Nêu được lực là một đại lượng vectơ.

– Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

– Nêu được quán tính của một vật là gì?

– Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.

– Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.

– Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.

2. Kĩ năng:

– Biểu diễn được lực bằng véctơ.

– Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.

– Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về quán tính và lực ma sát vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc, trung thực trong báo cáo.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, làm được các bài tập định lượng, tìm kiếm thông về quán tính, lực ma sát…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính.

(Không yêu cầu thực hiện).

6-8

6-8

Chủ đề 3: Áp suất

Bài 7: Áp suất.

Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau.

Bài 9: Áp suất khí quyển.

1. Kiến thức:

– Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

– Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.

– Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.

Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.

– Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức

– Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về áp suất và bình thông nhau vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– Trung thực trong báo cáo kết quả thí nghiệm.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm về áp suất chất lỏng và áp khí quyển…

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông về áp suất, bình thông nhau,…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 9: Áp suất khí quyển.

(Mục II. Độ lớn của áp suất khí quyển: Khuyến khích HS tự đọc).

Không yêu cầu tính toán định lượng đối với máy nén thủy lực

9

9

Kiểm tra giữa học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

10-11

10-11

Chủ đề 4:

Lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 10: Lực đẩy

Ác-si-mét.

Bài 11: Thực hành và Kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 12: Sự nổi.

1. Kiến thức:

– Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

– Nêu được điều kiện nổi của vật.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét.

F = V.d.

– Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– Trung thực trong báo cáo kết quả thực hành.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm về lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán kết quả thực hành, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông về Ác-si-mét và sự nổi.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 10: Lực đẩy

Ác-si-mét.

(Thí nghiệm hình 10.3: Không yêu cầu thực hiện).

(Mục III. Vận dụng, các yêu cầu C5, C6, C7: học sinh tự đọc)

Bài 11: Thực hành và Kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. (Không yêu cầu thực hiện)

Bài 12: Sự nổi.

(Mục III. Vận dụng, các yêu cầu C6, C7, C8, C9: Học sinh tự đọc).

12

12

Chủ đề 5:

Công-Công suất

Bài 13: Công cơ học..

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

– Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

– Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.

-Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.

– Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức A = Fs.

-Vận dụng được công thức:

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông tin .

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

13-15

13-15

Ôn tập

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học về chuyển động cơ, lực cơ, áp suất, lực đẩy acsimet.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

16

16

Kiểm tra

cuối học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

17-18

17-18

Ôn tập..

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

Học kì II

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Nội dung điều chỉnh

Ghi chú

19-20

19-20

Chủ đề 5:

Công – Công suất (tiếp)

Bài 14: Định luật về công.

Bài 15: Công suất.

1. Kiến thức:

– Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

– Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

– Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.

-Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.

– Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng công thức A = Fs.

-Vận dụng được công thức:

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, giải một số bài tập định lượng, tìm kiếm thông tin .

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

.

Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết công suất định mức của thiết bị đó, tức là công suất sản ra hoặc tiêu thụ của thiết bị này khi nó hoạt động bình thường.

Thế năng được xác định đối với một mốc đã chọn.

21

21

Chủ đề 6:Cơ năng

Bài 16: Cơ năng.

1. Kiến thức:

– Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

– Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

– Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

2. Kĩ năng:

– Vận dụng kiến thức về cơ năng để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

– Vận dụng hiến thức đã học trong chương I để trả lời các câu hỏi, bài tập tổng kết chương I.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề khi làm thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác: Cùng hợp tác làm thí nghiệm, phân tích kết quả…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị, tìm kiếm thông tin về cơ năng như tìm ví dụ về vật có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng…

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

22

22

Bài tập

1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về công cơ học, định luật về công và công suất.

2. Kĩ năng: – Vận dụng công thức tính công A= F.s để làm một số dạng bài tập về công cơ học.

– Vận dụng công thức tính hiệu suất H= làm một số bài tập định lượng.

– Vận dụng công thức p= làm một số dạng bài tập định lượng về công suất.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học và tích cực trong khi giải bài tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

23

23

Bài 18: Ôn tập tổng kết chương I: Cơ học

1.Kiến thức:

– Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương CƠ HỌC

– Trả lời được các câu hỏi ôn tập.

– Làm được các bài tập.

2.Kỹ năng đổi các đơn vị

3.Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản..

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

24

24

Chủ đề 7:

Cấu tạo chất

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

1. Kiến thức:

– Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

– Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

– Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

– Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2. Kĩ năng:

– Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

– Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

– Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về cấu tạo chất vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, nghe ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề giáo viên giao trên lớp hoặc về nhà.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau phân tích hiện tượng quả bóng khổng lồ chuyển động trên sân và kết quả thí nghiệm Bơ-Rao.

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tìm kiếm thông tin về các hiện tượng có liên quan đến cấu tạo chất.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

(Mục II.1. Thí nghiện mô hình: Không yêu cầu thực hiện).

Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

(Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

25

25

Ôn tập

1. Kiến thức

Học sinh nắm vững kiến thức về cơ năng, cấu tạo chất, chuyển động của các nguyên tử phân tử, các hình thức truyền nhiệt.

Vận dụng kiến thức trên để giải thích các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định lượng, …

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, đổi đơn vị, kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tính toán.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực sáng tạo.

– Năng lực tự học.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

26

26

Kiểm tra

giữa học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

27-28

27-28

Chủ đề 8:

Các hình thức truyền nhiệt

Bài 21: Nhiệt năng.

Bài 22: Dẫn nhiệt.

Bài 23: Đối lưu-Bức xạ nhiệt.

Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

– Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

– Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

– Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.

– Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt.

– Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

– Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

Bài 21: Nhiệt năng.

Bài 22: Dẫn nhiệt.

(Mục II. Tính dẫn nhiệt của các chất:Học sinh tự đọc).

Bài 23: Đối lưu-Bức xạ nhiệt.

(Các yêu cầu vận dụng: Học sinh tự đọc).

Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

29

29

Chủ đề 9:

Phương trình cân bằng nhiệt

Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.

Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.

1. Kiến thức:

Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

– Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

2. Kĩ năng:

Vận dụng công thức Q = m.c.Dt.

– Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.

– Vận dụng hiến thức đã học trong chương II để trả lời các câu hỏi, bài tập tổng kết chương II.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

– Ham học hỏi.

– Có ý thức hợp tác khi làm việc nhóm.

– Có ý thức vận dụng kiến thức về nguyên lí truyền nhiệt vào thực tế.

– Có ý thức làm việc nghiêm túc.

– HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực tự học: Sử dụng sách giáo khoa, ghi chép và tìm kiếm thông tin…

– Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết các vấn đề giáo viên giao.

– Năng lực hợp tác: Cùng nhau phân tích kết quả thí nghiệm H24.1, H24.2, H24.3…

– Năng lực tính toán, công nghệ thông tin: Tính toán, đổi đơn vị giải một số bài tập định lượng.

– Các kĩ năng quan sát, thực nghiệm và phẩm chất nghiên cứu khoa học.

Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.

(Thí nghiệm hình 24.1, 24.2, 24.3: Không thực hiện. Chỉ yêu cầu học sinh phân tích kết quả thí nghiệm).

(Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc).

Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.

(Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

Chỉ yêu cầu HS giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt tối đa là ba vật.

30

30

Bài tập về phương trình cân bằng nhiệt.

1.Kiến thức:

– Biết được nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ, và chất cấu tạo nên vật.

– Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức

– Hiểu được ý nghĩa vật lí của nhiệt dung riêng

2.Kĩ năng:- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng, chất cấu tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ

3.Thái độ:- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác nhóm

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

Chỉ yêu cầu HS giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt tối đa là ba vật.

31

31

Bài 29: Ôn tập và tổng kết chương II: Nhiệt học.

1.Kiến thức:

– Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương NHIỆT HỌC

– Trả lời được các câu hỏi ôn tập.

– Làm được các bài tập.

2.Kỹ năng làm các bài tập

3.Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản..

4.Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

32

32

Ôn tập

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

33

33

Kiểm tra cuối học kì

1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của chủ đề đã học.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức của chủ đề đã học để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

Cẩn thận, độc lập, trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

34-36

34-36

Ôn tập

1. Kiến thức

Học sinh nắm vững kiến thức về công cơ học, định luật về công, công suất, chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều, cách biểu diễn lực, hai lực cận bằng, quán tính, lực ma sát, áp suất.

Vận dụng kiến thức trên để giải thích các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định lượng, …

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, đổi đơn vị, kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tính toán.

– Năng lực hợp tác.

– Năng lực sáng tạo.

– Năng lực tự học.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 7 giảm tải
15518

Phân phối chương trình môn Vật lý lớp 7 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Vật lý lớp 7 giảm tải theo công văn 4040 của Bộ giáo dục nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 7 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến online.

Nội dung điều chỉnh Vật lý lớp 7 theo công văn 4040

UBND HUYỆN ……….

TRƯỜNG THCS ……….

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Vật lí – Lớp 7

Tổng số: 36 tiết (36 tuần)

HK I: 18 tiết (18 tuần)

HK II: 17 tiết (17 tuần)

Học kì I

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid

Ghi chú

1-3

1 – 3

Chủ đề 1:

Sự truyền ánh sáng

Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng.

Bài 2: Sự truyền ánh sáng.

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng.

1. Kiến thức:

– Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

– Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.

– Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì.

– Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

– Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

– Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng:

– Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

– Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,…

– Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

– Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại bằng cách vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng, đường đi của tia phản xạ trên gương phẳng. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.

– Năng lực sáng tạo: ứng dụng định luật phản xạánh sáng đểđổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.

Bài 2: Sự truyền ánh sáng.

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc)

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc)

Hiểu nguồn sáng là các vật phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt to. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là vật sáng.

Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng.

Chỉ xét các tia sáng thẳng.

4-7

4 – 7

Chủ đề 2:

Ảnh của một vật tạo bởi các gương

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài 6: Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài 7: Gương cầu lồi

Bài 8: Gương cầu lõm

Bài 9: Tổng kết chương I: Quang học

1. Kiến thức:

– Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.

– Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.

– Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

2. Kĩ năng:

– Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

– Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

– Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

– Giải thích được ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi các gương. Dựng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy.

– Năng lực sáng tạo: Dựa vào đặc điểm mỗi gương để có ứng dụng phù hợp.

Bài 6: Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

(Cả bài. Học sinh tự thực hiện)

Không xét đến ảnh thật tạo bởi gương cầu lõm.

8

8

Ôn tập

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức, hệ thống hóa lại kiến thức của chủ đề sự truyền ánh sáng và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng: Luyện tập cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

3.Thái độ:Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

a)Năng lực được hình thành chung :

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b)Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

– Năng lực kiến thức vật lí; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin;Năng lực cá nhân của HS

9

9

Kiểm tra giữa học kì

1. Kiến thức:

Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Kỹ năng:

Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

3. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

10-15

10-15

Chủ đề 3: Âm học

Bài 10: Nguồn âm.

Bài 11: Độ cao của âm.

Bài 12: Độ to của âm.

Bài 13: Môi trường truyền âm.

Bài 14: Phản xạ âm. Tiếng vang.

Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 16: Tổng kết chương II: Âm học

1. Kiến thức:

– Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

– Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

– Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.

– Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

– Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.

– Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

– Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

– Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

– Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

– Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

– Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

– Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

2. Kĩ năng:

– Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,…

– Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.

– Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

– Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

– Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các các thuộc tính của âm thanh; tiến hành được thí nghiệm để xác định được các môi trường truyền âm. Khái quát hóa để rút ra kết luận phản xạ âm, ô nhiễm tiếng ồn.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề. Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy.

– Năng lực sáng tạo: Có thể tạo ra một số nhạc cụ đơn giản; đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cụ thể.

– Năng lực giao tiếp: Sử dụng đúng thuật ngữ âm cao, âm thấp, âm to, âm nhỏ theo tần số và biên độ dao động.

Bài 10: Nguồn âm.

(Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc)

Bài 11: Độ cao của âm.

(Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc)

Bài 12: Độ to của âm.

(Mục III. Vận dụng: học sinh tự đọc)

Ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian không có hơi và khí

16

16

Kiểm tra cuối học kì

1. Kiến thức:

Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Kỹ năng:

Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

3. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

17-18

17-18

Ôn tập

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

Học kì II

Tuần

Tiết

Chủ đề/tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

(kiến thức, kĩ năng)

Nội dung điều chỉnh

Ghi chú

19 – 22

19 – 22

Chủ đề 4:

Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện

Bài 17:Sự nhiễm điện do cọ xát.

Bài 18: Hai loại điện tích.

Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện.

Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.

Bài 21: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.

1. Kiến thức:

– Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

– Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

– Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

– Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

– Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,…

– Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

– Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.

– Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

– Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.

– Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

– Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

– Nêu được quy ước về chiều dòng điện.

2. Kĩ năng:

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

– Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

– Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

– Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

– Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

– Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các vật có thể nhiễm điện do cọ xát. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm, vẽ được sơ đồ mạch điện cho thí nghiệm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.

– Năng lực sáng tạo: Có thể cọ xát để làm cho một số vật nhiễm điện và cho chúng hút vật khác.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí.

Bài 18: Hai loại điện tích.

(Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Học sinh tự đọc)

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc).

Không yêu cầu HS nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ sát hai vật.

Không yêu cầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Ví dụ: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dính vào tay.

Không yêu cầu HS giải thích electron tư do trong kim loại là gì.

Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn, dây dẫn, công tắc.

23-24

23-24

Chủ đề 5:

Các tác dụng của dòng điện

Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.

1. Kiến thức:

– Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

– Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

2. Kĩ năng:

– Lắp ráp một số mạch điện đơn giản.

– Rèn luyện kỹ năng tư duy, vận dụng giải thích các hiện tượng về điện.

– Rèn kĩ năng vẽ mạch điện.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được các tác dụng của dòng điện.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.

– Năng lực sáng tạo: Biết làm các thí nghiệm về một vài tác dụng của dòng điện ở mức độ đơn giản.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí.

Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc)

Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.

(Mục IV. Vận dụng: Học sinh tự đọc)

25

25

Ôn tập

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học về Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện; Các tác dụng của dòng điện.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

26

26

Kiểm tra

giữa học kì

1. Kiến thức:

Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh từ chủ đề Sự nhiễm điện. Dòng điện. Sơ đồ mạch điện; Các tác dụng của dòng điện theo các chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Kỹ năng:

Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

3. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

27-28

27-28

Chủ đề 6:

Các đại lượng điện

Bài 24: Cường độ dòng điện.

Bài 25: Hiệu điện thế

Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.

1. Kiến thức:

– Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

– Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.

– Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.

– Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.

– Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

– Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

– Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

2. Kĩ năng:

– Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

– Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.

– Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được tác dụng của dòng điện càng mạnh khi cường độ của nó càng lớn. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chủ đề.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí.

– Năng lực giao tiếp: Đưa ra được lập luận một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.

(Mục II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước: học sinh tự đọc).

(Mục III. Vận dụng: Học sinh tự đọc)

Không yêu cầu HS phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện.

Hiệu điện thế còn được gọi là điện áp.

29-32

29-32

Chủ đề 7:

Đo các đại lượng điện – An toàn điện

Bài 27: Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp.

Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.

Bài 29: An toàn khi sử dụng điện.
Bài 30: Tổng kết chương III Điện học

1. Kiến thức:

– Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.

– Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.

– Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng:

– Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.

– Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.

– Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

3. Thái độ:

– Yêu thích môn học, nắm được các hiện tượng trong tự nhiên theo quan điểm vật lý.

– Có tính tự lập và tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

– Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành thí nghiệm.

– Ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tiến hành được thí nghiệm để xác định được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song, mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. Giới hạn nguy hiểm và một số quy tắc an toàn điện.

– Năng lực hợp tác: Tiến hành được các thí nghiệm theo nhóm.

– Năng lực tự học: Tóm tắt được các nội dung kiến thức cơ bản về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song. Quy tắc an toàn điện. Tóm tắt được nội dung kiến thức trong chương bằng sơ đồ tư duy.

– Năng lực tự học: Rút ra được kiến thức từ nội dung thực hành.

– Năng lực giao tiếp: Lập được bảng mô tả số liệu thực hành và tiến hành thí nghiệm tương tự.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng thuật ngữ trong để mô tả hiện tượng vật lí.

Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn.

33

33

Kiểm tra cuối học kì

1. Kiến thức:

Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh theo các chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Kĩ năng:

Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

3. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Tự làm bài kiểm tra.

– Năng lực suy nghĩ sáng tạo: Suy nghĩ ra câu trả lời hay, phương pháp giải hay.

– Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.

– Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra.

– Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

– Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

– Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm.

34-35

34-35

Ôn tập

1. Kiến thức

– Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì II.

2. Kĩ năng

– Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

– Nghiêm túc trong học tập và ôn tập kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 4040

Phân phối chương trình môn HĐTN, HN lớp 6 giảm tải
4742

Phân phối chương trình môn HĐTN, HN lớp 6 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 4040 nhằm chuẩn bị thời khóa biểu điện tử lớp 6 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện sau khi nghỉ dịch Covid 19.

Nội dung điều chỉnh HĐTN, HN lớp 6 theo công văn 4040

TRƯỜNG THCS …………..

TỔ KH XÃ HỘI

Họ tên giáo viên: ……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN

Môn học: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

(Điều chỉnh theo công văn 4040 của Bộ GD- ĐT, ngày 16/9/2021)

Năm học: 2021- 2022

(Bộ sách Chân trời sáng tạo)

1. Kế hoạch dạy học:

Phân phối chương trình:

Cả năm: 35 tuần (105 tiết)

Học kì I: 18 tuần (54 tiết)

Học kì II: 17 tuần (51 tiết)

Học kì I (Thực hiện điều chỉnh từ tuần 4)

THỜI ĐIỂM

TIẾT THEO KỀ HOẠCH

BÀI HỌC

SỐ TIẾT

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống dịch

Covid- 19)

THIẾT BỊ

ĐỊA ĐIỂM

Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

12

Tuần 1

1

SHDC: – Khai giảng năm học mới.

– Tìm hiểu ngôi trường mới của em.

Phát động tháng An toàn giao thông

1

Âm li, loa đài, trống Đội, cờ đội, bàn ghế, cờ quốc kì, kịch bản Lễ khai giảng…

Sân trường

2

HĐGD theo chủ đề: Những thay đổi của bản thân và môi trường học tập.

NV1: Khám phá trường THCS của em.

– NV2: – Tìm hiểu bản thân.

1

– ND: Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường (NV1).

– Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu dưới sự định hướng của giáo viên.

Máy chiếu, máy tính.

Phòng học

3

SHL: Tổ chức lớp.

– Tìm hiểu nhiệm vụ chính của năm học. Xây dựng nội quy học tập.

1

Máy chiếu, Nội quy, giấy A4

Phòng học

Tuần 2

4

SHDC: Tìm hiểu truyền thống nhà trường.

1

– ND:

+ Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.

– Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu dưới sự định hướng của giáo viên.

Loa đài, bàn ghế; máy tính, tư liệu về truyền thống nhà trường

Sân trường

5

HĐGD theo chủ đề: Rèn luyện thái độ sống tích cực.

NV3: Điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân

NV4: Rèn luyện để tự tin bước vào tuổi mới lớn

NV5: Rèn luyện sự tập trung trong học tập

1

Máy chiếu. Giấy Ao

Phòng học

6

SHL: Thảo luận cách thực hiện tốt nội qui lớp học.

1

Máy chiếu, tư liệu về truyền thống nhà trường, đồ dùng tự tạo

Phòng học

Tuần 3

7

SHDC: Tham gia xây dựng văn hóa trường học.

1

Loa, đài, âm li, loa đài, Máy chiếu, tư liệu về truyền thống nhà trường,

Sân trường

8

HĐGD theo chủ đề Rèn luyện thái độ sống tích cực.(tiếp)

NV6: Dành thời gian cho sở thích của em.

NV7: Rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi.

NV8: Giúp bạn hòa đồng với môi trường học tập mới.

1

Máy chiếu, máy tính, đồ dùng tự tạo; Các tình huống mới nảy sinh với HS mới vào lớp 6, phiếu câu hỏi

Phòng học

9

SHL: Thực hiện nội quy trường, lớp.

1

Máy chiếu, tư liệu về truyền thống nhà trường

Phòng học

Tuần 4

10

SHDC: Ca ngợi trường em.

1

Loa đài, trống đội, cờ Đội, bàn ghế, … Kịch bản chương trình,

Sân trường

11

HĐGD theo chủ đề: Thể hiện giá trị của bản thân với bạn bè.

NV9: Tự tin vào bản thân

NV10: Thể hiện hình ảnh của bản thân

NV11: Tự đánh giá

1

Máy chiếu, máy tính, Các tình huống mới nảy sinh, phiếu câu hỏi

Phòng học

12

SHL:

– Cảm nhận của em khi học trong môi trường học tập mới

Hát về tình bạn.

1

Máy chiếu, bài hát Lớp chúng ta đoàn kết và các bài hát về tình bạn khác;

Phòng học

Chủ đề 2: CHĂM SÓC CUỘC SỐNG CÁ NHÂN

12

Tuần 5

13

SHDC: Tìm hiểu phương pháp học tập hiệu quả

1

Âm li, loa đài, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

14

HĐGD theo chủ đề: Chăm sóc sức khỏe thể chất.

NV1: Chăm sóc sức khỏe qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày

NV2: Tìm hiểu tư thế đi, đứng, ngồi đúng

NV3: Sắp xếp không gian học tập, sinh hoạt

1

– ND: Sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp (Nv3).

Thực hiện tại gia đình: Hướng dẫn

chi tiết để HS có thể tự thực hiện tại gia đình dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy chiếu, bài hát, bài viết nói về sự phát triển của trẻ em lứa tuổi thiếu niên; phiếu học tập

Phòng học

15

SHL:

– Trao đổi kinh nghiệm học tập trong tổ, nhóm.

– Giúp bạn cùng tiến.

1

Tranh, ảnh, dụng cụ vệ sinh lớp học…

Phòng học

Tuần 6

16

SHDC: Lan toả giá trị yêu thương

1

Loa, máy tính, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình, các tiết mục kể chuyện về Bác Hồ.

Sân trường

17

HĐGD theo chủ đề: Chăm sóc sức khỏe tinh thần.

NV4: Kiểm soát nóng giận

NV5: Tạo niềm vui và sự thư giãn

NV6: Kiểm soát lo lắng

1

Máy chiếu, bài hát, bài viết nói về sự phát triển của trẻ em lứa tuổi thiếu niên; phiếu học tập

Phòng học

18

SHL: Kể những việc làm đáng tự hào của bản thân, rèn luyện cách nói chuyện vui vẻ với bạn.

1

Phiếu học tập.

Tình huống cụ thể trong đời sống.

Phòng học

Tuần 7

19

SHDC: Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam

1

Loa, đài, bàn ghế. trống đội, cờ Đội, kịch bản chương trình; bộ câu hỏi ở các lĩnh vực khoa học

Sân trường

20

HĐGD theo chủ đề: Chăm sóc sức khỏe tinh thần.(tiếp)

NV7: Suy nghĩ tích cực để kiểm soát cảm xúc

NV8: Sáng tạo chiếc lọ thần kì

1

Máy chiếu. bài hát ca ngợi về sở thích, khả năng của con người, máy tính, máy chiếu, bảng phụ, giấy A4

Phòng học

21

SHL:

Chia sẻ về người phụ nữ mà em yêu thương.

– Làm quà tặng mẹ, tặng cô

1

Máy chiếu, bảng phụ, nguyên liệu làm sản phẩm.

Phòng học

Tuần 8

22

SHDC: Tổ chức diễn đàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường học

1

Loa đài, bàn ghế trống đội, cờ Đội, bàn ghế; Kịch bản chương trình.

Sân trường

23

HĐGD theo chủ đề: Rèn luyện ý chí và tạo động lực.

NV9: Chiến thắng bản thân

– NV10: Xử lí tình huống kiểm soát nóng giận và lo lắng

– NV11: Tự đánh giá

1

Máy chiếu, phiếu câu hỏi

Phòng học

24

SHL: – Sắp xếp bàn học, không gian sinh hoạt. –

Thảo luận về quy định an toàn trong trường học.

1

Máy chiếu. Phiếu đánh giá chủ đề 2, bảng phụ, giấy A4

Phòng học

Chủ đề 3: XÂY DỰNG TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ

12

Tuần 9

25

SHDC: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”

1

Loa, đài, bàn ghế

Sân trường

26

HĐGD theo chủ đề: Xây dựng quan hệ trong nhà trường.

NV1: Khám phá cách thiết lập và mở rộng quan hệ bạn bè

NV2: Tìm hiểu các cách thiết lập mối quan hệ với thầy cô

NV3: Tìm hiểu các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè

1

Máy chiếu. Các tình huống của bài học

Phòng học

27

SHL:

Kiểm tra, đánh giá giữa kì I.

1

Ma trận, đề kiểm tra.

Phòng học

Tuần 10

28

SHDC: Tôn vinh nghề dạy học.

1

Loa đài, bàn ghế. , trống đội, cờ Đội. Kịch bản chương trình

Sân trường

29

HĐGD theo chủ đề: Xây dựng, giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.

NV4: Giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

NV5: Phát triển kĩ năng tạo thiện cảm trong giao tiếp.

1

Máy chiếu. Tình huống, ca dao, tục ngữ về thầy trò.

Phòng học

30

SHL: Trò truyện cùng với giáo viên chủ nhiệm, kể về thầy, cô giáo cũ.

1

Máy chiếu, máy tính, loa âm thanh, văn nghệ.

Phòng học

Tuần 11

31

SHDC: Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

1

Âm li, loa đài, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình, tổ chức trò chơi

Sân trường

32

HĐGD theo chủ đề: Lưu giữ kỉ niệm về tình bạn, tình thầy trò.

NV6: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ của em ở trường.

NV7: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè.

NV8: Ứng xử đúng mực với thầy cô.

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh, phiếu câu hỏi, văn nghệ.

Phòng học

33

SHL: Tri ân với thầy cô giáo.

1

Máy chiếu. Máy tính, loa âm thanh, phiếu câu hỏi, văn nghệ.

Phòng học

Tuần 12

34

SHDC: Tổng kết phong trào “Dạy tốt, học tốt”.

1

Loa, đài, bàn ghế. Âm li, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

35

HĐGD theo chủ đề: Lưu giữ kỉ niệm về tình bạn, tình thầy trò

( Tiếp)

NV9: Sưu tầm danh ngôn về tình bạn, tình thầy trò.

NV10: Xây dựng sổ tay giao tiếp của lớp.

NV11: Tự đánh giá.

1

Máy chiếu, máy tính, loa âm thanh; phiếu học tập

Phòng học

36

SHL: Kể về tấm gương học tốt của bạn,

chia sẻ kết quả rèn luyện của bản thân trong tháng thi đua.

1

Máy chiếu, máy tính, loa âm thanh; bảng đánh giá HS

Phòng học

Tuần 13

Chủ đề 4: NUÔI DƯỠNG QUAN HỆ GIA ĐÌNH

12

37

SHDC: Giáo dục truyền thống gia đình

1

Bàn ghế. loa đài, , trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

38

HĐGD theo chủ đề: Các mối quan hệ trong gia đình.

NV1: Giới thiệu gia đình em

NV2: Tìm hiểu cách nuôi dưỡng các mối quan hệ trong gia đình

1

Máy chiếu. Tranh ảnh, video về sắp xếp sách vở, đồ dùng; máy tính, máy chiếu, loa,…

Phòng học

39

SHL: Yêu gia đình của em

– Chia sẻ kỉ niệm về gia đình của em.

– Chia sẻ những việc làm của gia đình cho quê hương.

1

Máy chiếu, máy tính, loa âm thanh, bài hát theo chủ đề.

Phòng học

Tuần 14

40

SHDC: Bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

41

HĐGD theo chủ đề: Nuôi dưỡng tình cảm gia đình.

NV3: Thực hiện những việc làm chăm sóc gia đình thường xuyên

NV4: Chia sẻ khó khăn cùng bố mẹ, người thân

NV5: Quan tâm đến sở thích của người thân

1

ND: +Thể hiện được sự động viên, chăm sóc người thân trong gia đình bằng lời nói và hành động cụ thể (NV3).

+Thể hiện được sự chủ động, tự giác thực

hiện một số công việc trong gia đình (NV4).

– Thực hiện tại gia đình: Hướng dẫn chi tiết để HS có thể tự thực hiện tại gia đình dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy chiếu. phiếu câu hỏi, tình huống.

Phòng học

42

SHL: – Tìm hiểu cuộc sống của chú bộ đội nơi biên giới, hải đảo.

– Viết lời thăm hỏi.

1

Máy chiếu, máy tính, loa âm thanh; bài hát.

Phòng học

Tuần 15

43

SHDC: Giữ gìn truyền thống văn hoá địa phương

1

Loa đài, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

44

HĐGD theo chủ đề: Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình.

NV6: Xác định vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình và cách giải quyết

NV7: Tạo bầu không khí gia đình vui vẻ

1

Những tình huống giao tiếp phù hợp hoặc chưa phù hợp, bảng phụ, máy tính, máy chiếu,

Phòng học

45

SHL: – Xây dưng gia đình văn hóa.

– Thông điệp yêu thương gửi người thân.

1

Máy chiếu. Máy tính, loa âm thanh

Phòng học

Tuần

16

46

SHDC: Tự hào về quân đội nhân dân Việt Nam

1

Âm li, loa đài, kịch bản chương trình

Sân trường

47

HĐGD theo chủ đề: Yêu gia đình của em.

NV8: Vẽ gia đình mơ ước của em

NV9: Tự đánh giá

Rèn luyện và củng cố các kỹ năng chủ đề

1

Máy chiếu. Máy tính, giấy, màu

Phòng học

48

SHL: Kiểm tra, đánh giá cuối kì I

1

Ma trận, đề kiểm tra.

Phòng học

Chủ đề 5: KIỂM SOÁT CHI TIÊU

6

Tuần

17

49

SHDC:

Phát động phong trào: Tết yêu thương.

1

Loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

50

HĐGD theo chủ đề: Ưu tiên thu chi

NV1: Xác định các khoản tiền của em

NV2: Chỉ ra những lí do xác định khoản chi ưu tiên của em

NV3: Xác định cái mình cần và cái mình muốn

1

– ND: Xác định được những khoản chi ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế (NV2.1).

– Thực hiện tại gia đình: Hướng dẫn chi tiết để HS có thể tự thực hiện tại gia đình dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy tính, máy chiếu, Giấy A0, bút dạ, phiếu câu hỏi

Phòng học

51

SHL: – Giới thiệu hoàn cảnh khó khăn cần chia sẻ.

– Chia sẻ việc làm của em thể hiện tình yêu thương.

1

– ND: Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.

– Thực hiện tại gia đình: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn chi tiết để học sinh có thể tự thực hiện tại gia đình kế hoạch thiện nguyện và tuyên truyền dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy tính, máy chiếu.

Phòng học

Tuần 18

52

SHDC: Sơ kết học kì I

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

53

HĐGD theo chủ đề: Ưu tiên thu chi(tiếp)

NV4: Xác định khoản chi ưu tiên

NV5: Quyết định khoản chi ưu tiên

NV6: Tự đánh giá

1

– ND: Xác định được những khoản chi ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế (NV4, 5).

– Thực hiện tại gia đình: Hướng dẫn chi tiết để HS có thể tự thực hiện tại gia đình dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

54

SHL: Trang trí nhà cửa, lớp học đón tết.

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh.

Phòng học

Học kì II

THỜI ĐIỂM

TIẾT THEO KỀ HOẠCH

BÀI HỌC

SỐ TIẾT

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống dịch

Covid- 19)

THIẾT BỊ

ĐỊA ĐIỂM

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN

12

Tuần

19

55

SHDC: – Tìm hiểu bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

– Rèn luyện các hành vi văn hóa trong trường học

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

56

HĐGD theo chủ đề: Tìm hiểu nơi công cộng

NV1: Xác định không gian công cộng

NV2: Tìm hiểu quy tắc ứng xử nơi công cộng

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

57

SHL: Tìm hiểu bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

Rèn luyện các hành vi văn hóa trong trường học

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 20

58

SHDC: Văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân

– Tham gia hát múa tập thể

– Thuyết trình về chủ đề

mừng xuân trên quê hương em

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

59

HĐGD theo chủ đề: Thực hiện hành vi văn hóa nơi công cộng.

NV 3: Thực hiện nói, cười đủ nghe nơi công cộng

NV 4: Xếp hàng trật tự nơi công cộng

NV 5: Lựa chọn trang phục phù hợp nơi công cộng

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

60

SHL: Vẽ tranh cổ động mừng Đảng, mừng xuân theo nhóm

Giới thiệu ý nghĩa của tranh

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh;

Phòng học

Tuần 21

61

SHDC: Thực hiện tuần lễ xanh – sạch

– đẹp

– Trang trí không gian trường lớp bằng các sản phẩm tái chế

– Chăm sóc cây xanh trong

nhà trường

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

62

HĐGD theo chủ đề: Thực hiện hành vi văn hóa nơi công cộng.(tiếp)

NV 6: Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

NV 7: Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người

NV 8: Ứng xử trước hành vi thiếu văn minh

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

63

SHL: Báo cáo kết quả tuần lễ xanh

– sạch – đẹp

Chia sẻ cảm xúc của em khi môi trường xung quanh xanh – sạch – đẹp

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 22

64

SHDC: Vui Tết an toàn

– Tuyên truyền về vui Tết an toàn

– Tham gia tiểu phẩm về an

toàn ngày Tết

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

65

HĐGD theo chủ đề: Tuyên truyền và nhắc nhở.

NV 9: Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè ứng xử văn minh nơi công cộng

NV 10: Tự đánh giá

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

66

SHL: Chia sẻ kế hoạch trong những ngày nghỉ Tết của em

Thảo luận về ứng xử văn minh trong lễ hội

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

12

Tuần 23

67

SHDC: Phát triển nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

– Nghe chuyên gia chia sẻ về các cơ hội phát triển nghề truyền thống

Trao đổi về giữ gìn bản sắc Việt

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

68

HĐGD theo chủ đề: Tìm hiểu một số nghề truyền thống ở Việt Nam.

NV 1: Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu

NV 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống

1

– ND: +Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương (NV1.1).

+Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống (NV2.3).

Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của Giáo viên

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

69

SHL: Tham gia hoạt động “Trao nụ cười – nhận niềm vui”

Chia sẻ về giá trị của đoàn kết

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 24

70

SHDC: Tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ

– Giao lưu với các nữ nghệ nhân làm nghề truyền thống

Hát về mẹ

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

71

HĐGD theo chủ đề: Tìm hiểu nghệ nhân làm nghề truyền thống.

NV 3: Phỏng vấn nghệ nhân

NV 4: Rèn luyện những phẩm chất, năng lực của người làm nghề truyền thống

1

– Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

(NV4.2).

– Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

72

SHL: Tổ chức chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Nói về vẻ đẹp nữ sinh.

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 25

73

SHDC: Hợp tác và phát triển nghề truyền thống

– Nghe nói chuyện chủ đề hợp tác để phát triển

Giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

73

HĐGD theo chủ đề: Giữ gìn nghề truyền thống.

NV 5: Giữ gìn các nghề truyền thống NV 6: Sáng tạo sản phẩm

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

75

SHL: Hát các bài hát có nội dung đề cập về nghề nghiệp

Chơi trò chơi phát triển kĩ năng hợp tác

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 26

76

SHDC: Tiến bước lên Đoàn

– Tham gia lễ kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Hát các bài hát về Đoàn

1

loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

77

HĐGD theo chủ đề: Giữ gìn nghề truyền thống( tiếp).

NV 7: Tuyên truyền quảng bá nghề truyền thống

NV 8: Tự đánh giá

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

78

SHL: Kiểm tra giữa kì II

1

Ma trận, đề kiểm tra

Phòng học

CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI VÀ GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

12

Tuần 27

79

SHDC: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

– Tham gia diễn đàn về thiên nhiên và việc bảo tồn thiên nhiên

– Triển lãm tranh cổ động việc bảo tồn thiên nhiên.

1

loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, kịch bản chương trình

Sân trường

80

HĐGD theo chủ đề: Tìm hiểu về thiên tai và biến đổi khí hậu.

NV 1: Tìm hiểu về một số thiên tai

NV 2: Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu

1

– ND: Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người (NV2).

– Thực hiện tại gia đình: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn chi tiết để học sinh có thể tự thực hành xây dựng kế hoạch

tuyên truyền dưới sự hỗ trợ của người thân

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

81

SHL: Du lịch thắng cảnh quê hương qua màn ảnh nhỏ

Chia sẻ cảm xúc và việc làm bảo vệ cảnh quan

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 28

82

SHDC: Bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu

– Hướng dẫn một số biện pháp phòng tránh thiên tai

– Trao đổi biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu

biến đổi khí hậu

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

83

HĐGD theo chủ đề: Phòng tránh thiên tai và dịch bệnh.

NV 3: Tự bảo vệ khi có bão

NV 4: Tự bảo vệ trước lũ lụt

NV 5: Tự bảo vệ khi sạt lở đất

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

84

SHL: Vận động mọi người không sử dụng đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm

Hát các bài hát về môi trường xanh

1

– ND: Vận động người thân, bạn bè không sử

dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những

động vật quý hiếm.

– Thực hiện tại gia đình: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn chi tiết để học sinh có thể tự thực hành xây dựng kế hoạch

tuyên truyền dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 29

85

SHDC: Hưởng ứng văn hóa đọc vì sự phát triển bền vững

– Tham gia triển lãm sách

Giới thiệu sách về môi trường và khí hậu

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

86

HĐGD theo chủ đề: Giảm thiểu biến đổi khí hậu.

NV 6: Phòng chống dịch bệnh sau thiên tai

NV 7: Thực hiện những việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu

1

– ND: Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu

(NV7).

– Thực hiện tại gia đình: Giao nhiệm vụ, hướng dẫn chi tiết để học sinh có thể tự thực hành xây dựng kế hoạch

tuyên truyền dưới sự hỗ trợ của người thân.

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

87

SHL: – Giới thiệu cuốn sách về môi trường mà em yêu thích

Trao đổi sách

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 30

88

SHDC: Phát triển bền vững

– Tham gia diễn đàn vì sự phát triển bền vững

– Hát, múa cổ động về bảo vệ

môi trường

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

89

HĐGD theo chủ đề: Tuyên truyền giảm thiểu khí hậu.

NV 8: Làm tờ rơi

NV 9: Tự đánh giá

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

90

SHL: Tham gia hỏi – đáp về bảo vệ môi trường

Hát các bài hát về hành tinh xanh

1

Máy tính, máy chiếu, phiếu câu hỏi.

Phòng học

CHỦ ĐỀ 9: TÔN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

15

Tuần 31

91

SHDC: – Mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5

– Tham gia chương trình giao lưu và văn nghệ

– Ca ngợi người lao động

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

92

HĐGD theo chủ đề: Khám phá giá trị của nghề.

NV 1: Kể tên một số nghề

NV 2: Khám phá giá trị của nghề

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

93

SHL: – Thảo luận về việc làm kế hoạch nhỏ

– Tham gia trò chơi đoán nghề

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 32

94

SHDC: Noi gương đội viên, đoàn viên tiêu biểu

– Giao lưu với đội viên, đoàn viên tiêu biểu

– Tuyên dương người tốt, việc

tốt

1

– ND: Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.

Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, sau đó xác định những hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, của nhà trường mà bản thân có

thể tham gia cho phù hợp dưới sự hỗ trợ của người thân

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

95

HĐGD theo chủ đề: Tôn trọng lao động nghề nghiệp.

NV 3: Khám phá một số yếu tố ở người lao động tạo nên giá trị của nghề

NV 4: Thể hiện thái độ tôn trọng người lao động

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

96

SHL: Kể về những đội viên, đoàn viên tiêu biểu mà em biết

Chia sẻ mục tiêu phấn đấu của bản thân

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 33

97

SHDC: Nhớ về Bác.

– Kể chuyện về tấm gương lao động và học tập của Bác Hồ

Hát về Người

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

98

HĐGD theo chủ đề: Tôn trọng lao động nghề nghiệp( tiếp).

NV 5: Trân quý nghề của bố mẹ

NV 6: Tự đánh giá

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

99

SHL: – Kể cho nhau nghe những câu chuyện về Bác

– Chia sẻ những việc làm tốt tạo ấn tượng sâu sắc trong em

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

Tuần 34

100

SHDC:

ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

101

HĐGD theo chủ đề: Tạm biệt lớp 6

NV1: Chia sẽ những kỉ niệm về lớp 6 của em.

NV2: Nhìn lại kết qủa đạt được của em

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

102

SHL: Kiểm tra cuối kì II

1

Ma trận, đề kiểm tra

Phòng học

Tuần 35

103

SHDC: Tổng kết năm học.

– Nghe báo cáo kết quả của toàn trường

– Tạm biệt các anh chị lớp 9

1

Âm li, loa đài, micro, trống đội, cờ Đội, bàn ghế; kịch bản chương trình

Sân trường

104

HĐGD theo chủ đề: Xây dựng kế hoạch hoạt động hè.

NV3: Xây dựng kế hoạch hoạt động hè.

– Chia sẻ kế hoạch của em với các bạn.

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh; phiếu câu hỏi

Phòng học

105

SHL: TỔNG KẾT LỚP

1

Máy tính, máy chiếu, loa âm thanh.

Phòng học

2. Nhiệm vụ khác:

Chủ nhiệm lớp 6.

TỔ TRƯỞNG

( Kí và ghi rõ họ tên)

ngày ……. tháng ……năm 2021

Giáo viên bộ môn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040

Phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6 giảm tải
2222

Phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040 nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 6 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến.

Kế hoạch dạy học KHTN lớp 6 theo công văn 4040

Phụ lục I

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

(Kèm theo Công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

Mở đầu

Giới thiệu về Khoa học tự nhiên

Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong phòng thực hành

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, …).

– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

– Trình bày được cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học thông qua tìm hiểu sách giáo khoa hoặc video hướng dẫn sử dụng.

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. – Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. – Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

Các thể (trạng

thái) của chất

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái)

– Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh…).

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

cơ bản của chất

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).

– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự nóng chảy của nước đá và sự bay hơi của nước ở nhiệt độ phòng.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

Oxygen (oxi) và không khí

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, …).

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Xác định được thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí từ số liệu thí nghiệm được cung cấp.

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. – Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Một số vật liệu,

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng;

tính chất và ứng dụng của chúng

– Một số vật liệu – Một số nhiên liệu – Một số nguyên liệu

– Một số lương

thực – thực phẩm

liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, …); + Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, …); sơ lược về an ninh năng lượng;

+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, …);

+ Một số lương thực – thực phẩm.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, …) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

– Phân tích, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm từ dữ liệu cho trước.

– Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

Chất tinh khiết,

hỗn hợp, dung

dịch

– Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.

– Nhận biết được dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch từ kết quả thí nghiệm được cung cấp.

– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất. – Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

nước.

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Nêu được cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

– Khái niệm tế bào – Hình dạng và kích thước tế bào

– Cấu tạo và chức năng tế bào

– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

– Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

– Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

– Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. – Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. – Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. – Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào… → n tế bào).

– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

– Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới – Mô tả được hình ảnh tế bào lớn và tế bào

nhỏ thông qua quan sát tế bào lớn bằng mắt

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

kính lúp và kính hiển vi quang học.

thường và quan sát hình ảnh chụp tế bào nhỏ qua kính lúp, kính kiển vi quang học.

Từ tế bào đến cơ thể

– Từ tế bào đến mô – Từ mô đến cơ

quan

– Từ cơ quan đến hệ cơ quan

– Từ hệ cơ quan đến cơ thể

– Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, …; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,…).

– Thực hành:

+ Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, …); + Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

– Quan sát hình ảnh để:

+ Vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, …);

+ Mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Mô tả được cấu tạo cơ thể người.

Đa dạng thế giới sống

– Phân loại thế giới sống

– Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

– Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

– Từ hình ảnh với các đặc điểm của sinh vật, hướng dẫn học sinh xây dựng khoá lưỡng phân.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.

– Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

– Sự đa dạng các nhóm sinh vật

+ Virus và vi

khuẩn:

∙ Khái niệm

∙ Cấu tạo sơ lược ∙ Sự đa dạng

∙ Một số bệnh gây ra bởi virus và

vi khuẩn

– Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn. – Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).

– Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. – Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. – Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.

– Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, …).

– Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

– Vẽ được hình ảnh của vi khuẩn thông qua quan sát ảnh chụp vi khuẩn qua kính hiển vi quang học.

+ Đa dạng nguyên sinh vật:

∙ Sự đa dạng của nguyên sinh vật

∙ Một số bệnh do nguyên sinh vật

– Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, …).

– Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. – Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

gây nên

– Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.

– Vẽ được hình nguyên sinh vật thông qua quan sát ảnh chụp qua kính lúp và hiển vi quang học.

+ Đa dạng nấm:

– Sự đa dạng của nấm

– Vai trò của nấm – Một số bệnh do nấm gây ra

– Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, …). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. – Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, …).

– Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

– Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, …

– Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

– Vẽ được hình nấm thông qua quan sát ảnh chụp (quan sát bằng mắt thường hoặc qua kính lúp).

+ Đa dạng thực vật: ∙ Sự đa dạng

∙ Thực hành

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

– Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

+ Đa dạng động

vật:

∙ Sự đa dạng

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

∙ Thực hành

Quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. – Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

– Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

– Kể được tên một số động vật quan sát được qua ảnh chụp hoặc video.

– Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

– Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,…).

– Bảo vệ đa dạng sinh học

– Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

– Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Trình bày được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật qua ảnh chụp hoặc video.

– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

– Chọn ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật – Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

Các phép đo

– Đo chiều dài,

khối lượng

và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius,

đo nhiệt độ

– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

– Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. – Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. – Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

Các phép đo

– Đo chiều dài,

khối lượng

và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius,

đo nhiệt độ

Lực

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Đo được thân nhiệt bằng nhiệt kế y tế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. – Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. – Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Ma sát

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

Lực

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Ma sát

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

Năng lượng

– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

– Nêu được cách đo lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

– Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

– Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.

– Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. – Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

– Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).

– Nêu được ví dụ chứng tỏ: khi vật chuyển động thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường (nước, hoặc không khí).

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).

– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

– Chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo từ kết quả thí nghiệm được cung cấp.

– Khái niệm về năng lượng

– Một số dạng năng lượng

– Sự chuyển hoá năng lượng

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo – Tiết kiệm năng lượng

– Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.

– Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.

– Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

– Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. – Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

– Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.

Trái Đất và bầu

trời

– Chuyển động nhìn

– Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

Trời mọc và lặn hằng ngày.

– Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời – Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

– Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

– Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Ngân Trời là một phần nhỏ của Hà.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Báo cáo tổng kết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ Đảng viên

Báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng
2173

Báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng

Báo cáo tổng kết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ Đảng viên là mẫu để tổng kết lại những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của Đảng viên. Mời các bạn tham khảo.

1. Báo cáo tổng kết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ Đảng viên là gì?

Báo cáo tổng kết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ Đảng viên là mẫu được lập ra để tổng kết lại quá trình xây dựng Đảng và phát triển Đảng viên trong các cơ quan, doanh nghiệp, từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo.

2. Báo cáo tổng kết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ Đảng viên

A. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG NĂM…….

I. Những kết quả đạt được

1. Công tác chính trị tư tưởng

Ban Chấp hành Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương. Đã tổ chức các Hội nghị cán bộ chủ chốt để triển khai Nghị quyết nhiệm vụ kinh tế – xã hội, Nghị quyết nhiệm vụ Quốc phòng – an ninh năm …….. của Thị ủy; quán triệt, triển khai học tập chuyên đề năm …….. về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và một số văn bản mới Trung ương

Công tác chính trị tư tưởng, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được quan tâm, đã đưa việc học tập và làm theo trở thành việc làm thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn và của từng cá nhân cán bộ, đảng viên, đoàn viên và hội viên. Trong đó đã thường xuyên lãnh đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhất là chấp hành nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị 15/CT-TTg, ngày 27/3/…….. và Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày …….. của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan của các cấp về triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; chủ động kịp thời xử lý những tình huống phát sinh liên quan đến đại hội đại biểu đảng bộ phường lần thứ XIII, nhiệm kỳ ……..; những phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến việc tiếp nhận và trao quà cho bà con nhân dân trên địa bàn phường do ảnh hưởng của cơn bão số 5 và các đợt lũ trong năm. Phối hợp tốt để giải quyết những đơn thư phản ánh liên quan đến cán bộ, đảng viên.

Thực hiện Quy định 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc đối thoại và xử lý những phản ánh kiến nghị của nhân dân, Đảng ủy đã xây dựng Kế hoạch về lắng nghe để phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Theo đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy đã tổ chức các buổi tiếp dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân ngay tại các tổ dân phố, tại các buổi đối thoại đã có nhiều lượt ý kiến của người dân phản ánh kiến nghị liên quan đến một số lĩnh vực như nông nghiệp, đất đai, xây dựng, giao thông, an sinh xã hội, công tác giải phóng mặt bằng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn… những kiến nghị, phản ánh của người dân đang được xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền

2. Công tác tổ chức, cán bộ

Đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Hương Xuân lần thứ XIII, nhiệm kỳ ……… Đại hội diễn ra đảm bảo nội dung, thời gian theo quy định. Công tác bầu cử tại Đại hội đảm bảo đúng quy trình, thực hiện đúng Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng; kết quả Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 14 đồng chí, bầu 10 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ ……..; phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ phường khóa XIII đã bầu Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí, bầu đồng chí Nguyễn Tiến Giang giữ chức danh Bí thư Đảng ủy, bầu 02 đồng chí Nguyễn Sào, Trần Lưu Đức giữ chức danh phó Bí thư Đảng ủy, bầu UBKT Đảng ủy gồm 5 đồng chí và bầu đồng chí Nguyễn Sào giữ chức danh Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy. Sau Đại hội, đã kịp thời kiện toàn các chức danh cán bộ, chủ chốt đảm bảo theo quy hoạch, định hướng. Đến cuối năm …….., được Thị ủy quyết định chỉ định đồng chí Trung tá Lê Đăng Bồng tham gia vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII, hiện nay BCH Đảng bộ đảm bảo số lượng và cơ cấu được Đại hội biểu quyết thông qua.

Về công tác tổ chức cán bộ, đã Quyết định thành lập mới Chi bộ Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Xuân và chi bộ Hợp tác xã Nông nghiệp ……………. Đồng thời đã tiến hành kiện toàn các chi ủy chi bộ có biến động nhân sự sau khi thành lập 2 chi bộ Hợp tác xã. Đã hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách phường, tổ dân phố theo quy định. Theo đó, đã bố trí 9 đồng chí giữ 9 chức danh những người hoạt động không chuyên trách phường và bố trí đồng chí Chủ tịch Hội LHPN phường kiêm nhiệm chức danh Thủ quỹ; đồng thời đã cho thôi giữ chức danh Bí thư chi bộ đối với 02 đồng chí là cán bộ, công chức phường và chỉ định Bí thư chi bộ mới đảm bảo theo Nghị quyết số 06/……../NQ-HĐND, ngày 14/7/…….. của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, trong năm đã lập danh sách đề nghị cử cán bộ tham gia lớp học Trung cấp lý luận Chính trị (hệ không tập trung) tại thị xã Hương Trà, năm 2021 với 5 đồng chí. Ngoài ra có 5 đồng chí là cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách phường đang theo học các lớp đào tạo trình độ Đại học vừa làm vừa học để đạt chuẩn trình độ theo quy định.

Về công tác đảng viên, đã thực hiện nghiêm việc rà soát đảng viên theo Chỉ thị 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp Đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Tập trung chỉ đạo các chi bộ làm tốt công tác quản lý đảng viên, phát triển đảng viên, chú trọng nâng cao chất lượng, giới thiệu những quần chúng ưu tú trong các đoàn viên, hội viên để phát triển đảng; trong năm đã cử 08 quần chúng ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng và đã phát triển được 03 đảng viên mới (đạt 50% chỉ tiêu giao); tiếp tục duy trì 100% tổ đội trưởng, tổ trưởng binh chủng; b trưởng, a trưởng DQCĐ phường là đảng viên; tỉ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân đạt 40,21% (tăng 2,6% so với năm 2019), đảng viên trong lực lượng bảo vệ dân phố đạt 31,58% (giảm 6,52% so với năm 2019).

Triển khai kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm …….., kết quả: Về chất lượng đảng viên, tổng số đảng viên toàn Đảng bộ đến thời điểm đánh giá: 232 đồng chí; trong đó: đảng viên miễn đánh giá 19 đ/c; đảng viên thuộc diện đánh giá 213 đ/c, đảng viên tham gia đánh giá 208 đ/c chiếm tỷ lệ 97,65% trong tổng số đảng viên thuộc diện đánh giá, kết quả cụ thể như sau: Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 20 đ/c (chiếm tỷ lệ 9,62 % trong tổng số đảng viên tham gia đánh giá); Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ 161 đ/c (77,4%); Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ 24 đ/c (11,54%), Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ 03 đ/c (1,44%). Về chất lượng tập thể, tổng số chi bộ đến thời điểm đánh giá 17 chi bộ; trong đó chi bộ không thuộc diện đánh giá 02 chi bộ, chi bộ thuộc diện đánh giá 15 chi bộ, kết quả: Chi bộ HTXSNV 03 chi bộ (20%), Chi bộ HTTNV: 10 chi bộ (66,67%), chi bộ HTNV: 02 chi bộ (13,33%) (có phụ lục kèm theo).

Tập thể Đảng bộ được Ban Thường vụ Thị ủy đánh giá, xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

Về công tác kiểm tra giám sát, trong năm Đảng uỷ tổ chức thực hiện hoàn thành 01 cuộc kiểm tra, 01 cuộc giám sát; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra thực hiện hoàn thành 01 cuộc kiểm tra theo chương trình đề ra từ đầu năm. Đồng thời đã chỉ đạo, hướng dẫn các chi bộ trực thuộc hoàn thành công tác kiểm tra đảng viên trong năm với 14 đảng viên[7]. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ đạo các chi bộ, cá nhân khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần giúp cho các chi ủy, chi bộ thực hiện ngày càng tốt hơn về các nguyên tắc của Đảng.

Trong năm đã có 3 đảng viên bị Quyết định kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách do vi phạm chính sách dân số Kế hoạch hóa gia đình.

4. Công tác vận động quần chúng

Cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận các đoàn thể đã tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đã chỉ đạo chính quyền, mặt trận các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua dân vận khéo và đăng ký triển khai thực hiện các mô hình dân vận khéo, từ đó đã phát huy mạnh mẽ tinh thần năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, nhiều mô hình, cách làm hay được triển khai có hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội đã có nhiều đổi mới phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, hướng mạnh các hoạt động về địa bàn dân cư. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy được quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Vị trí, vai trò của các tổ chức ngày càng được khẳng định rõ hơn trong hệ thống chính trị và xã hội. Trong năm …….., Mặt trận và các đoàn thể phường được cấp trên đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 03 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

5. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị

Đã xây dựng và tổ chức quán triệt, triển khai Kế hoạch về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm ……..; trong năm đã có 100% cán bộ, đảng viên xây dựng bản cam kết của cá nhân về tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Từ đó, hầu hết cán bộ, đảng viên đã nêu cao ý thức tự giác trong việc phấn đấu học tập, công tác và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nhất là thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức được nâng lên.

Tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ luôn có ý thức trong việc trau dồi và nêu gương về đạo đức lối sống, không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, không có biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; thực hiện nghiêm túc quy định về những điều đảng viên không được làm và Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

6. Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Đã kịp thời ban hành Nghị quyết nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm …….., triển khai phát động cam kết thi đua trên tất cả các lĩnh vực KTXH, QPAN và công tác xây dựng Đảng. Theo đó, đã tập trung chỉ đạo các chi bộ, chính quyền, mặt trận các đoàn thể phường xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, từ đó có 8/11 chỉ tiêu chủ yếu về nhiệm vụ phát triển KTXH và 4/5 chỉ tiêu về xây dựng Đảng đã thực hiện
cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Duy trì chế độ sinh hoạt thường kỳ của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và sinh hoạt chi bộ trực thuộc; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy trách nhiệm của từng cá nhân trong cấp uỷ và gắn trách nhiệm được phân công để có những đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện của cá nhân; đồng thời tập thể thường xuyên phát huy nguyên tắc phê bình góp ý, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế và có thái độ khắc phục nghiêm túc, từ đó trong mỗi một cá nhân của người đứng đầu tổ chức luôn thực hiện đúng quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm và nghiêm túc chịu trách nhiệm trước tập thể về kết quả hoạt động của bộ phận, tổ chức, đơn vị mình phụ trách.

II. Những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân

1. Những khuyết điểm, hạn chế

– Công tác chuẩn bị nhân sự chức danh chủ chốt của đại hội đảng bộ phường khóa XIII có vấn đề khi có đơn tố cáo gửi đến cấp trên làm xáo động tâm lý và dư luận trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tập thể và một số đồng chí lãnh đạo phường. Công tác bầu nhân sự tham gia BCH đảng bộ phường tại Đại hội chưa đúng định hướng.

– Chỉ tiêu kết nạp đảng trong năm …….. chưa đạt (thực hiện đạt 50% chỉ tiêu thị ủy giao); tỉ lệ đảng viên trong lực lượng Bảo vệ dân phố còn thấp.

– Thực hiện quy trình nhân sự chức danh Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ phường vẫn có để thiếu sót khi chưa có ý kiến thẩm định của ban tổ chức thị ủy; việc rà soát về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong tham gia cấp ủy của đồng chí chỉ huy trưởng BCH quân sự chưa đảm bảo theo quy định.

– Công tác nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng của đảng viên ở một số chi bộ còn thiếu quan tâm, dẫn đến trong năm đã xảy ra đảng viên vi phạm phải kỷ luật Đảng.

2. Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế

– Các hội, đoàn thể chưa có các biện pháp tích cực để tập hợp hội viên, đoàn viên tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương, từ đó chưa kịp thời phát hiện những nhân tố điển hình tiên tiến để chủ động biểu dương, khen thưởng, tập hợp những quần chúng ưu tú đưa vào nguồn phát triển đảng viên. Ngoài ra việc đánh giá xếp loại các chi hội đoàn thể hàng năm chưa thực chất, còn mang tính hình thức.

– Vai trò của chi bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các tổ dân phố còn thiếu tích cực, thực hiện thiếu đồng bộ.

– Chưa nắm chắc được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên trước, trong Đại hội; vai trò của các Đảng ủy viên chưa được phát huy.

– Trong thực hiện một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức cán bộ vẫn còn để xảy ra tình trạng chủ quan, thiếu bám sát các văn bản quy định.

B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM ……

I. Các chỉ tiêu

1. Trên 95% đảng viên được nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và Thị ủy.

2. Có 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; tập thể Đảng bộ và có 90% tập thể Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

3. Kết nạp đảng viên mới từ 5 – 7 đồng chí.

4. Duy trì 100% b trưởng, a trưởng dân quân, tổ trưởng binh chủng, tổ đội trưởng và trên 40% lực lượng dân quân là đảng viên; phấn đấu đảng viên trong lực lượng bảo vệ dân phố từ 40% trở lên.

5. Có 100% các tổ chức Mặt trận – Đoàn thể đạt chất lượng từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Đẩy mạnh và tạo chuyển biến tích cực trong công tác chính trị, tư tưởng và đạo đức

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên; nắm chắt tình hình, chủ động thông tin, tăng cường đối thoại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, quê hương, đất nước, nhất là tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ ……..-2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đến với các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về “trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, dư luận xã hội để có định hướng thông tin chính xác, nhất là trong thời điểm chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

2. Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ

Đẩy mạnh công tác củng cố kiện toàn tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Thực hiện tốt công tác Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ 2025-2030; trước mắt chuẩn bị tốt công tác nhân sự đại biểu HĐND và nhân sự chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Hội LHPN phường lần thứ XII; Đại hội Hội Chữ Thập đỏ phường lần thứ V nhiệm kỳ 2021-2026; Đại hội tổng kết nhiệm kỳ HTX Nông nghiệp Đông Xuân và công tác bầu cử tổ trưởng Tổ dân phố nhiệm kỳ 2021-2023.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Đảng ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Có kế hoạch đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định.

Phân công quản lý đảng viên và lãnh đạo tổ chức tốt việc sinh hoạt đảng viên nơi cư trú. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu về đạo đức, lối sống, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tinh thần quy định 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban bí thư; Quy định 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị và Quy định 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.

Thường xuyên coi trọng chất lượng phát triển đảng viên mới, đẩy mạnh công tác tạo nguồn cảm tình đảng, phấn đấu năm 2021 kết nạp từ 5-7 đảng viên mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp Đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý đảng viên, nhất là đối với những đảng viên đi làm ăn xa. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 02-HD/BTCTU, ngày 16/10/2018 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 01-HD/ĐU, ngày 22/3/2019 của Đảng ủy về nghiệp vụ công tác Đảng ở chi bộ (sửa đổi, bổ sung).

3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy năm 2021 đã đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy nhất là đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; quan tâm làm tốt công tác giám sát việc thực hiện kết luận qua các cuộc kiểm tra, giám sát đã tiến hành.

Chỉ đạo các chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra đảng viên hàng năm và công tác giám sát thường xuyên của chi bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Chủ động nắm tình hình ở cơ sở, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm của đảng viên và tổ chức Đảng. Tham mưu giúp Đảng uỷ giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại tố cáo có liên quan đến tổ chức cơ sở đảng và đảng viên theo đúng thẩm quyền.

4. Nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 217, 218 Bộ Chính trị khóa XI. Tăng cường việc giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng, chính quyền; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động và phong trào ở địa phương, nhất là tích cực tham gia xây dựng phường văn minh đô thị. Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, nhạy cảm phát sinh, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền phối hợp với mặt trận và các đoàn thể giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”, củng cố hoạt động các tổ dân vận ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Có các hình thức phù hợp để kịp thời biểu dương nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu từ các phong trào.

5. Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đưa nội dung thực hiện Chỉ thị 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào nền nếp sinh hoạt của cấp ủy, các chi bộ và các tổ chức, cơ quan trên địa bàn.

Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị tích cực học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

6. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Đảng

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nghiêm chương trình làm việc, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, của các chi bộ trực thuộc. Tập trung bàn và giải quyết những vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn; xây dựng Kế hoạch và bàn các giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm ………

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và của các chi bộ về tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng; Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tăng cường về dự sinh hoạt của các chi bộ được phân công phụ trách để kịp thời kiểm tra, theo dõi và chấn chỉnh các hoạt động thiếu hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả hệ thống chính trị trên địa bàn.

Chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định và kịp thời báo cáo những vấn đề nổi cộm, đột xuất xảy ra ở địa bàn, đơn vị để có hướng giải quyết.

Coi trọng công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng. Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giảm tải lớp 6 sách Cánh Diều theo công văn 4040 – Tất cả các môn

Phân phối chương trình lớp 6 giảm tải
6606

Phân phối chương trình lớp 6 giảm tải

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giảm tải lớp 6 sách Cánh Diều theo công văn 4040 – Tất cả các môn nhằm chuẩn bị thời khóa biểu lớp 6 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều trường phải dạy học trực tuyến.

1. Kế hoạch giáo dục môn Toán lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN 6 CÁNH DIỀU

Năm học 2021-2022

Cả năm: 140 tiết

Số và đại số: 108 tiết

Hình học: 32 tiết

Học kì I:

18 tuần (72 tiết)

55 tiết

+ 17 tuần đầu x 3 tiết = 51 tiết

+ 1 tuần cuối x 4 tiết = 4 tiết

17 tiết

+ 17 tuần đầu x 1 tiết = 17 tiết

+ 1 tuần cuối x 0 tiết = 0 tiết

Học kì II:

17 tuần (68 tiết)

52 tiết

+ 16 tuần đầu x 3 tiết = 48 tiết

+ 1 tuần x 4 tiết = 4 tiết

16 tiết

+ 16 tuần x 1 tiết = 16 tiết

+ 1 tuần x 0 tiết = 0 tiết

HỌC KÌ I

ĐẠI SỐ 6

Thời điểm

Bài học

Số tiết

Thiết bị dạy học

Địa điểm

Giảm tải theo cv 44040

Tuần

Tiết

1

Chương I SỐ TỰ NHIÊN

1

§1. Tập hợp

2

Bảng phụ

Trực tuyến

2

Luyện tập

3

§2. Tập hợp các số tự nhiên

2

Đồng hồ kiểu giờ ghi bằng số la mã

Trực tuyến

2

4

Luyện tập

Trực tuyến

5

§3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

1

Bảng phụ, MTBT

Trực tuyến

6

§4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

3

7

Luyện tập

Trực tuyến

8

§5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

9

Luyện tập

Trực tuyến

4

10

§6. Thứ tự thực hiện các phép tính

3

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

11

Luyện tập

Trực tuyến

12

Luyện tập

Trực tuyến

5

13

§7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết (mục I) + luyện tập

3

Bảng phụ, MTBT

Trực tuyến

14

§7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết (mục II) + luyện tập

Trực tuyến

15

Luyện tập

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

6

16

§8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

1

Bảng phụ

Trực tuyến

17

§9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

2

Bảng phụ

Trực tuyến

18

Luyện tập

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

7

19

§10. Số nguyên tố. Hợp số

1

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

20

§11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

21

Luyện tập

Trực tuyến

8

22, 23,24

Ôn tập giữa học kì I

3

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

9

25,26,27

Kiểm tra giữa học kì I

3

Trực tuyến

10

28

§12. Ước chung và ước chung lớn nhất (mục I, II) + Luyện tập

3

Bảng phụ,

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

29

§12. Ước chung và ước chung lớn nhất (tt) (mục III) – luyện tập

Trực tuyến

30

Luyện tập

Trực tuyến

11

31

§13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất (mục I, II) + Luyện tập

3

Bảng phụ,

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

32

§13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất (tt) (Mục III) + Luyện tập

Trực tuyến

33

Luyện tập

Trực tuyến

12

34

Ôn tập chương I

1

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

Chương II SỐ NGUYÊN

35

§1. Số nguyên âm

1

Tranh ảnh về nhiệt độ, độ sâu mực nước biển

Trực tuyến

36

§2. Tập hợp các số nguyên (mục I, II, III) + Luyện tập

2

Nhiệt kế thủy ngân

Trực tuyến

13

37

§2. Tập hợp các số nguyên (tt) (mục IV) + Luyện tập

Bảng phụ

Trực tuyến

38

§3. Phép cộng các số nguyên (mục I, II) + Luyện tập

2

Mô hình trục số (nếu có)

Trực tuyến

39

§3. Phép cộng các số nguyên (tt) (mục III) + Luyện tập

Bảng phụ

Trực tuyến

14

40

§4. Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

2

Mô hình trục số (nếu có)

Trực tuyến

41

Luyện tập

Trực tuyến

42

§5. Phép nhân các số nguyên

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

15

43

Luyện tập

Trực tuyến

44

§6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên (mục I, II) + Luyện tập

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

45

§6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên (tt) (mục III) + Luyện tập

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

16

46

Ôn tập chương II

1

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

47,48

Ôn tập kiểm tra cuối học kì I

2

Máy tính bỏ túi

Trực tuyến

17

49,50,51

Kiểm tra cuối học kì I

3

Trực tuyến

18

52

Trả bài kiểm tra cuối học kì I

1

Trực tuyến

53,54,55

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Chủ đề 1. Đầu tư kinh doanh

3

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

Chỉ thực hiện khi làm được trực tiếp

HÌNH HỌC

HỌC KÌ I: 1 tiết/tuần = 17 tiết

Thời điểm

Bài học

Số tiết

Thiết bị dạy học

Địa điểm

Giảm tải

theo cv 44040

Tuần

Tiết

CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

1

1

§1. Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Mục I,II)

2

– 3 que có độ dài bằng nhau

– 6 hình tam giác đều,

– Thước thẳng, compa, eke, kéo, giấy

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

-Việc tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều: Thực hiện khi học trực tiếp và có thiết bị (của trường hoặc tự làm) hoặc HS tự làm ở nhà

-Việc thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ hoạ liên quan đến các khái niệm: tam giác đều, hình vuông: HS tự thực hiện (đối với những HS có điều kiện). Chỉ thực hiện khi học trực tiếp và nhà trường có máy tính cùng phần mềm,

2

2

§1. Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (tt) (Mục III) + Luyện tập

– 3 que có độ dài bằng nhau

– 6 hình tam giác đều,

– Thước thẳng, compa, eke, kéo, giấy

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

3

3

§2. Hình chữ nhật. Hình thoi

(mục I) + Luyện tập

2

– Compa, eke, thước thẳng, kéo

– Hình thoi bằng giấy mỏng

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

-Việc thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ hoạ liên quan đến các khái niệm: hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân,: HS tự thực hiện (đối với những HS có điều kiện). Chỉ thực hiện khi học trực tiếp và nhà trường có máy tính cùng phần mềm,

4

4

§2. Hình chữ nhật. Hình thoi (tt)

(mục II) + Luyện tập

– Compa, eke, thước thẳng, kéo

– Hình thoi bằng giấy mỏng

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

5

5

§3. Hình bình hành (Mục I, II) + Luyện tập

2

– 4 chiếc que gồm 2 que ngắn, dài có độ dài bằng nhau

– Thước thẳng, compa

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

6

6

§3. Hình bình hành (tt) (Mục III) + Luyện tập

– 4 chiếc que gồm 2 que ngắn, dài có độ dài bằng nhau

– Thước thẳng, compa

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

7

7

§4. Hình thang cân (mục I) + Luyện tập

2

– Miếng bìa hình chữ nhật

– Thước thẳng có chia khoảng, eke, kéo

-Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

8

8

Ôn tập giữa học kì I

1

Trực tuyến

9

9

Kiểm tra giữa HKI

1

Trực tuyến

10

10

§4. Hình thang cân (tt) (mục II)

– Miếng bìa hình chữ nhật

– Thước thẳng có chia khoảng, eke, kéo

-Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

-Việc thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ hoạ liên quan đến các khái niệm: hình thang cân, hình đối xứng: HS tự thực hiện (đối với những HS có điều kiện). Chỉ thực hiện khi học trực tiếp và nhà trường có máy tính cùng phần mềm,

11

11

§5. Hình có trục đối xứng

1

– 4 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông

– Thước thẳng, 2 chiếc eke giống nhau.

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

12

12

§6. Hình có tâm đối xứng

1

– 4 chiếc eke giống nhau, bảng phụ

– Máy tính, máy chiếu

Trực tuyến

13

13

§7. Đối xứng trong thực tiễn

1

– Máy tính, máy chiếu, , bảng phụ

Trực tuyến

14

14

Ôn tập chương III

2

– Máy tính, máy chiếu, , bảng phụ

Thước

Trực tuyến

15

15

Ôn tập chương III (tt)

16

16

Ôn tập học kì I

1

– Máy tính, máy chiếu, , bảng phụ

Thước

Trực tuyến

17

17

Kiểm tra cuối học kì I

1

Trực tuyến

HỌC KÌ II

Thời điểm

Bài học

Số tiết

Thiết bị dạy học

Địa điểm

Giảm tải

theo cv 44040

Tuần

Tiết

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ SÁC XUẤT

19

56

§1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu (mục I)

3

Bảng phụ

Lớp học

Việc sử dụng được phần mềm để vẽ biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép. Chỉ thực hiện khi học trực tiếp và nhà trường có máy tính cùng phần mềm. Khuyến khích HS tự thực hiện (đối với những HS có điều kiện).

57

§1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu (tt) (mục II)

Bảng phụ

Lớp học

58

Luyện tập

Bảng phụ

Lớp học

20

59

§2. Biểu đồ cột kép

1

Ảnh biểu đồ cột kép, Bảng phụ

Lớp học

60

§3. Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

2

Đồng xu, quả bóng màu xanh; đỏ; vàng; nâu; tím, hộp bốc thăm, đĩa tròn, thẻ đánh số, xúc xắc

Lớp học

61

Luyện tập

Lớp học

21

62

§4. Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản (mục I) + Luyện tập

2

Đồng xu

Lớp học

63

§4. Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản (tt) (mục II) + Luyện tập

Hộp bốc thăm, quả bóng màu xanh, vàng, đỏ, thẻ đánh số, xúc xắc.

Lớp học

64

Ôn tập chương IV

2

Ảnh biểu đồ cột kép, Bảng phụ

Lớp học

22

65

Ôn tập chương IV (TT)

Ảnh biểu đồ cột kép, Bảng phụ, đồng xu, xúc xắc

Lớp học

CHƯƠNG V. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN

66

§1. Phân số với tử và mẫu là số nguyên (mục I, II, III.1) + luyện tập

2

50 kí tự toán học, Bảng phụ, ảnh minh hoạ hai phân số bằng nhau

Lớp học

67

§1. Phân số với tử và mẫu là số nguyên (tt) (III.2,3) + luyện tập

Lớp học

23

68

§2. So sánh các phân số. Hỗn số dương (mục I) + Luyện tập

2

50 kí tự toán học, Bảng phụ, ảnh minh hoạ.

Lớp học

69

§2. So sánh các phân số. Hỗn số dương (mục II ) (tt) + Luyện tập

Lớp học

70

§3. Phép cộng, phép trừ phân số (Mục I) + luyện tập

2

50 kí tự toán học , bảng phụ, tranh ảnh biểu diễn phân số trên trục nằm ngang, máy tính cầm tay

Lớp học

24

71

§3. Phép cộng, phép trừ phân số (tt) (Mục II, III) + luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

72

§4. Phép nhân, phép chia phân số (mục I) + Luyện tập

2

Tranh ảnh minh hoạ về gấu Bắc Cực mở đầu bài học, bảng phụ, máy tính cầm tay

Lớp học

73

§4. Phép nhân, phép chia phân số (tt) (mục II) + Luyện tập

Máy tính cầm tay

Lớp học

25

74,75,76

Ôn tập kiểm tra giữa kì II

3

Lớp học

26

77,78,79

Kiểm tra giữa kì II

3

Lớp học

27

80

§5. Số thập phân

1

Tranh ảnh minh hoạ nhiệt độ tại các nơi khác nhau.

Chai nước 750ml, bảng phụ

Lớp học

81

§6. Phép cộng, phép trừ số thập phân (mục I, II)

2

Tranh ảnh minh hoạ giới thiệu nội dung bài học, bảng phụ, máy tính cầm tay

Lớp học

82

§6. Phép cộng, phép trừ số thập phân (tt) (mục III) + Luyện tập

Lớp học

28

83

§7. Phép nhân, phép chia số thập phân (mục I) + Luyện tập

2

Tranh ảnh minh hoạ mở đầu về độ dài đường chéo của màn hình tivi, tranh ảnh minh học trong nội dung bài học, bảng phụ, máy tính cầm tay.

Lớp học

84

§7. Phép nhân, phép chia số thập phân (tt) (mục II) + Luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

85

§8. Ước lượng và làm tròn số

1

Bảng phụ

Lớp học

29

86

§9. Tỉ số. Tỉ số phần trăm (Mục I, II.1)

3

máy tính cầm tay

Lớp học

87

§9. Tỉ số. Tỉ số phần trăm (tt) (Mục II.2) + luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

88

Luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

30

89

§10. Hai bài toán về phân số (mục I) + Luyện tập

3

máy tính cầm tay

Lớp học

90

§10. Hai bài toán về phân số (tt) (mục II) + Luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

91

Luyện tập

máy tính cầm tay

Lớp học

31

92

Ôn tập cuối chương V

2

máy tính cầm tay

Lớp học

93

Ôn tập cuối chương V (tt)

máy tính cầm tay

Lớp học

94

Ôn tập kiểm tra cuối học kì II

4

máy tính cầm tay

Lớp học

32

95, 96, 97

Ôn tập kiểm tra cuối học kì II

máy tính cầm tay

Lớp học

máy tính cầm tay

Lớp học

máy tính cầm tay

Lớp học

33

98, 99, 100

Kiểm tra cuối HKII

3

Lớp học

34

101,102,103

Trả bài kiểm tra cuối học kì II

3

Lớp học

35

104, 105

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Chủ đề 2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)

2

Biểu đồ về bảng đánh giá thể trạng ở trẻ em theo BMI

Bảng phụ, máy tính

Lớp học

106, 107

Ôn tập

2

máy tính cầm tay

Lớp học

HÌNH HỌC

HỌC KÌ II: 1 tiết/tuần = 16 tiết

Thời điểm

Bài học

Số tiết

Thiết bị dạy học

Địa điểm

Tuần

STT

CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG

19

18

§1. Điểm. Đường thẳng (mục I, II, III) + luyện tập

2

Sợi dây căng phẳng, thước thẳng

Tranh minh họa giới thiệu nội dung bài học

Lớp học

20

19

§1. Điểm. Đường thẳng (tt) (mục IV, V) + luyện tập

thước thẳng

Lớp học

21

20

§2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

2

Bản đồ giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh

Tranh ảnh giới thiệu nội dung bài học; Máy tính, máy chiếu

Lớp học

22

21

Luyện tập

Thước thẳng

Lớp học

23

22

§3. Đoạn thẳng (mục I, II) + luyện tập

2

Compa, thước thẳng, Bảng phụ

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

24

23

§3. Đoạn thẳng (tt) (mục III) + luyện tập

Thước thẳng, thanh gỗ phẳng; Bảng phụ

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

25

24

Ôn tập kiểm tra giữa học kì II

1

Bảng phụ, thước

Lớp học

26

25

Kiểm tra giữa HKII

1

Lớp học

27

24

§4. Tia

2

Tranh ảnh giới thiệu nội dung bài học; Đồng hồ treo tường, thước thẳng

Lớp học

28

27

Luyện tập

Thước

Lớp học

29

28

§5. Góc (mục I, II ) + Luyện tập

2

Compa, thước đo góc, thước thẳng

Đồng hồ treo tường

Bảng phụ

Tranh ảnh giới thiệu nội dung bài học

Lớp học

30

29

§5. Góc (tt) (mục III, IV ) + Luyện tập

Lớp học

31

30

Ôn tập chương VI

1

Bảng phụ

Tranh ảnh giới thiệu nội dung bài học; Máy tính, máy chiếu

Lớp học

32

31

Ôn tập kiểm tra cuối học kì II

1

Lớp học

33

32

Kiểm tra cuối học kì II

1

34

33

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Chủ đề 3. Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

1

Tranh ảnh giới thiệu nội dung bài học

Sợi dây căng thẳng

Cọc tiêu

Chỉ thực hiện khi học trực tiếp, khuyến khích HS tự tìm hiểu

LƯU Ý: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Công văn 4040 yêu cầu thực hiện như sau

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính:

– Làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn.

– Trả số tiền đúng theo hoá đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép thu nhập và chi tiêu, cất giữ hoá đơn trong trường hợp cần sử dụng đến.

Chỉ thực hiện khi làm được trực tiếp

Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

– Vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6.

– Thu thập và biểu diễn các dữ liệu từ một vài tình huống trong thực tiễn, ví dụ: thu thập nhiệt độ của địa phương tại mốc thời gian nhất định trong một tuần lễ, từ đó đưa ra những nhận xét về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần.

Hướng dẫn HS tìm các dữ liệu qua SGK, internet, truyền hình, tài liệu khác.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như thực hành ngoài lớp học, dự án học tập, các trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn:

– Vận dụng tính đối xứng vào thực tiễn: gấp giấy tạo dựng các hình có trục đối xứng hoặc tâm đối xứng; sưu tầm các hình trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc

có trục đối xứng; tìm kiếm các video về hình có tâm đối xứng, hình có trục đối

xứng trong thế giới tự nhiên.

– Vận dụng khái niệm ba điểm thẳng hàng vào thực tiễn như: trồng cây thẳng hàng, để các đồ vật thẳng hàng,…

Vận dụng các công thức tính diện tích và thể tích vào thực tiễn. Đo đạc và tính diện tích bề mặt, tính thể tích của các đồ vật có liên quan đến các hình đã học.

Chỉ thực hiện khi học trực tiếp, khuyến khich HS tự tìm hiểu

Hoạt động 4 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với học sinh có khả năng và yêu thích môn Toán trong trường và trường bạn.

Chỉ thực hiện khi học trực tiếp và nhà trường có điều kiện thực hiện

….., ngày 20 tháng 9 năm 2021

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

….., ngày ………tháng 9 năm 2021

HIỆU TRƯỞNG

2. Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040

Phụ lục I

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

(Kèm theo Công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

Mở đầu

Giới thiệu về Khoa học tự nhiên

Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong phòng thực hành

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, …).

– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

– Trình bày được cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học thông qua tìm hiểu sách giáo khoa hoặc video hướng dẫn sử dụng.

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. – Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. – Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

Các thể (trạng

thái) của chất

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái)

– Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh…).

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

cơ bản của chất

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).

– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự nóng chảy của nước đá và sự bay hơi của nước ở nhiệt độ phòng.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

Oxygen (oxi) và không khí

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, …).

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Xác định được thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí từ số liệu thí nghiệm được cung cấp.

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. – Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Một số vật liệu,

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng;

tính chất và ứng dụng của chúng

– Một số vật liệu – Một số nhiên liệu – Một số nguyên liệu

– Một số lương

thực – thực phẩm

liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, …); + Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, …); sơ lược về an ninh năng lượng;

+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, …);

+ Một số lương thực – thực phẩm.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, …) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

– Phân tích, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm từ dữ liệu cho trước.

– Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

Chất tinh khiết,

hỗn hợp, dung

dịch

– Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.

– Nhận biết được dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch từ kết quả thí nghiệm được cung cấp.

– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất. – Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

nước.

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Nêu được cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

– Khái niệm tế bào – Hình dạng và kích thước tế bào

– Cấu tạo và chức năng tế bào

– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

– Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

– Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

– Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. – Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. – Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. – Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào… → n tế bào).

– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

– Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới – Mô tả được hình ảnh tế bào lớn và tế bào

nhỏ thông qua quan sát tế bào lớn bằng mắt

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

kính lúp và kính hiển vi quang học.

thường và quan sát hình ảnh chụp tế bào nhỏ qua kính lúp, kính kiển vi quang học.

Từ tế bào đến cơ thể

– Từ tế bào đến mô – Từ mô đến cơ

quan

– Từ cơ quan đến hệ cơ quan

– Từ hệ cơ quan đến cơ thể

– Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, …; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,…).

– Thực hành:

+ Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, …); + Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

– Quan sát hình ảnh để:

+ Vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, …);

+ Mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Mô tả được cấu tạo cơ thể người.

Đa dạng thế giới sống

– Phân loại thế giới sống

– Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

– Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

– Từ hình ảnh với các đặc điểm của sinh vật, hướng dẫn học sinh xây dựng khoá lưỡng phân.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.

– Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

– Sự đa dạng các nhóm sinh vật

+ Virus và vi

khuẩn:

∙ Khái niệm

∙ Cấu tạo sơ lược ∙ Sự đa dạng

∙ Một số bệnh gây ra bởi virus và

vi khuẩn

– Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn. – Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).

– Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. – Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. – Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.

– Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, …).

– Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

– Vẽ được hình ảnh của vi khuẩn thông qua quan sát ảnh chụp vi khuẩn qua kính hiển vi quang học.

+ Đa dạng nguyên sinh vật:

∙ Sự đa dạng của nguyên sinh vật

∙ Một số bệnh do nguyên sinh vật

– Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, …).

– Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. – Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

gây nên

– Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.

– Vẽ được hình nguyên sinh vật thông qua quan sát ảnh chụp qua kính lúp và hiển vi quang học.

+ Đa dạng nấm:

– Sự đa dạng của nấm

– Vai trò của nấm – Một số bệnh do nấm gây ra

– Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, …). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. – Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, …).

– Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

– Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, …

– Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

– Vẽ được hình nấm thông qua quan sát ảnh chụp (quan sát bằng mắt thường hoặc qua kính lúp).

+ Đa dạng thực vật: ∙ Sự đa dạng

∙ Thực hành

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

– Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

+ Đa dạng động

vật:

∙ Sự đa dạng

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

∙ Thực hành

Quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. – Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

– Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

– Kể được tên một số động vật quan sát được qua ảnh chụp hoặc video.

– Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

– Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,…).

– Bảo vệ đa dạng sinh học

– Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

– Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

– Trình bày được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật qua ảnh chụp hoặc video.

– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

– Chọn ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật – Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

Các phép đo

– Đo chiều dài,

khối lượng

và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius,

đo nhiệt độ

– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

– Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. – Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. – Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

Các phép đo

– Đo chiều dài,

khối lượng

và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius,

đo nhiệt độ

Lực

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Đo được thân nhiệt bằng nhiệt kế y tế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

– Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. – Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. – Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Ma sát

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

Lực

– Lực và tác dụng của lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Ma sát

– Khối lượng và trọng lượng

– Biến dạng của lò xo

Năng lượng

– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

– Nêu được cách đo lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

– Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

– Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.

– Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. – Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

– Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

– Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).

– Nêu được ví dụ chứng tỏ: khi vật chuyển động thì vật chịu tác dụng của lực cản môi trường (nước, hoặc không khí).

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).

– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

– Chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo từ kết quả thí nghiệm được cung cấp.

– Khái niệm về năng lượng

– Một số dạng năng lượng

– Sự chuyển hoá năng lượng

– Năng lượng hao phí

– Năng lượng tái tạo – Tiết kiệm năng lượng

– Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.

– Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.

– Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

– Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. – Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

– Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.

Trái Đất và bầu

trời

– Chuyển động nhìn

– Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

Trời mọc và lặn hằng ngày.

– Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời – Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời

– Ngân Hà

– Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

– Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

– Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Ngân Trời là một phần nhỏ của Hà.

3. Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040

TRƯỜNG THCS&THPT ……

TỔ TỰ NHIÊN II

NHÓM CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày ….tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ LỚP 6

Năm học 2021 – 2022

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 03; Số học sinh: 111 Số học sinh học chuyên đề lựa chọn: 0

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 01 Trình độ đào tạo: Cao đẳng Trên đại học: 0

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 0 : Khá: 01; Đạt: 0 ; Chưa đạt: 0

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Bài dạy/ bài thí nghiệm/ thực hành

Ghi chú

I. Tranh ảnh

1

Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở

Bài 1. Nhà ở đối với con người.

Chưa có

2

Kiến trúc nhà ở Việt Nam

3

Vật liệu xây dựng nhà ở

Bài 2. Xây dựng nhà ở

Chưa có

4

Ngôi nhà thông minh

Bài 3. Ngôi nhà thông minh

Chưa có

5

Các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Bài 4: Sử dụng năng lượng trong gia đình

Chưa có

6

Thực phẩm trong gia đình

Bài 5. Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

Chưa có

7

Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

Bài 6. Bảo quản thực phẩm

Chưa có

8

Một số phương chế biến thực phẩm

Bài 7: Chế biến thực phẩm

Chưa có

9

Một số loại vải dùng trong may mặc.

Bài 8. Các loại trang phục thường dùng trong may mặc.

Chưa có

10

Một số trang phục

Bài 9. Trang phục và thời trang.

Chưa có

11

Lựa chọn và sử dụng trang phục

Bài 10. Lựa chọn và sử dụng trang phục.

Chưa có

12

Một số phương pháp bảo quản trang phục.

Bài 11: Bảo quản trang phục.

Chưa có

13

Một số loại đèn điện

Bài 12: Đèn điện.

Chưa có

14

Một số nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Chưa có

15

Một số quạt điện và máy giặt

Bài 14: Quạt điện và máy giặt

Chưa có

16

Điều hoà không khí

Bài 15: Điều hoà không khí

Chưa có

II. Video

1

Giới thiệu về bản chất, đặc điểm, một số hệ thống kĩ thuật công nghệ và tương lai của ngôi nhà thông minh.

01

Bài 3. Ngôi nhà thông minh

2

Giới thiệu vệ sinh an toàn thực phẩm, những vấn đề cần quan tâm để đảm bảo an toàn thực phẩm trong gia đình

01

Bài 6. Bảo quản thực phẩm

Bài 7: Chế biến thực phẩm.

3

Giới thiệu về trang phục, vai trò của trang phục, các loại trang phục, lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang trong cuộc sống.

01

Bài 8. Các loại trang phục thường dùng trong may mặc.

Bài 9. Trang phục và thời trang.

Bài 10. Lựa chọn và sử dụng trang phục.

Bài 11: Bảo quản trang phục.

III. Thiết bị thực hành

1

Bộ dụng cụ sử dụng trong chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.

Bài 7: Chế biến thực phẩm

Chưa có

2

Bộ dụng cụ tỉa hoa, trang trí món ăn không sử dụng nhiệt.

3

Hộp mẫu các loại vải

Bài 8. Các loại trang phục thường dùng trong may mặc.

Chưa có

4

Nồi cơm điện

Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Chưa có

5

Bếp hồng ngoại

6

Quạt điện

Bài 14: Quạt điện và máy giặt

Chưa có

7

Máy giặt

8

Bóng đèn các loại

Bài 11. Đèn điện

Chưa có

9

Điều hoà không khí

Bài 15: Điều hoà không khí

Chưa có

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng học bộ môn Vật lí – Công nghệ

01

Dùng chung dạy thực hành bộ môn Vật lí và Công nghệ hai cấp THCS và THPT

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT

BÀI HỌC

SỐ TIẾT

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỀU CHỈNH THEO CÔNG VĂN 4040

1

2

Bài 1: Nhà ở đối với con người

2

1. Kiến thức: Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3

4

Bài 2: Xây dựng nhà ở

2

1. Kiến thức: Kể được tên một số vật liệu để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

“Mục II các bước xây dựng một ngôi nhà” hướng dẫn học sinh tự học

5

6

Bài 3: Ngôi nhà thông minh

2

1. Kiến thức: Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.
2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

7

Bài 4: Sử dụng năng lượng trong gia đình

1

1. Kiến thức: Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà “Thực hiện số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả”

8

Ôn tập chủ đề 1. Nhà ở

1

1. Kiến thức:

– Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

– Kể được tên một số vật liệu, mô tả các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

– Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

– Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

9

Kiểm tra giữa học kì I (Tiết 9)

1

1. Về kiến thức:

– Kiểm tra một số kiến thức thuộc các tiết học từ tiết 01 đến tiết 08

2. Về năng lực:

– Kiểm tra một số năng lực thuộc các tiết học từ tiết 01 đến tiết 08

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

– Thời gian: 45’

-Thời điểm: Tuần 9

– Hình thức: viết

10

11

Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

2

1. Kiến thức:

– Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.

– Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

12

Bài 6: Bảo quản thực phẩm

1

1. Kiến thức: Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

13

14

Bài 7: Chế biến thực phẩm

2

1. Kiến thức:

– Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

– Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

“Mục IV. Thực hành chế biến thực phẩm…” học sinh tự thực hiện ở nhà với sự giúp đỡ của người thân

15

Ôn tập chủ đề 2. Bảo quản và chế biến thực phẩm

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.

– Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

– Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

– Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

– Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

16

Kiểm tra cuối HK I

1

1. Về kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức thuộc các tiết học từ tiết 01 đến tiết 15

2. Về năng lực: Kiểm tra một số năng lực thuộc các tiết học từ tiết 01 đến tiết 15

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

– Thời gian: 45’

-Thời điểm: Tuần 16

– Hình thức: viết

17

Bài 7: Chế biến thực phẩm

(Tiết 3)

1

1. Kiến thức: Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Học sinh tự tính toán dưới sự giúp đỡ của gia đình và người thân

18

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 1)

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

HỌC KÌ II

19

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Tiết 2)

1

1. Kiến thức: Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

20

21

Bài 9: Trang phục và thời trang

2

1. Kiến thức: Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Khuyến khích học sinh tự học

22

23

Bài 10: Lực chọn và sử dụng trang phục

2

1. Kiến thức: Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

2. Năng lực: – Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

24

Bài 11: Bảo quản trang phục

1

1. Kiến thức: Sử dụng và bảo quản được một số loại hình trang phục thông dụng.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Hướng dẫn học sinh tự học; chú trọng bảo quản trang phục trong gia đình với sự giúp đỡ của người thân

25

Ôn tập chủ đề 3. Trang phục và thời trang

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

– Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

– Sử dụng và bảo quản được một số loại hình trang phục thông dụng.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

26

Kiểm tra giữa học kì II

1

1. Về kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức thuộc các tiết học từ tiết 17 đến tiết 25

2. Về năng lực:

– Kiểm tra một số năng lực thuộc các tiết học từ tiết 17 đến tiết 25

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

– Thời gian: 45’

-Thời điểm: Tuần 26

– Hình thức: Viết

27

28

Bài 12: Đèn điện

2

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của đèn điện.

– Sử dụng đèn điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Sử dụng đèn điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn: Hướng dẫn học sinh thực hành ở nhà với sự giám sát của người thân.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình: Hướng dẫn học sinh tự học

29

30

Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

2

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của nồi cơm điện và bếp hồng ngoại.

– Sử dụng nồi cơm điện và bếp hồng ngoại trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

31

Bài 14: Quạt điện và máy giặt (Tiết 1)

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của quạt điện và máy giặt.

– Sử dụng quạt điện và máy giặt trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

32

Ôn tập chủ đề 4. Đồ dùng điện trong gia đình

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình (Ví dụ: nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hoà,…).

– Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

33

Kiểm tra cuối học kì II

1

1. Về kiến thức: Kiểm tra một số kiến thức thuộc các tiết học từ tiết 17 đến tiết 32

2. Về năng lực: Kiểm tra một số năng lực thuộc các tiết học từ tiết 17 đến tiết 32

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

– Thời gian: 45’

-Thời điểm: Tuần 26

– Hình thức: Viết

34

Bài 14: Quạt điện và máy giặt (Tiết 2)

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của quạt điện và máy giặt.

– Sử dụng quạt điện và máy giặt trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

35

Bài 15: Máy điều hòa không khí một chiều

1

1. Kiến thức:

– Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của máy điều hòa không khí 1 chiều.

– Sử dụng máy điều hòa không khí 1 chiều trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

– Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc cá nhân cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập; ghi chép cá nhân vào vở HS.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tham gia thảo luận, thống nhất báo cáo của nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc cá nhân và nhóm, đề xuất ý kiến cá nhân giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ được giao của môn học.

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa Học kỳ 1

45 phút

Tuần 9

– Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng của học sinh từ tiết học 01 đến tiết học 08 theo PPCT.

Kiểm tra viết

Cuối Học kỳ 1

45 phút

Tuần 16

– Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng của học sinh từ tiết học 01 đến tiết học 16 theo PPCT.

Kiểm tra viết

Giữa Học kỳ 2

45 phút

Tuần 26

– Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng của học sinh từ tiết học 01 đến tiết học 30 theo PPCT.

Kiểm tra viết

Cuối Học kỳ 2

45 phút

Tuần 33

– Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng của học sinh từ tiết học 01 đến tiết học 16 theo PPCT.

Kiểm tra viết

2. Các nội dung khác

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

…., ngày …tháng 9 năm 2021

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

XÁC NHẬN CỦA TCM

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

……

TỔ TRƯỞNG

……

…..

4. Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040

TRƯỜNG: THCS ………

TỔ: XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phụ lục I

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

MÔN: Nghệ thuật – Nội dung Âm nhạc lớp 6

(Kèm theo Công văn số 4040 BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: NGHỆ THUẬT – NỘI DUNG ÂM NHẠC LỚP 6

(Năm học 2021 – 2022)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 07; Số học sinh: 295; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): Không

2. Tình hình đội ngũ:

Số giáo viên: 01; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 01 Đại học: 0; Trên đại học: 01

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 0; Khá: 02; Đạt: 0; Chưa đạt: 0

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Bảng phụ bài hát, bài TĐN

Không hạn định

Trong các tiết học hát,TĐN

GV khai thác hiệu quả

2

TV (hoặc máy chiếu)

01

Các tiết dạy lí thuyết, thực hành, luyện tập kĩ năng

GV chủ động sử dụng

3

Đàn phím điện tử

01 cái

Trong các tiết học

GV khai thác hiệu quả

4

Thanh phách

20 đôi

Trong các tiết học hát,TĐN

GV và HS khai thác hiệu quả

5

Loa

01

Trong các tiết học hát, TTÂN, TĐN

GV chủ động sử dụng

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng bộ môn

01

Sinh hoạt tổ – nhóm chuyên môn

Gv sử dụng theo kế hoạch của tổ – nhóm

2

Phòng học Âm nhạc

01

Dạy học các buổi chính khóa theo TKB nhà trường

Gv sử dụng theo TKB

3

Phòng CNTT

01

Dạy các bài có sử dụng CNTT: trình chiếu hình ảnh và video, sử dụng phần mềm dạy học.

4

Sân trường

01

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm Âm nhạc

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

Cả năm:

35 tuần = 35 tiết

Học kì I:

18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết

Học kì II:

17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết

HỌC KỲ I

Tuần

Tên chủ đề

Số tiết

Tiết theo PPCT

Tên bài học

Yêu cầu cần đạt

(Quy định trong chương trình môn học)

Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19

(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học)

01

CHỦ ĐỀ 1:

EM YÊU ÂM NHẠC

03

Tiết 1

– Hát bài Em yêu giờ học hát

– Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc

– Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh minh hoạ cho các thuộc tính của âm thanh.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Em yêu giờ học hát; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động.

– Biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

– Bước đầu biết vận dụng, thể hiện âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

02

Tiết 2

– Đọc nhạc: Luyện đọc gam Đô trưởng; Bài đọc nhạc số 1

– Ôn tập bài hát Em yêu giờ học hát

– Đọc nhạc đúng cao độ gam Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

03

Tiết 3

– Nhạc cụ: Hoà tấu

– Thường thức âm nhạc: Hát bè

– Trải nghiệm và khám phá: Nói theo âm hình tiết tấu rồi hát với cao độ tuỳ ý.

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Em yêu giờ học hát hoặc bài đọc nhạc số 1.

– Nêu được đặc điểm vàtác dụng của hát bè; nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Nêu được đặc điểm và tác dụng của hát bè.

– Nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản.

04

CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

03

Tiết 4

– Hát bài Lí cây đa

– Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin

– Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu bằng ngôn ngữ hoặc nhạc cụ gõ đệm cho bài hát

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Lí cây đa; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; bước đầu biết biểu diễn bài hát.

– Biết được kí hiệu 7 bậc âm cơ bản bằng hệ thống chữ cái Latin.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát; nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Nhận biết được kí hiệu của 7 bậc âm cơ bản và ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông.

-Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

05

Tiết 5

– Ôn tập bài hát Lí cây đa

– Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu

– Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi.

– Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Việt Nam quê hương tôi; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

– Cung cấp (video, tư liệu âm thanh, hình ảnh), học sinh tự thực hiện các yêu cầu này.

06

Tiết 6

– Đọc nhạc: Luyện đọc gam Đô trưởng theo trường độ đen chấm dôi; Bài đọc nhạc số 2

– Nhạc cụ: Hoà tấu

– Trải nghiệm và khám phá|: Hát theo cách riêng của mình

– Đọc nhạc đúng trường độ đen chấm dôi; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

07

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

02

Tiết 7

– Ôn tập Bài đọc nhạc số 1, Bài đọc nhạc số 2

– Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu ở chủ đề 1 và chủ đề 2

– Ôn tập các bài hát: Em yêu giờ học hát, Lí cây đa.

– Củng cố lại các bài hát và bài đọc nhạc đã học qua hai chủ đề.

– Luyện tập bài tập tiết tấu ở chủ đề 1 và chủ đề 2.

– Học sinh tự thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên.

08

Tiết 8

– Bốc thăm một trong hai bài hát và thể hiện:“Lí cây đa”, “Em yêu giờ học hát”.

– Bốc thăm một trong hai bài đọc nhạc số 1, bài đọc nhạc số 2 và thể hiện.

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát “Lí cây đa”, “Em yêu giờ học hát”.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 và bài đọc nhạc số 2.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

09

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ

03

Tiết 9

– Hát bài Bụi phấn

– Thường thức âm nhạc: Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ

– Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Bụi phấn; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc truyền thống Việt Nam của Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc của nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu,…

-Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

10

Tiết 10

– Ôn tập bài hát Bụi phấn

– Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu

– Thường thức âm nhạc: Đàn tranh và đàn đáy

– Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Bụi phấn.

– Nêu được tên và các đặc điểm của đàn tranh, đàn đáy; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn tranh, đàn đáy.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Luyện tập bài hát

– Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Cung cấp (video, tư liệu âm thanh, hình ảnh), Hs tự thực hiện các yêu cầu này.

-Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

11

Tiết 11

– Đọc nhạc : Luyện đọc quãng 3; Bài đọc nhạc số 3

– Nhạc cụ: Thế bấm các hợp âm C, F, G trên kèn phím

– Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể (Tiếp).

– Đọc nhạc đúng cao độ các quãng 3 đi lên và đi xuống; đọc đúng cao độ các nốt Si, La nằm ở dòng kẻ phụ bên dưới khuông nhạc; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

– Thể hiện và chuyển được các hợp âm C, F, G trên kèn phím.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

-Tự thực hiện nội dung TNKP và nhạc cụ theo hướng dẫn của giáo viên.

12

CHỦ ĐỀ 4: TÌNH BẠN BỐN PHƯƠNG

03

Tiết 12

– Hát bài Tình bạn bốn phương, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ

– Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Tình bạn bốn phương; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động.

– Biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát; nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Tự làm nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có.

13

Tiết 13

– Nghe tác phẩm Turkish March; Nhạc sĩ Wolfgang Amadeus Mozart

– Ôn tập bài hát Tình bạn bốn phương

– Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện gõ đệm bằng các loại nhạc cụ gõ và những vận dụng thường ngày…

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Turkish March; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ W.A.Mozart; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Biết cách gõ đệm cho bài hát, bài đọc nhạc bằng các loại nhạc cụ gõ và những vận dụng như cốc, bút, vỗ tay lên mặt bàn…

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

– Tự luyện tập bài hát.

-Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

14

Tiết 14

– Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

– Lí thuyết âm nhạc: Nhịp

– Nhạc cụ: Hoà tấu

– Đọc nhạc đúng cao độ nốt Son nằm ở dòng kẻ phụ bên dưới khuông nhạc; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo phách mạnh và phách mạnh vừa.

– Biết được các đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp .

– Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Tình bạn bốn phương; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Giáo viên lồng ghép các kiến thức Lí thuyết âm nhạc khi thực hiện dạy các mạch nội dung hát, đọc nhạc, nhạc cụ.

15

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

02

Tiết 15

– Ôn tập Bài đọc nhạc số 1, Bài đọc nhạc số 2, bài đọc nhạc số 3, bài độc nhạc số 4.

– Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu ở chủ đề 1, chủ đề 2, chủ đề 3, chủ đề 4.

– Ôn tập các bài hát: Em yêu giờ học hát, Lí cây đa, Bụi phấn, Tình bạn bốn phương.

– Củng cố lại các bài hát và bài đọc nhạc đã học qua hai chủ đề.

– Trình bày các bài hát qua các hình thức như: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca…

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

– Luyện tập bài tập tiết tấu ở chủ đề 1 và chủ đề 2, chủ đề 3, chủ đề 4.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

16

Tiết 16

– Kiểm tra bốn bài hát và hai bài đọc nhạc số1, số 2, số 3, số 4.

+ “Lí cây đa”

+ “Em yêu giờ học hát”

+ “ Bụi phấn”.

+ “Tình bạn bốn phương”.

– Cho học sinh thể hiện bài hát và bài đọc nhạc theo hình thức bốc thăm.

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát:

+ “Lí cây đa”

+ “Em yêu giờ học hát”

+ “ Bụi phấn”.

+ “Tình bạn bốn phương”.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1,2,3,4. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

17

ÔN TẬP CHUNG

02

Tiết 17

Ôn tập: Thường thức âm nhạc: Nghe các tác phẩm

+ Turkish March; Nhạc sĩ Wolfgang Amadeus Mozart

+ Việt Nam quê hương tôi; Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

+ Đàn tranh, đàn đáy

– Thuyết trình được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Mozart, nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

– Cảm nhận được nội dung giai điệu, tính chất âm nhạc tác phẩm Turkish March, Việt Nam quê hương tôi.

– Nghe cảm nhận về màu sắc, âm thanh của tiếng đàn tranh và đàn đáy.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

18

Tiết 18

– Ôn tập nội dung: Nhạc cụ: sử dụng những nhạc cụ tự làm từ những vận dụng sẵn có.

– Ôn tập nội dung: Trải nghiệm sáng tạo

– Trình bày các bài hát các bài đọc nhạc ở mức độ biểu diễn: hát kết hợp vận động cơ thể; hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ tiết tấu (nhạc cụ tự làm).

– Thực hành nhạc cụ giai điệu trên các mẫu âm đã học.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

HỌC KÌ II

19

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN

03

Tiết 19

– Hát bài Mùa xuân em tới trường .

– Trải nghiệm và khám phá: Nói theo sơ đồ tiết tấu rồi hát với cao độ tuỳ ý.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Mùa xuân em tới trường; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; bước đầu biết biểu diễn bài hát.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

20

Tiết 20

– Ôn tập bài hát Mùa xuân em tới trường, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

– Nghe bài hát Mùa xuân đầu tiên; Nhạc sĩ Văn Cao.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Mùa xuân đầu tiên; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Tự luyện tập bài hát.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc

Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

21

Tiết 21

– Luyện đọc các nốt của hợp âm Đô trưởng; Bài đọc nhạc số 5

– Hoà tấu nhạc cụ

– Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng các động tác gõ, vỗ,… lên mặt bàn để thể hiện âm hình tiết.

– Đọc nhạc đúng cao độ các nốt của hợp âm Đô trưởng; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 5; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo phách mạnh và phách mạnh vừa; biết đọc nhạc 2 bè.

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Mùa xuân em tới trường; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Tự thực hiện nội dung TNKP và nhạc cụ theo hướng dẫn của giáo viên.

22

CHỦ ĐỀ 6: ƯỚC MƠ

03

Tiết 22

– Hát bài Những lá thuyền ước mơ

– Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Những lá thuyền ước mơ; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động.

– Biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Tự làm nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có

23

Tiết 23

– Ôn tập bài hát Lá thuyền ước mơ, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ

– Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng các động tác cơ thể để thể hiện bài tập tiết tấu

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng các nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Những lá thuyền ước mơ.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Tự luyện tập bài hát.

– Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

24

Tiết 24

– Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 6

– Lí thuyết âm nhạc: Cung và nửa cung

– Nghe nhạc: tác phẩm Romance; Đàn guitar và đàn accordion

– Đọc nhạc đúng tiết tấu ; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 6; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

– Biết được các đơn vị cung và nửa cung; biết được khoảng cách về độ cao giữa các bậc âm cơ bản.

– Nêu được tên và các đặc điểm của đàn guitar, đàn accordion; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn guitar, đàn accordion.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Romance; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

25

KIỂM TRA GIỮA KÌ II

01

Tiết 25

– Kiểm tra hai bài hát và hai bài đọc nhạc số 5, số 6.

– Bài hát: Mùa xuân em tới trường,Những lá thuyền ước mơ”

– Kiểm tra bằng hình thức thể hiện một bài hát và bài đọc nhạc mà mình bốc thăm được.

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Mùa xuân em tới trường,Những lá thuyền ước mơ”. Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5, 6. Biết đọc nhạc kết hợp với gõ đệm.

26

CHỦ ĐỀ 7: HOÀ BÌNH

03

Tiết 26

– Hát bài Ước mơ xanh

– Nghe bài hát Bài ca hoà bình

– Trải nghiệm và khám phá: Làm nhạc cụ gõ bằng vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Ước mơ xanh; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; biết hát bè đơn giản.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Bài ca hoà bình; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Biết làm nhạc cụ gõ bằng các vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

– Tự làm nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có.

27

Tiết 27

Bài đọc nhạc số 7

– Ôn tập bài hát Ước mơ xanh, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, tập hát bè đơn giản

– Trải nghiệm và khám phá: Sử dụng các động tác gõ, vỗ,… lên mặt bàn để thể hiện âm hình tiết

– Đọc nhạc đúng cao độ nốt Rê ở dòng kẻ thứ tư và nốt Mi ở khe thứ tư; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 7; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp; biết đọc nhạc 2 bè.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Ước mơ xanh; chơi được bài hoà tấu cùng các bạn.

– Bước đầu biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Tự luyện tập bài hát.

-Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

28

Tiết 28

Các bậc chuyển hoá và dấu hoá

– Hoà tấu nhạc cụ

– Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

– Nhận biết và giải thích được ý nghĩa các bậc chuyển hoá, dấu hoá; biết hai hình thức sử dụng dấu hoá; biết được kí hiệu các bậc chuyển hoá bằng chữ cái Latin.

– Nêu được đôi nét về những đóng góp cho nghệ thuật Cải lương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Giải thích được ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc.

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản.

Cung cấp (video, tư liệu âm thanh, hình ảnh), học sinh tự thực hiện các yêu cầu này.

29

CHỦ ĐỀ 8: ÂM VANG NÚI RỪNG

03

Tiết 29

– Hát bài Đi cắt lúa

– Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Đi cắt lúa;

– Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; biết biểu diễn bài hát.

– Biết ứng dụng gõ đệm cho bài hát Đi cắt lúa bằng các vận dụng gõ như: cốc, bút, vỗ tay lên mặt bàn,.. (chơi được bài hoà tấu cùng các bạn).

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Tự thực hiện nội dung nhạc cụ theo hướng dẫn của giáo viên.

30

Tiết 30

– Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 8

– Nghe bài hát Nhạc rừng; Nhạc sĩ Hoàng Việt

– Trải nghiệm và khám phá: Mô phỏng âm thanh thiên nhiên.

– Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 8; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp; biết đọc nhạc 2 bè.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Nhạc rừng; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Việt; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.

– Biết phân biệt âm thanh thiên nhiên qua phần nghe âm thanh của tiếng chim hót, tiếng nước suối chảy, tiếng mưa, tiếng gió,…

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

– Tự thực hiện nội dung TNKP theo hướng dẫn của giáo viên.

31

Tiết 31

– Hoà tấu

– Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa

– Trải nghiệm khám phá: Thể hiện âm hình tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể

– Biết ứng dụng gõ đệm cho bài hát Đi cắt lúa bằng các vận dụng gõ như: cốc, bút, vỗ tay lên mặt bàn,.. (chơi được bài hoà tấu cùng các bạn).

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, cảm nhận được sắc thái bài hát; nêu được tên tác giả, nội dung bài hát; biết hát đơn ca, song ca, tốp ca…

– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể,

Học sinh tự thực hiện các yêu cầu sau:

– Tự luyện tập bài hát.

– Tự thực hiện nội dung TNKP và nhạc cụ theo hướng dẫn của giáo viên.

32

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

02

Tiết 32

– Ôn tập: Bài đọc nhạc số 7, Bài đọc nhạc số 8

– Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu ở chủ đề 5, 6 và chủ đề 7, 8

– Ôn tập các bài hát: Ước mơ xanh, Đi cắt lúa.

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát: “Ước mơ xanh”, “Đi cắt lúa”.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 7, 8.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

33

Tiết 33

– Kiểm tra hai bài hát và hai bài đọc nhạc số 7, số 8.

– Bài hát: Ước mơ xanh, Đi cắt lúa.

– Kiểm tra bằng hình thức thể hiện một bài hát và bài đọc nhạc mà mình bốc thăm được.

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát:

+ Ước mơ xanh, Đi cắt lúa.

+ Đi cắt lúa.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 7, 8.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

34

ÔN TẬP

02

Tiết 34

– Ôn tập bài hoà tấu và bài tập tiết tấu ở chủ đề 5, 6 và chủ đề 7, 8

– Hát: Đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát: Những lá thuyền ước mơ, Mùa xuân em tới trường.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

35

Tiết 35

– Ôn tập các bài hát: Những lá thuyền ước mơ, Mùa xuân em tới trường.

– Ôn tập Bài đọc nhạc số 5, Bài đọc nhạc số 6.

– Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5,6.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa Học kỳ I

45 phút

Tuần 8

– Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 1,2 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ.

– Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát.

Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

Cuối học kỳ I

45 phút

Tuần 16

– Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 3,4 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ.

– Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát.

Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

Giữa Học kỳ II

45 phút

Tuần 25

– Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 5,6 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ.

– Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát.

Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

Cuối học kỳ II

45 phút

Tuần 33

– Hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, tiết tấu của các bài hát ở chủ đề 7,8 kết hợp với các cách gõ đệm hoặcvận đông phụ hoạ.

– Đọc chuẩn xác cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn nhạc cụ hoặc sử dụng các nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu để đệm cho các bài hát.

Thực hành hát và đọc nhạc và biểu diễn nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu

TỔ TRƯỞNG

……..

….., ngày ….tháng 9 năm 2021

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

………

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giảm tải Giáo dục thể chất lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969

Nội dung điều chỉnh GDTC lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
929

Nội dung điều chỉnh GDTC lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch giảm tải Giáo dục thể chất lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969 giúp giáo viên sắp xếp các nội dung dạy học sao cho phù hợp với dạy học trực tuyến. Mẫu được thiết kế dựa trên phụ lục Công văn số 3969/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Mời các thầy cô tham khảo.

Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo, từ đó các giáo viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với lớp học của mình.

Phục lục 2 môn GDTC lớp 2 theo công văn 3969

Tuần,

tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bồ sung (nếu có)

(Những điểu chinh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham kháo; xây dựng chủ để học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học/ thời lượng

Tuần 1

Chủ đề 1: Đội hình đội ngũ

Vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện

– Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 1)

1 tiết

1 tiết

Tuần 2

– Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 2,3)

2 tiết

Tuần 3

– Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 4,5)

2 tiết

Tuần 4

– Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 5

– Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 6

– Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 5)

– Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại (Tiết 1)

1 tiết

1 tiết

Tuần 7

– Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại

(Tiết 2,3)

2 tiết

Tuần 8

– Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại (Tiết 4)

– Bài: Ôn tập chủ đề đội hình đội ngũ

1 tiết

1 tiết

Tuần 9

Chủ đề 2: Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản

Bài 1: Đi theo hướng thẳng (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 10

– Bài 1: Đi theo hướng thẳng (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 11

– Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 12

– Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 13

– Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 5) – Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 1)

1 tiết

1 tiết

Tuần 14

– Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 2,3)

2 tiết

Tuần 15

– Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 16

– Bài 4: Chạy thay đổi hướng (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 17

– Bài 4: Chạy thay đổi hướng (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 18

– Bài 5: Các động tác ngồi cơ bản (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 19

– Bài 5: Các động tác ngồi cơ bản (Tiết 3)

– Bài 6: Động tác quỳ cơ bản (Tiết 1)

1 tiết

Tuần 20

– Bài 6: Động tác quỳ cơ bản (Tiết 2,3)

2 tiết

Tuần 21

– Bài: Ôn các tư thế và kỹ năng vận động cơ bản – Bài: Kiểm tra cuối HK I

1 tiết

1 tiết

Tuần 22

Chủ đề 3: Bài tập thể dục

– Bài 1: Động tác vươn thở và động tác tay – Bài 2: Động tác chân và động tác lườn (Tiết 1)

1 tiết

1 tiết

Tuần 23

– Bài 2: Động tác chân và động tác lườn (Tiết 2)

– Bài 3: Động tác bụng và động tác toàn thân (Tiết 1)

1 tiết

1tiết

Tuần 24

– Bài 3: Động tác bụng và động tác toàn thân (Tiết 2)

– Bài 4: Động tác nhảy và động tác điều hòa (Tiết 1)

1 tiết

1tiết

Tuần 25

– Bài 4: Động tác nhảy và động tác điều hòa (Tiết 2)

Bài: Ôn tập kiểm tra đánh gia bài tập thể dục

1 tiết

1tiết

Tuần 26

Chủ đề 4: Thể dục nhịp điệu

– Bài 1: Các tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 27

– Bài 1: Các tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 28

– Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 29

– Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 30

– Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 1,2)

2 tiết

Tuần 31

– Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 3,4)

2 tiết

Tuần 32

– Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 5)

– Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 1)

1 tiết

1 tiết

Tuần 33

– Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 2,3)

2 tiết

Tuần 34

– Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 4,5)

2 tiết

Tuần 35

– Bài: Ôn tập chủ đề Kiểm tra cuối HK II – Bài: Tổng kết năm học

2 tiết

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giảm tải lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969 – Tất cả các môn

Nội dung điều chỉnh lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969
633

Nội dung điều chỉnh lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969

Kế hoạch giảm tải lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969 – Tất cả các môn – Tất cả các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm,…. giúp giáo viên sắp xếp các nội dung dạy học sao cho phù hợp với dạy học trực tuyến. Mẫu được thiết kế dựa trên phụ lục Công văn số 3969/BGDĐT- GDTH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021- 2022 ứng phó với dịch Covid- 19. Mời các thầy cô tham khảo.

Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo, từ đó các giáo viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với lớp học của mình.

1. Kế hoạch giảm tải Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

(Thời lượng môn Tiếng việt: 10 tiết/tuần x 35 tuần = 350 tiết)

(Tinh giảm chương trình: 10 tiết/ tuần x 30 tuần = 300 tiết)

Tuần, tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học/

thời lượng

1

Em đã lớn hơn

Bé Mai đã lớn

Đọc: Bé Mai đã lớn

2 tiết

THLM: Môn TNXH (Các thế hệ trong một gia đình)

Viết chữ hoa A

1 tiết

THLM: môn Đạo đức (Giáo dục tình yêu thương trong gia đình)

Từ và câu

1 tiết

Thời gian biểu

Đọc: Thời gian biểu

1 tiết

THLM: Môn Đạo đức (Qúy trọng thời gian)

Nghe – Viết: Bé Mai đã lớn.

Bảng chữ cái. Phân biệt c/k

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trẻ em

1 tiết

Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, lời khen ngợi.

1 tiết

Tích hợp MT: Kết hợp khai thác ý bảo vệ môi trường qua chi tiết: Nhờ con tưới nước mỗi ngày đấy!

Nói, viết lời tự giới thiệu

1 tiết

THLM: MônHĐTN Chơi trò chơi “ Tôi có thể”….

Đọc một truyện về trẻ em

1

2

Ngày hôm qua đâu rồi?

Đọc: Ngày hôm qua đâu rồi?

2 tiết

THLM: Môn Đạo đức (Qúy trọng thời gian)

Viết chữ hoa Ă, Â

1 tiết

Tích hợp ngôn ngữ với vận động vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Từ chỉ sự vât. Câu kiểu: Ai là gì?

1 tiết

Út Tin

Đọc: Út Tin

1 tiết

Nhìn – Viết: Ngày hôm qua đâu rồi?

Bảng chữ cái. Phân biệt g/gh

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trẻ em ( tiếp theo)

1 tiết

THLM: Môn HĐTN HĐGDTCĐ: Tìm hiểu và đề xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.

Nghe – kể: Thử tài

1 tiết

Viết thời gian biểu

1 tiết

THLM: môn Đạo đức (Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống)

Đọc một bài đọc về trẻ em

1 tiết

3

Mỗi người một vẻ

Tóc xoăn và tóc thẳng

Đọc: Tóc xoăn và tóc thẳng

2 tiết

Viết chữ hoa B

1 tiết

Tích hợp KNS: Bạn bè phải thương yêu nhau

Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu: Ai làm gì?

1 tiết

Làm việc thật là vui

Đọc: Làm việc thật là vui

1 tiết

THLM: môn TNXH (Nghề nghiệp của người thân trong gia đình)

Nghe – Viết: Làm việc thật là vui

Bảng chữ cái. Phân biệt s/x, en / eng

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Bạn bè

1 tiết

THLM: môn Âm nhạc (Nhịp điệu bạn bè)

Nói và đáp lời chúc mừng, lời khen ngợi

1 tiết

Nói, viết lời cảm ơn

1 tiết

Đọc một bài thơ về trẻ em

1 tiết

4

Những cái

tên

Đọc: Những cái tên

2 tiết

THLM: môn QTE (Trẻ em sinh ra sẽ có tên gọi)

Viết chữ hoa C

1 tiết

THLM: Môn HĐTN Rèn luyện nền nếp học tập và sinh hoạt ở trường.

Viết hoa tên người

1 tiết

Cô gió

Đọc : Cô gió

1 tiết

Nghe – viết: Ai dậy sớm

Phân biệt ai/ay

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Bạn bè (tt)

1 tiết

THLM: môn Âm nhạc (Nhịp điệu bạn bè)

Nghe – kể: Chuyện ở phố Cây Xanh

1 tiết

Đặt tên cho bức tranh

1 tiết

Đọc một bài văn về trẻ em

1 tiết

5

Bố mẹ yêu thương

Bọ rùa tìm mẹ

Đọc: Bọ rùa tìm mẹ

2 tiết

THLM: Môn HĐTN Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân.

Viết chữ hoa D, Đ

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào?

1 tiết

Cánh đồng

của bố

Đọc : Cánh đồng của bố

1 tiết

Tích hợp: KNS Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.

Nghe – viết: Bọ rùa tìm mẹ

Phân biệt : ng/ngh, l, n, dấu hỏi/ dấu ngã

1 tiết

Mở rộng vốn từ : Gia đình

1 tiết

THLM: môn TNXH (Giữ vệ sinh nhà ở )

Nói và đáp lời chia tay, lời từ chối

1 tiết

Viết tin nhắn

1 tiết

Đọc một truyện về gia đình.

1 tiết

6

Mẹ

Đọc: Mẹ

2 tiết

Tích hợp: KNS Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.

Viết chữ hoa E, Ê

1 tiết

Từ chỉ sự vật. Dấu chấm

1 tiết

Con

lợn đất

Đọc: Con lợn đất

1 tiết

THLM: Môn Đạo đức Bảo quản đồ dùng cá nhân

Nhìn – viết: Mẹ

Phân biệt c/k; iu/ưu, d/v

1 tiết

Mở rộng vốn từ : Gia đình (tiếp theo)

1 tiết

Nghe – kể: Sự tích hoa cúc trắng

1 tiết

THLM: môn QTE (bổn phận của con cái đối với cha mẹ)

Luyện tập đặt tên cho bức tranh

1 tiết

Đọc một bài đọc về gia đình

1

7

Ông bà

yêu quý

Cô chủ nhà tí hon

Đọc: Cô chủ nhà tí hon

2 tiết

THLM: môn Đạo đức Bảo quản đồ dùng gia đình

Viết chữ hoa G

1 tiết

Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì?

1 tiết

Bưu thiếp

Đọc: Bưu thiếp

1 tiết

THLM: môn Toán Đường thẳng – đường cong để làm bưu thiếp

Nhìn – viết: Ông tôi

Phân biệt ng/ngh; iu/ưu, g/r

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Gia đình (tiếp theo)

1 tiết

Nói và đáp lời chào hỏi

1 tiết

Nói, viết lời xin lỗi

1 tiết

Đọc một bài thơ về gia đình

1 tiết

8

Bà nội, bà ngoại

Đọc: Bà nội, bà ngoại

2 tiết

Viết chữ hoa H

1 tiết

Từ chỉ hoạt động, chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

THLM: môn Đạo đức (yêu quý tình cảm gia đình)

Bà tôi

Đọc: Bà tôi

1 tiết

Nghe – viết: Bà tôi

Bảng chữ cái. Phân biệt l/n, uôn/uông

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Gia đình (tiếp theo)

1 tiết

Xem – kể: Những quả đào

1 tiết

Viết bưu thiếp

1 tiết

Đọc một bài văn về gia đình

1 tiết

9

Ôn tập giữa học kì I

Ôn tập 1

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản truyện

1 tiết

Luyện tập viết chữ hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H

1 tiết

Ôn tập 2

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin

1 tiết

Luyện tập nghe – viết: Gánh gánh gồng gồng

Luyện tập phân biệt ng/ ngh; ch /tr, dấu hỏi/ dấu ngã

1 tiết

Ôn tập 3

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu, học thuộc lòng văn bản thơ

1 tiết

Luyện tập xem – kể: Vai diễn của Mít

1 tiết

Ôn tập 4

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu văn bản miêu tả

1 tiết

Luyện tập từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm

Luyện tập câu Ai là gì? , Ai làm gì?

1 tiết

Ôn tập 5

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu

1 tiết

Luyện tập viết bưu thiếp./ Luyện tập chia sẻ về một truyện em thích.

1 tiết

10

Những người bạn nhỏ

Cô chủ không biết quý tình bạn

Đọc: Cô chủ không biết quý tình bạn

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa I

1 tiết

Hoạt động luyện đọc lại GV HS tự thực hành ở nhà.

Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm hỏi

1 tiết

Đồng hồ báo thức

Đọc: Đồng hồ báo thức

1 tiết

THLM: môn ĐĐ thực hiện tốt nội quy, đi học đúng giờ

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

Nghe – viết: Đồng hồ báo thức

Phân biệt c/k; ay/ây, âc/ât

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Đồ vật

1 tiết

Nói và đáp lời xin lỗi, lời từ chối

1 tiết

Giới thiệu đồ vật quen thuộc

1 tiết

Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

11

Đồ đạc trong nhà

Đọc : Đồ đạc trong nhà

2 tiết

-Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

-THLM: môn ĐĐ ( Bảo quản đồ dung cá nhân )

Viết chữ hoa K

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Cái bàn học của tôi

Đọc: Cái bàn học của tôi

1 tiết

Nghe – viết: Chị tẩy và em bút chì

Phân biệt c/k; d/r, ươn/ương

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Đồ vật (tt)

1 tiết

Xem – kể: Con chó nhà hàng xóm

1 tiết

Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc

1 tiết

Đọc một bài đọc về đồ vật hoặc con vật

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

12

Ngôi

nhà thứ hai

Bàn tay dịu dàng

Đọc: Bàn tay dịu dàng

2 tiết

-Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa L

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm than

1 tiết

Danh sách tổ em

Đọc: Danh sách tổ em

1 tiết

Nghe – viết: Bàn tay dịu dàng

Bảng chữ cái. Phân biệt ch/tr, ăc/ăt

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trường học

1 tiết

Nói và đáp lời chia buồn, lời chia tay

1 tiết

Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài thơ về trường học

1 tiết

Phối hợp với PH hướng dẫn HS tự học ở nhà

13

Yêu lắm trường ơi!

Đọc: Yêu lắm trường ơi!

2 tiết

-Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa M

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Góc nhỏ yêu thương

Đọc: Góc nhỏ yêu thương

1 tiết

Tích hợp: KNS ( Bảo quản truyện, SGK và trật tự khi đọc sách tại phòng TV)

Nghe – viết: Ngôi trường mới. Phân biệt g/gh; au/âu, ac/at

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trường học (tt)

1 tiết

Nghe – kể: Loài chim học xây tổ

1 tiết

Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài văn về trường học

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

14

Bạn thân ở trường

Chuyện của thước kẻ

Đọc: Chuyện của thước kẻ

2 tiết

-Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

-THLM: môn ĐĐ ( Bảo quản đồ dung cá nhân )

Viết chữ hoa N

1 tiết

GV gửi video quy trình viết chữ hoa và phối hợp với PH cho HS tự luyện viết ở nhà.

Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Thời khoá biểu

Đọc: Thời khoá biểu

1 tiết

THLM: môn Đạo đức (biết quý trọng thời gian, giờ nào việc nấy)

Nghe – viết: Chuyện của thước kẻ

Phân biệt g/gh; ch/tr, ao/au

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trường học (tiếp theo)

1 tiết

Nói và đáp lời chào, lời khuyên bảo

1 tiết

Tả đồ vật quen thuộc

1 tiết

Đọc một truyện về bạn bè

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

15

Khi trang sách mở ra

Đọc: Khi trang sách mở ra

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

-Tích hợp: Rèn Kĩ năng, khơi gợi nguồn cảm hứngđọc sách cho HS. Phát động tham gia đọc Báo Nhi Đồng.

Viết chữ hoa O

1 tiết

Từ chỉ sự vật. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?

1 tiết

THLM: môn ĐĐ (Bảo quản đồ dùng cá nhân)

Bạn mới

Đọc: Bạn mới

1 tiết

Nghe – viết : Mỗi người một vẻ

Phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Trường học (tiếp theo)

1 tiết

Đọc – kể: Chuyện của thước kẻ

1 tiết

Luyện tập tả đồ vật quen thuộc

1 tiết

THLM: môn HĐTN (Chia sẻ những việc làm để bảo quản ĐDHT)

Đọc một bài đọc về bạn bè

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

16

Nghề nào cũng quý

Mẹ của Oanh

Đọc: Mẹ của Oanh

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa Ô, Ơ

1 tiết

GV gửi video quy trình viết chữ hoa và phối hợp với PH cho HS tự luyện viết ở nhà.

Từ chỉ hoạt động. Đặt câu hỏi Ở đâu?

1 tiết

Mục lục sách

Đọc : Mục lục sách

1 tiết

Nghe – viết: Mẹ của Oanh

Phân biệt eo/oeo; d/r, ăc/ăt

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Nghề nghiệp

1 tiết

Nói và đáp lời cảm ơn

1 tiết

Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài thơ về nghề nghiệp

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

17

Cô giáo lớp em

Đọc: Cô giáo lớp em

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn MT làm bưu thiếp chúc mừng hoặc cảmơn thầy cô

Viết chữ hoa P

1 tiết

Từ chỉ người, chỉ hoạt động. Đặt câu hỏi Ở đâu?

1 tiết

THLM: môn Âm nhạc ( hát bài hát về thầy cô)

Người nặn tò he

Đọc: Người nặn tò he

1 tiết

Nghe – viết: Vượt qua lốc dữ

Phân biệt ng/ngh; s/x, uôc/uôt

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Nghề nghiệp (tt)

1 tiết

Đọc – kể: Mẹ của Oanh

1 tiết

Luyện tập tả đồ vật quen thuộc (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài văn về nghề nghiệp

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

18

Ôn tập cuối học kì I

Ôn tập 1

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu

Luyện tập viết chữ hoa: I, K, L, M, N, P, Ơ

3 tiết

Luyện tập từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động

Luyện tập câu Ai là gì? Ai làm gì?

Luyện tập nói và đáp lời cảm ơn, lời khen ngợi.

Luyện tập chia sẻ bài đọc về người lao động

Ôn tập 2

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu

3 tiết

Luyện tập nghe – viết: Cánh cửa nhớ bà

Luyện tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh ; ch/tr, ui/ uôi

Luyện tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

Luyện tập tả một đồ vật trong nhà

Đánh giá cuối học kì I

Đọc thành tiếng Cá chuồn tập bay

4 tiết

THLM: môn MT (Đại dương trong mắt em)

Đọc hiểu: Bữa tiệc ba mươi sáu món

Nghe – viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món. Dấu chấm câu. Phân biệt d/gi

Giới thiệu một đồ dùng học tập

Nói và nghe: Dòng suối và viên nước đá

KT CKI

19

Nơi chốn thân quen

Khu vườn tuổi thơ

Đọc: Khu vườn tuổi thơ

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa Q

1 tiết

Từ chỉ người, chỉ hoạt động. Dấu chấm than

1 tiết

Con suối bản tôi

Đọc: Con suối bản tôi

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ (Sơn la)

Nghe – viết: Con suối bản tôi

Phân biệt eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi

1 tiết

Mở rộng vốn từ: Nơi thân quen

1 tiết

Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý

1 tiết

Thuật việc được chứng kiến

1 tiết

Đọc một truyện về nơi thân quen, gắn bó

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

20

Con đường làng

Đọc: Con đường làng

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn ÂN (Trên con đường đến trường)

Viết chữ hoa R

1 tiết

Từ chỉ sự vật. Dấu phẩy

1 tiết

Bên cửa sổ

Đọc : Bên cửa sổ

1 tiết

Nghe – viết: Bên cửa sổ

Viết hoa tên địa lí. Phân biệt ch/tr, ong/ông

1 tiết

MRVT: Nơi thân quen (tiếp theo)

1 tiết

Đọc – kể : Khu vườn tuổi thơ

1 tiết

Tích hợp: TNXH- Kĩ năng làm vườn áp dụng chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid-19

Luyện tập thuật việc được chứng kiến

1 tiết

Đọc một bài đọc về nơi thân quen, gắn bó

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

21

Bốn mùa tươi đẹp

Chuyện bốn mùa

Đọc : Chuyện bốn mùa

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn HĐTN (Tìm hiểu một số đồ dùng để trang trí năm mới.)

Viết chữ hoa S

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Đầm sen

Đọc: Đầm sen

1 tiết

Nghe – viết: Đầm sen

Phân biệt êu/uê; l/n, in/inh

1 tiết

Tích hợp: Trân trọng, yêu quý người lao động, yêu và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp

MRVT: Bốn mùa

1 tiết

Nói và đáp lời mời, lời khen ngợi

1 tiết

Luyện tập thuật việc được chứng kiến (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài thơ về bốn mùa

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

22

Dàn nhạc mùa hè

Đọc : Dàn nhạc mùa hè

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn Âm nhạc Nhạc cụ

Viết chữ hoa T

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm

1 tiết

Mùa đông ở vùng cao

Đọc: Mùa đông ở vùng cao

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ (Lào Cai: cảnh đẹp ở Sapa)

Nghe – viết : Mưa cuối mùa

Phân biệt d/gi, iu/iêu, oăn/ oăng

1 tiết

MRVT: Bốn mùa ( tiếp theo )

1 tiết

Nghe kể: Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ

1 tiết

Luyện tập thuật việc được chứng kiến (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài văn về bốn mùa

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

23

Thiên nhiên muôn màu

Chuyện của vàng anh

Đọc : Chuyện của vàng anh

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa U, Ư

1 tiết

Tích hợp: ANQP (Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh các chiến sĩ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai làm gì?

1 tiết

Ong xây tổ

Đọc: Ong xây tổ

1 tiết

Nghe – viết: Ong xây tổ

Phân biệt ua/ươ; r/d/gi, ên/ênh

1 tiết

MRVT: Thiên nhiên

1 tiết

Tích hợp BVMT: Bảo vệ, giữ vệ sinh nơi mình ở.

Nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý

1 tiết

Thuật việc được tham gia

1 tiết

Đọc một truyện về thiên nhiên

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

24

Trái chín

Đọc : Trái chín

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa V

1 tiết

Từ chỉ đăc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? Dấu chấm, dấu chấm than

1 tiết

Hoa mai vàng

Đọc: Hoa mai vàng

1 tiết

Nghe – viết : Hoa mai vàng

Phân biệt ao/oa, ch/ tr, ich/it

1 tiết

Tích hợp: môn Mĩ thuật vẽ Khu rừng thân thiện.

MRVT: Thiên nhiên ( tiếp theo )

1 tiết

Nghe kể: Sự tích cá thờn bơn

1 tiết

Luyện tập thuật việc được tham gia

1 tiết

THLM: môn HĐTN ( Tham g i a chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 )

Đọc một bài đọc về thiên nhiên

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

25

Sắc màu quê hương

Quê mình đẹp nhất

Đọc : Quê mình đẹp nhất

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa X

1 tiết

Từ chỉ hoạt động. Dấu chấm than

1 tiết

Rừng ngập mặn Cà Mau

Đọc: Rừng ngập mặn Cà mau

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ (Rừng ngập mặn Cà Mau)

Nghe – viết : Rừng ngập mặn Cà mau

Viết hoa tên địa lí. Phân biệt r/d/gi, im/ iêm

1 tiết

MRVT: Quê hương

1 tiết

Tích hợp đạo đức giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

Nói và đáp lời cảm ơn

1 tiết

Luyện tập thuật việc được tham gia ( tiếp theo )

1 tiết

Đọc một bài thơ về quê hương

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

26

Mùa lúa chín

Đọc: Mùa lúa chín

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa Y

1 tiết

Từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Sông Hương

Đọc: Sông Hương

1 tiết

Nghe – viết: Sông Hương

Phân biệt eo/oe; iu/iêu, an/ang

1 tiết

MRVT: Quê hương ( tiếp theo )

1 tiết

Nghe – kể: Sự tích Hồ Gươm

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) Hà Nội .

Luyện tập thuật việc được tham gia (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài văn về quê hương

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

27

Ôn tập giữa học kì II

Ôn tập 1

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản truyện

1 tiết

Luyện tập viết chữ hoa Q, R, S, T, Ư, V, X, Y

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ một số địa danh: Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng.

Ôn tập 2

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu văn bản thông tin

1 tiết

Luyện tập nghe – viết: Chiều mùa hạ

Luyện tập phân biệt d/gi; s/x, iên/iêng

1 tiết

Ôn tập 3

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu, đọc thuộc lòng văn bản thơ

1 tiết

Luyện tập nghe – kể: Món quà quê

1 tiết

Ôn tập 4

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu văn bản miêu tả

1 tiết

Luyện tập từ chỉ đặc điểm, dấu câu (dấu chấm than, dấu phẩy)

1 tiết

Ôn tập 5

Luyện tập đọc lưu loát và đọc hiểu Một ngày ở vườn quốc gia

2 tiết

Luyện tập thuật việc được tham gia.

Luyện tập chia sẻ một bài thơ về thiên nhiên

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu văn bản miêu tả

28

Bác Hồ kính yêu

Ai ngoan sẽ được thưởng

Đọc : Ai ngoan sẽ được thưởng

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn BH với những bài học về đạo đức BH.

Viết chữ hoa A (kiểu 2)

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Thư Trung thu

Đọc : Thư Trung thu

1 tiết

Nghe – viết : Thư Trung thu

Phân biệt uy/uyu;l/n, ươn/ương

1 tiết

M RVT: Bác Hồ kính yêu

1 tiết

Nói và đáp lời từ chối, lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng

1 tiết

Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý

1 tiết

Đọc một truyện về Bác Hồ

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

29

Cháu thăm nhà Bác

Đọc: Cháu thăm nhà Bác

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– Tích hợp Vị trí Địa lí cảnh nhà sàn của Bác.

– THLM: môn Âm nhạc hát và nêu được cảm nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn Bác.

Viết chữ hoa Ă (kiểu 2)

1 tiết

Từ chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai làm gì?, Ai thế nào?

1 tiết

Cây và hoa bên lăng Bác

Đọc: Cây và hoa bên lăng Bác

1 tiết

THLM: môn hoạt động trải nghiệm ( SHDC: Truyền thông điệp “ Chung tay bảo vệ môi trường”).

Nghe – viết: Cây và hoa bên lăng Bác

Phân biệt ui/uy;s/x, ưc/ưt

1 tiết

MRVT: Bác Hồ kính yêu (tiếp theo)

1 tiết

Đọc – kể: Ai ngoan sẽ được thưởng

1 tiết

Nói, viết về tình cảm với bạn bè

1 tiết

Đọc một bài đọc về Bác Hồ

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

30

Việt Nam

mến yêu

Chuyện quả bầu

Đọc : Chuyện quả bầu

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– Tích hợp giới thiệu các dân tộc anh em trên đất nước VN thông qua Bản đồ VN.

Viết chữ hoa  (kiểu 2)

1 tiết

GV gửi video quy trình viết chữ hoa và phối hợp với PH cho HS tự luyện viết ở nhà.

Từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy

1 tiết

Sóng và cát ở Trường Sa

Đọc : Sóng và cát ở Trường Sa

1 tiết

Tích hợp GD Yêu quý thiên nhiên, trân trọng những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nghe – viết: Chim rừng Tây Nguyên

Phân biệt d/gi; iêu/ươu, oan/oang

1 tiết

MRVT: Đất nước

1 tiết

THLM: môn HĐTN Truyền thông điệp “ Chung tay bảo vệ môi trường”.

Nói và đáp lời an ủi, lời mời

1 tiết

Nói, viết về tình cảm với người thân

1 tiết

Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

31

Cây dừa

Đọc: Cây dừa

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa Q (kiểu 2)

1 tiết

Từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.

Câu kiểu Ai làm gì? dấu chấm, dấu phẩy

1 tiết

Tôi yêu Sài Gòn

Đọc : Tôi yêu Sài Gòn

1 tiết

– Tích hợp GD đạo đức Yêu thương, quý trọng Tổ quốc VN.

– Tích hợp: Địa lí- Tòa nhà nổi tiếng Bitexco và một số địa danh nổi tiếng tại thành phố HCM.

Nghe – viết : Tôi yêu Sài Gòn

Phân biệt eo/oe; s/x, ac/at

1 tiết

MRVT : Đất nước (tiếp theo)

1 tiết

THLM: môn ĐĐ Thực hiện quy định nơi công cộng.

Đọc – kể : Chuyện quả bầu

1 tiết

Luyện tập nói, viết về tình cảm với người thân

1 tiết

Đọc một bài văn về đất nước Việt Nam

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

32

Bài ca

Trái Đất

Cây nhút nhát

Đọc: Cây nhút nhát

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

Viết chữ hoa N (kiểu 2)

1 tiết

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?

1 tiết

Bạn có biết?

Đọc: Bạn có biết?

1 tiết

THLM: môn TNXH Một số hiện tượng thiên tai, từ đó yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp

Nghe – viết : Cây nhút nhát

Phân biệt eo/oe; ch/tr, an/ang

1 tiết

MRVT: Trái Đất

1 tiết

Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị

1 tiết

Nói, viết về tình cảm với một sự việc

1 tiết

Đọc một truyện về thiên nhiên

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

33

Trái Đất xanh của em

Đọc: Trái Đất xanh của em

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn HĐTN SHCĐ: Xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường

Viết chữ hoa M (kiểu 2)

1 tiết

GV gửi video quy trình viết chữ hoa và phối hợp với PH cho HS tự luyện viết ở nhà.

Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?

1 tiết

Hừng đông mặt biển

Đọc : Hừng đông mặt biển

1 tiết

Nghe – viết : Hừng đông mặt biển

Phân biệt ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt

1 tiết

MRVT : Trái Đất (tiếp theo)

1 tiết

Nghe – kể: Chuyện của cây sồi

1 tiết

Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc

1 tiết

Đọc một bài thơ về thiên nhiên

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

34

Bạn biết phân loại rác không?

Đọc: Bạn biết phân loại rác không?

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết. Hoạt động luyện đọc lại GV hướng dẫn hs thực hành ở nhà. Phối hợp với PH luyện đọc thêm cho HS.

– THLM: môn TNXH Phòng tránh rủi ro thiên tai.

– Tích hợp KNS: Vận dụng cách phân loại rác để giữ gìn môi trường.

Viết chữ hoa V (kiểu 2 )

1 tiết

Từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì?

1 tiết

Cuộc

giải cứu bên bờ biển

Đọc: Cuộc giải cứu bên bờ biển

1 tiết

Tích hợp KNS: Tham gia bảo vệ vạn vật xung quanh mình.

Nghe – viết : Rừng trưa

Phân biệt d/gi; ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã

1 tiết

MRVT : Trái Đất (tiếp theo)

1 tiết

Xem – kể : Ngày như thế nào là đẹp?

1 tiết

Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc (tiếp theo)

1 tiết

Đọc một bài văn về thiên nhiên

1 tiết

GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh.

35

Ôn tập cuối học kì II

Ôn tập 1

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu

3 tiết

Luyện tập viết chữ hoa: A, Ă, Â, Q, N, M, V (kiểu 2)

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ một số địa danh: đảo Phú Quý, Nam Du, Mũi Cà Mau, sông Vàm Cỏ Đông.

Luyện tập từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.

Luyện tập chia sẻ một bài thơ về cảnh đẹp thiên nhiên.

Ôn tập 2

Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu

3 tiết

Luyện tập nghe – viết: Tiếng chim buổi sáng

Luyện tập phân biệt d/gi; ch/tr, iên/iêng, dấu hỏi/ dấu ngã

Luyện tập tả một đồ chơi của em.

Luyện tập nói và đáp lời cảm ơn, lời chia tay, lời đề nghị.

Đánh giá cuối học kì II

Đọc thành tiếng: Người thiếu niên anh hùng.

Đọc hiểu: Một chuyến đi

4 tiết

Nghe – viết: Một chuyến đi. Phân biệt d/gi

Dấu chấm, dấu chấm than.

Thuật việc được tham gia.

Nói và nghe: Kiến và ve

KT CKII

2. Kế hoạch giảm tải Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

(Thời lượng môn Toán: 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết)

(Tinh giảm chương trình: 5 tiết/ tuần x 30 tuần = 150 tiết )

Tuần, tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học/

thời lượng

1

1. Ôn tập và bổ sung

Ôn tập các số đến 100

2 tiết

Tích hợp: Hoạt động trải nghiệm – Sử dụng đồ nhựa tái chế để BVMT.

Ước lượng

1 tiết

Số hạng- Tổng

2 tiết

2

Số bị trừ- Số trừ- Hiệu

2 tiết

Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu

2 tiết

Em làm được những gì?

1 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm bài 8. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

Toán học vào cuộc sống

3

Em làm được những gì?

1 tiết

Điểm – Đoạn thẳng

2 tiết

– Tích hợp: TNXH – Các bộ phận của cây sen.

– Tích hợp: Địa lí, Lịch sử- Cầu Lê Hồng Phong; Vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ.

Tia số – Số liền trước, số liền sau

2 tiết

4

Đề-xi-mét

2 tiết

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm bài 5, bài 7. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

Thực hành và trải nghiệm

1 tiết

– Tích hợp TNX- Giới thiệu về loài cây (cây phượng).

5

6

2. Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20

Phép cộng có tổng bằng 10

1 tiết

9 cộng với một số

1 tiết

8 cộng với một số

1 tiết

7 cộng với một số, 6 cộng với một số

2 tiết

Bảng cộng

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết

– Không làm bài 1, bài 3. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

Không yêu cầu HS học thuộc bảng ngay

Đường thẳng – Đường cong

1 tiết

Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ(Bắc Giang-Lạng Sơn)

Đường gấp khúc

1 tiết

Tích hợp Tìm hiểu về Cầu Long Biên (Hà Nội)

7

Ba điểm thẳng hàng

1 tiết

Tích hợp TNXH giới thiệu về cây thanh long (Bình Thuận)

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết

– Không làm bài 1, bài 2. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

Phép trừ có hiệu bằng 10

1 tiết

– Tích hợp: TNXH – Đeo khẩu trang bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng chống dịch Covid-19

11 trừ đi một số

1 tiết

8

12 trừ đi một số

1 tiết

13 trừ đi một số

1 tiết

14,15, 16,17,18 trừ đi một số

2 tiết

Bảng trừ

1 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết

– Không làm bài 3, bài 8. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

Không yêu cầu HS học thuộc bảng ngay

9

Bảng trừ

2 tiết

Em giải bài toán

2 tiết

Bài toán nhiều hơn

1 tiết

10

Bài toán ít hơn

1 tiết

Đựng nhiều nước, đựng ít nước

1 tiết

Lít

1 tiết

Tích hợp TNXH: Giáo dục hs uống nước 1,5-2lít/ngày

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết.

– Không làm bài 2, bài 4. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

-Tích hợp TNXH: nhắc nhở Hs uống nước đủ.

-Tích hợp Địa lí: Yên Bái, ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

11

Em làm được những gì?

1 tiết

Thực hành và trải nghiệm

1 tiết

Kiểm tra

1 tiết

3. Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Phép cộng có tổng là số tròn chục.

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết.

– Không làm bài 3. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

-Tích hợp: Hoạt động trải nghiệm – Thu gom hộp sữa để BVMT

12

Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

3 tiết

Em làm được những gì?

2 tiết

13

Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục

2 tiết

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

3 tiết

14

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm bài 1, bài 2. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

– Tích hợp: Địa lí- Vị trí địa lí Tp HCM và Quảng Ngãi trên bản đồ.

Thu thập, phân loại, kiểm đếm

1 tiết

-Tích hợp: GDTC – Các môn thể thao.

-Tích hợp: TNXH- Ăn nhiều trái cây đảm bảo sức khỏe.

Biểu đồ tranh

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết.

– Không làm bài 3. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

15

Biểu đồ tranh

1 tiết

Có thể, chắc chắn, không thể

1 tiết

Ngày, giờ

2 tiết

Tích hợp: Đạo đức – Tiết kiệm thì giờ

Ngày, tháng

1 tiết

16

Ngày, tháng

1 tiết

Tích hợp: Lịch sử- Ngày 30/4 và 1/5

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

-Tích hợp: Địa lí-Vị trí tỉnh Cà Mau (Mũi Cà Mau)

Ôn tập HKI

2 tiết

17

Ôn tập HKI

5 tiết

18

Ôn tập HKI

2 tiết

Thực hành và trải nghiệm

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết .

– Không làm bài 2. Bài 3 không cho hs chơi trò chơi “ Chúng em đi tàu”.Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp Địa lí, Đạo Đức. Giới thiệu tòa nhà 81 tầng ở TPHCM

Kiểm tra học kì 1

1 tiết

19

4. Phép nhân, phép chia

Tổng các số hạng bằng nhau

1 tiết

Phép nhân

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết.

– Không làm bài 3, bài 5. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

Thừa số – Tích

1 tiết

20

Bảng nhân 2

2 tiết

Không yêu cầu HS học thuộc bảng nhân ngay

Bảng nhân 5

2 tiết

Phép chia

1 tiết

21

Phép chia

2 tiết

Thực hành và trải nghiệm

1 tiết

Số bị chia – Số chia -Thương

1 tiết

Bảng chia 2

1 tiết

Không yêu cầu HS học thuộc bảng chia ngay

22

Bảng chia 2

1 tiết

Bảng chia 5

2 tiết

Giờ, phút, xem đồng hồ

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết .

– Không làm bài 2 ( tiết 2, bài 5. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

-Tích hợp: Đạo đức-Tiết kiệm thời gian, lập thời gian biểu.

23

Giờ, phút, xem đồng hồ

1 tiết

Em làm được những gì?

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết

– Không làm bài 5, bài 7, bài 9. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: TNXH – Giới thiệu tỉnh Bến Tre có nhiều dừa.

-Tích hợp: ĐĐ-Tiết kiệm thì giờ. Giờ nào việc nấy.

Thực hành và trải nghiệm: Bạn đến nơi nào?

1 tiết

24

5. Các số đến 1000

Đơn vị, chục, trăm, nghìn

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết.

– Không làm bài 4. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: Mĩ thuật – Nhận biết sự phối hợp các gam màu tạo nên bức tường gạch đẹp.

Các số từ 101 đến 110

2 tiết

Thực hiện trong 1 tiết .

– Không làm bài 4, bài 5. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

25

Các số từ 111 đến 200

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm bài 1 ( tiết 2). Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

Các số có ba chữ số

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết .

– Không làm bài 3, bài 6. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

26

Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

1 tiết

So sánh các số có ba chữ số

2 tiết

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết .

– Không làm bài 5, bài 6. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

27

Em làm được những gì?

1 tiết

Mét

2 tiết

Ki-lô-mét

2 tiết

Tích hợp: Địa lí – Quan sát bản đồ; Vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ .

28

Khối trụ – Khối cầu

2 tiết

Hình tứ giác

1 tiết

Xếp hình, gấp hình

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm phần thực hành gấp giấy. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH.

29

Em làm được những gì?

3 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết .

– Không làm bài 5, bài 7, 10. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

Thực hành và trải nghiệm

1 tiết

Kiểm tra

1 tiết

30

6. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000

Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết.

– Không làm bài 2, bài 5. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: Địa lí (Cảng biển Sa Kỳ, Tiên Sa, Cảng Gianh; Ví trí Tp.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quãng Bình trên bản đồ.

Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết.

– Không làm bài 2, bài 3. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: Địa lí, Lịch sử-Núi Bà Đen, Núi Cấm; Vị trí Tây Ninh, An Giang trên bản đồ.

Nặng hơn, nhẹ hơn

1 tiết

31

Ki-lô-gam

1 tiết

– Tích hợp: TNX – Không mang vác đồ nặng giúp phát triển xương, theo dõi trọng lượng cơ thể tránh béo phì.

Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1 000

3 tiết

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000

1 tiết

32

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000

2 tiết

Tiền Việt Nam

1 tiết

Tích hợp: Hoạt động trải nghiệm – Nhận biết Tiền Việt Nam.

Em làm được những gì?

2 tiết

– Thực hiện trong 2 tiết.

– Không làm bài 2, bài 3. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: Địa lí – Các ngọn hải đăng; Vị trí Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ.

33

Em làm được những gì?

1 tiết

Ôn tập cuối năm

4 tiết

Tích hợp: Địa lí – Vựa lúa Long An; Vị trí Long An trên bản đồ.

34

Ôn tập cuối năm

5 tiết

– Tích hợp: TNXH – theo dõi cân nặng để kiểm tra sức khỏe.

– Tích hợp: Địa lí – địa danh Ghềnh Đá Đĩa; Vị trí tỉnh Phú Yên trên bản đồ.

35

Ôn tập cuối năm

2 tiết

– Tích hợp: TNXH – Vựa rau củ quả Lâm Đồng; cần nhiều rau củ quả để bảo đảm sức khỏe.

– Tích hợp: Địa lí -Vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ.

Thực hành và trải nghiệm

2 tiết

– Thực hiện trong 1 tiết

– Không làm Hoạt động 2: Quan sát tranh. Hướng dẫn HS thực hành tại nhà với sự hỗ trợ của PH

– Tích hợp: Địa lí – Tòa nhà nổi tiếng Bitexco Financial với sân bay trực thăng ở Q1, TpHCM.

Kiểm tra CKII

1 tiết

3. Kế hoạch giảm tải Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

ần, tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Yêu cầu cần đạt

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học/

thời lượng

1

Gia đình

Các thế hệ trong gia đình

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tìm hiểu về các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

Nêu và thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình

KNS: Nêu việc làm cụ thể thể hiện sự quan tâm chăm sóc, yêu thương gia đình.

– Tích hợp: Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.

– Tích hợp Môn Đạo đức và Tiếng Việt giáo dục tình yêu thương trong gia đình.

2

Nghề nghiệp của người thân trong gia đình

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu được tên và ý nghĩa các công việc, nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

Thu thập thông tin về những công việc, nghề có thu nhập và công việc tình nguyện.

Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích.

KNS: Biết trân trọng ý nghĩa mỗi nghề nghiệp, có thái độ tôn trọng, biết ơn với những người làm lao động vất vả. Biết chọn được nghề mghiệp yêu thích cho bản thân trong tương lai.

Tích hợp Môn Tiếng Việt và HĐTN về nghề nghiệp.

3

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu được một số nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc ở nhà.

Nêu được những việc có thể làm để phòng tránh ngộ độc và xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

KNS: Biết chọn và bảo quản thực phẩm. Biết cách ăn uống hợp vệ sinh tránh ngộ độc.

Tích hợp: Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn

4

Giữ vệ sinh nhà ở

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở.

Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở.

KNS, MT: Biết làm một số việc nhà vừa sức góp phần giữ vệ sinh môi trường.

Tích hợp: Cần tránh xa và báo với người lớn biết khi phát hiện vật lạ được nghi là bom mìn

– Giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh) nhằm phòng tránh Covid-19.

Tích hợp Môn Đạo đức về bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.

5

Ôn tập chủ đề Gia đình

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

-Chia sẻ về các thế hệ trong gia đình mình

-Liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh nhà ở

-Ứng xử phù hợp liên quan đến an toàn khi ở nhà.

Hệ thống lại nội dung kiến thức về nghề nghiệp.

Tích hợp Môn Mĩ thuật vẽ tranh về gia đình.

6

Trường học

Một số sự kiện ở trường em

Tiết 1/35 phút

Nêu được tên và một số hoạt động của những sự kiện thường được tổ chức ở trường.

Nhận xét được sự tham gia của học sinh trong sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.

KNS: Có thái độ nghiêm túc khi tham gia các hoạt động ở trường.

MT: Biết giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động tập thể ngoại khóa.

Tích hợp: Những sự kiện học sinh đã được trải nghiệm ở trường học. (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,…).

Tích hợp Môn Mĩ thuật : Vẽ tranh cổng trường nhộn nhịp.

6, 7

Ngày nhà giáo Việt Nam

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu được tên môt số hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.

Chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam.

Biết cách thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

Thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

KNS: Nêu được những việc làm cụ thể trong học tập (lắng nghe giảng bài, vâng lời thầy cô, hoàn thành bài tập…)

MT:Nêu những việc làm cụ thể có ý thức giữ vệ sinh trường lớp khi thực hiện các hoạt động thực hành.

Tích hợp Môn Tiếng Việt và HĐTN làm thiệp chúc mừng thầy cô giáo.

7, 8

An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tiết 3/35 phút

Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học.

Giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

– Tích hợp: Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 nơi trường học

-Tích hợp môn Đạo đức với tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.

9

Ôn tập chủ đề Trường học

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Giới thiệu những sản phẩm, những việc đã làm để chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Biết cách ứng xử khi gặp các tình huống nguy hiểm. rủi ro ở trường học.

10

Cộng đồng địa phương

Đường giao thông

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Kể được tên các loại đường giao thông.

Nêu được được một số phương tiện giao thông và những tiện ích của chúng.

KNS: Biết nêu những cách tham gia giao thông an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông khác nhau.

-Tích hợp ATGT

Tích hợp Môn Mĩ thuật về phương tiện giao thông.

11, 12

Tham gia giao thông an toàn

Tiết 1/ 35 phút

Tiết 2/ 35 phút

Tiết 3/ 35 phút

Tiết 4/ 35 phút

Phân biệt được môt số loại biển báo giao thông.

Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của biển báo giao thông.

Thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.

KNS: Biết nêu những cách tham gia giao thông an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông khác nhau.

– Tích hợp HĐTN

– Tích hợp: Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông chủ yếu có ở địa phương và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện

13, 14

Hoạt động mua bán hàng hoá

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tiết 3/35 phút

Tiết 4/ 35 phút

Kể được tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng.

Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Nêu được sự cần thiết phải lựa chọn hàng hóa phù hợp về giá cả và chất lượng.

KNS: Biết chi tiêu hợp lí, thực hành tiết kiệm.

Tích hợp Toán học lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng.

15

Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

-Liên hệ được các hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

Thực hiện cách ứng xử thể hiện cách mua bán hàng hóa ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

-Liên hệ được các phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

Ứng xử một số tình huống thể hiện an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông.

16

Thực vật và động vật

Thực vật sống ở đâu?

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Đặt và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật.

Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật xung quanh.

Phân loại được thực vật theo môi trường sống.

Tích hợp: Tránh vứt rác bừa bãi nơi sông, hồ.

Tích hợp Mĩ thuật về những con vật dưới đại dương.

17

Động vật sống ở đâu?

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Đặt và trả lời câu hỏi về nơi sống của động vật.

Nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh.

Phân loại được động vật theo môi trường sống.

18

Ôn tập

Ôn tập cuối HK I

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Ôn tập củng cố lại kiến thức các chủ đề đã học.

19

Thực vật và động vật

Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.

Chia sẻ với mọi người cùng bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

Tích hợp Mĩ thuật về giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

20, 21

Thực hành tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tiết 3/ 35 phút

Tiết 4/ 35 phút

Tìm hiểu một số thực vật và động vật ở xung quanh và mô tả môi trường sống của chúng.

Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

22

Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Củng cố một số kiến thức của chủ đề Thực vật và động vật.

– Bày tỏ được thái độ trước những việc làm của con người gây hại cho môi trường sống của thực vật và động vật

23

Con người và sức khỏe

Cơ quan vận động

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh ảnh.

Nhận biết được chức năng của cơ quan vận động ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

KNS: Biết vận động vui chơi phù hợp, ngồi học đúng tư thế, mang cặp sách đủ, đúng TKB.

Tích hợp với y tế học đường.

24

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu được một số việc nên làm để bảo vệ xương và cơ.

Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

KNS: Biết vận động vui chơi phù hợp, ngồi học đúng tư thế, mang cặp sách đủ, đúng TKB.

– Tích hợp: với y tế học đường. Thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

25

Cơ quan hô hấp

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.

aNha65n biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

– Tích hợp: Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp

26

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

Nêu được sự cần thiết và cách bảo vệ cơ quan hô hấp.

MT: Giữ vệ sinh môi trường ở xung quanh. Tránh xa môi trường ô nhiễm do khói thuốc.

– Tích hợp: Giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, thực hiện thở đúng cách, tăng cường vận động để giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm phòng tránh Covid-19

27

Cơ quan bài tiết nước tiểu

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.

Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ở mức độ đơn giản.

– Tích hợp: Thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

28

Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu được một số việc thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

29, 30

Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tiết 3/ 35 phút

Biết được một số kiến thức của chủ đề Con người và sức khỏe.

30, 31

Trái đất và bầu trời

Các mùa trong năm

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Tiết 3/ 35 phút

Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa mưa và mùa khô

Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khỏe mạnh.

Tích hợp: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

32

Một số hiện tượng thiên tai

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Mô tả được một số hiện tượng thiên tai.

Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

KNS: Nêu được những việc làm chia sẻ khó khăn với những người ở vùng thiên tai.

Tích hợp: Nhận biết và mô tả được ở mức độ đơn giản một số hiện tượng thiên tai phổ biến tại địa phương.

33

Phòng tránh rủi ro thiên tai

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Nêu và luyên tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro khi bão, lũ, lụt xảy ra.

Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro khi có bão, lũ, lụt.

– Tích hợp: Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai.

34

Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Ôn tập và củng cố lại cho học sinh các nội dung của chủ đề Trái đất và bầu trời.

Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề để mắc trang phục phù hợp với thời tiết ở địa phương, biết ứng phó với các thiên tai: hạn hán, bão, lũ, lụt.

KNS: HS nêu được một số việc cần làm để có thể tự bảo vệ bản thân.

35

Ôn tập

Ôn tập cuối năm

Tiết 1/35 phút

Tiết 2/35 phút

Ôn tập lại những kiến thức trong tâm của các chủ đề.

4. Kế hoạch giảm tải Đạo Đức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

(Thời lượng môn Đạo đức: 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)

(Tinh giảm chương trình: 1 tiết/ tuần x 30 tuần = 30 tiết)

Tuần, tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học

1

Quý trọng thời gian

Quý trọng thời gian (tiết 1)

2 tiết

– Tích hợp môn Tiếng Việt bài: Thời gian biểu.

– GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian” và YCCĐ “Biết vì sao phải quý trọng thời gian”

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

2

Quý trọng thời gian (tiết 2)

Luyện tập, thực hành.

3

Nhận lỗi và sửa lỗi

Nhận lỗi và sửa lỗ (tiết 1)

2 tiết

Nhận diện phẩm chất đạo đức.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

4

Nhận lỗi và sửa lỗ (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

5

Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

Bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 1)

2 tiết

Phẩm chất trách nhiệm

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

6

Bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

7

Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 1)

2 tiết

Phẩm chất chăm chỉ

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

8

Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

9

Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

Kính trọng thầy giáo, cô giáo (tiết 1)

3 tiết

– GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo,cô giáo và yêu quý bạn bè” và “Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè”.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

10

Kính trọng thầy giáo, cô giáo (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

11

Kính trọng thầy giáo, cô giáo (tiết 3)

– Không dạy tiết 3 GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

12

Yêu quý bạn bè (tiết 1)

2 tiết

Nhận diện phẩm chất đạo đức.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

13

Yêu quý bạn bè (tiết 2)

– Không dạy tiết 2 GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

14

Quan tâm giúp đỡ bạn (tiết 1)

2 tiết

Nhận diện phẩm chất đạo đức.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

15

Quan tâm giúp đỡ bạn (tiết 2)

– Không dạy tiết 2 GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

16

Chia sẻ yêu thương (tiết 1)

2 tiết

Nhận diện phẩm chất đạo đức.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

17

Chia sẻ yêu thương (tiết 2)

– Không dạy tiết 2 GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

18

Ôn tập

Ôn tập CKI

19

Thể hiện cảm xúc bản thân

Những sắc màu cảm xúc ( tiết 1)

2 tiết

Năng lực giao tiếp, hợp tác

20

Những sắc màu cảm xúc (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

21

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (tiết 1)

2 tiết

THLM Mỹ thuật

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

22

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

23

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường (tiết 1)

2 tiết

GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ” và “Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết”

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

24

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

25

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng ( tiết 1)

2 tiết

Năng lực TGQVĐ

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

26

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

27

Quê hương em

Em yêu quê hương (tiết1)

2 tiết

THLM Tiếng Việt : Quê mình đẹp nhất.

Nhận diện phẩm chất đạo đức.

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

28

Em yêu quê hương (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

29

Giữ gìn cảnh đẹp quê hương (tiết 1)

2 tiết

GV lồng ghép các YCCĐ: “Nêu được địa chỉ của quê hương” và “Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

30

Giữ gìn cảnh đẹp quê hương (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

31

Tuân thủ quy định nơi công

cộng

Thực hiện quy định nơi công cộng (tiết 1)

4 tiết

Phẩm chất trách nhiệm

Chú ý kết nối với sự hiểu biết sẵn có của trẻ.

32

Thực hiện quy định nơi công cộng (tiết 2)

Luyện tập, thực hành

33

Thực hiện quy định nơi công cộng (tiết 3)

THLM Tiếng Việt

34

Thực hiện quy định nơi công cộng (tiết 4)

– Không dạy tiết 4 GV tăng cường tổ chức các hoạt động để HS thực hiện (tự thực hiện với sự hỗ trợ, giám sát của cha mẹ)

35

Ôn tập

Ôn tập

1 tiết

5. Kế hoạch giảm tải Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 2. Vì một cuộc sổng an toàn

Sau chủ đề này, HS:

– Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

– Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

– Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tín cậy khi cần thiết

– Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

5

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

– Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

– Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

6

Sinh hoạt dưới cờ: Nghe nói chuyện về an toàn giao thông

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu về cách phòng tránh, bị lạc

– Tìm hiểu về cách phòng tránh bị bắt cóc

Sinh hoạt lớp: Thực hành: Em tham gia giao thông an toàn

7

Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo đục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Bingo”

– Xác định các bước xử trí khi bị lạc

Sinh hoạt lớp: Thực hành những cách bảo vệ bản thân

8

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết hoạt động chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc

– Sắm vai thực hành cảch xử lí tình huống khi bị lạc

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những hiểu biết của em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 3. Kính yêu thầy cô – Thân thiện với bạn

Sau chủ đề này, HS:

– Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

– Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.

– Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

– Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

9

Sinh hoạt dưới cờ: Tháng hành động “Em là HS thân thiện”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Hát bài hát về thầy cô và mái trưởng

– Làm sản phẩm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em”

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ về sản phẩm đã làm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em”

10

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô

– Thực hành ứng xử với thầy cô

Sinh hoạt lớp: Chơi trò chơi “Ong tìm chữ”

11

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo việt Nam

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nghe và hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết

– Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè

– Em cách hoà giải với bạn khi có mâu thuẫn

Sinh hoạt lớp: Làm “Hộp thư niềm vui”

12

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết tháng hành động “Em là HS thân thiện”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Kết bạn”

– Thực hành tìm đến sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn

Sinh hoạt lớp: Tham gia “Hái hoa dân chủ” Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 4. Truyền thống quê em

Sau chủ đề này, HS:

– Nhận biết được những nét đẹp truyền thống quê em

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp để chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và hoat động cộng đồng.

– Tham gia tích cực vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

13

Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng hoạt động giữ gìn “Truyền thống quê em”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Hát bài “Bầu và bí”

– Nhận biết những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn

14

Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thống quê em

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ điều em biết về các hoạt động của cộng đồng nhằm giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu truyền thống quê em

15

Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu tìm hiểu truyền thống quê em

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ những việc làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

– Chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Vẽ tranh theo chủ đề “Chú bộ đội bảo vệ quê hương”

16

Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Trao gửi yêu thương với những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn

– Thực hiện giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Thực hiện kế hoạch quyên góp, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 5. Chào năm mới

Sau chủ đề này, HS:

– Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp.

– Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá.

– Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân.

– Tham gia được

Hội chợ Xuân.

17

Sinh hoạt dưới cờ: Hội diễn văn nghệ chào năm mới

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chơi trò chơi “Đi chợ”

– Tìm hiểu việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hoá

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu một số đồ đùng để trang trí năm mới

18

Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Tìm hiểu hoạt động mua bán hàng hoá

– Nhận biết tiền Việt Nam

Sinh hoạt lớp: Làm sản phẩm chuẩn bị cho Hội chợ Xuân

19

Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Sử dụng các đồng tiền phù hợp để mua sắm

– Thực hành mua sắm hàng hoá

Sinh hoạt lớp: Tham gia chuẩn bị tổ chức Hội chợ Xuân

20

Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết chủ đề “Chào năm mới”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Mua sắm trong Hội chợ Xuân lớp em

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia Hội chợ Xuân.

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 6. Chăm sóc và phục vụ bản thân

Sau chủ đề này, HS:

– Sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

– Tự thực hiện được một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

– Thực hiện được một số công việc tự chăm sóc và phục vụ bản thân.

21

Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi ‘Tiếp sức”

– Nhận biết những việc nhà em có thể thực hiện

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu việc làm chăm sóc và phục vụ bản thân

22

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Gọn-Nhanh-Khéo”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu cách làm một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi

– Làm dụng cụ gấp quần áo

Sinh hoạt lớp: Rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân

23

Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

-Thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân ở lớp

– Sắm vai xử lí tình huống sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những việc tự phục vụ bản thân và việc nhà em đã làm

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 7.

Yên thương gia đình – Quý trọng phụ nữ

Sau chủ đề này, HS:

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn đến các thành viên trong gia đình.

– Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung của gia đình.

– Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

24

Sinh hoạt dưới cờ: Múa hát chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình

– Chia sẻ việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình

Sinh hoạt lớp: Tham gia chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

25

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình

– Lập thời gian biểu hoạt động chung của các thành viên trong gia đình

Sinh hoạt lớp:

Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý

26

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chia sẻ thời gian biểu hoạt động chung của gia đình

– Xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động chung của gia đình

Sinh hoạt lớp: Vẽ tranh về gia đình

27

Sinh hoạt duới cờ: Biểu điễn văn nghệ về chủ đề gia đình

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Múa dân vũ theo bài “Chung sống”

– Làm chiếc lọ “Kỉ niệm yêu thương”

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ về việc em đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình.

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chù đề 8. Môi trường xanh- Cuộc sống xanh

Sau chủ đề này, HS:

– Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương.

– Thực hiện được những việc làm để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan.

– Nhận biết được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.

– Sử dụng được một số dụng cụ lao động một cách an toàn.

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan trường, lớp.

28

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chơi trò chơi “Khám phá địa danh”

– Giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em

Sinh hoạt lớp: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sống

29

Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thông điệp “Chung tay bảo vệ môi trường”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Chuyền hoa”

– Báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường quanh em

Sinh hoạt lớp: Làm chậu trồng cây từ đồ vật đã qua sử đụng

30

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Ngày hội đọc sách.”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nhận biết những dụng cụ phù hợp khi lao động

– Tìm hiểu cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động

Sinh hoạt lớp: Tham gia hoạt động “Đổi giấy lấy cây”

31

Sinh, hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường

Sinh hoạt lớp: Thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 9.

Những người sống quanh em

Sau chủ đề này, HS:

– Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.

– Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

– Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.

– Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.

32

Sinh hoạt dưới cờ: Kể chuyện “Gương người tốt, việc tốt

Hoạt động gỉáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Nhìn hành động đoán nghề nghiệp”

– Giới thiệu nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân

Sinh hoạt lớp: Nghe hướng dẫn tìm hiểu nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

33

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kể chuyện về việc làm tốt của em

Hoạt động giáo dục theo chù đề:

– Chia sẻ về nghề nghiệp của bé, mẹ hoặc người thân

– Chia sẻ những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

Sinh hoạt lớp: Hát về chủ đề nghề nghiệp

34

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Sắm vai trải nghiệm với một số nghề

– Bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

Sinh hoạt lớp: Trò chơi giải ô chữ về

nghề nghiệp

Đánh giá hoạt động

Tuần Tổng kết

35

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia cam kết “Mùa hè ý nghĩa và an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Làm thiệp chia tay bạn bè

Sinh hoạt lớp: Múa hát tập thể chia tay thầy cô, bạn bè

Đánh giá hoạt động

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Kế hoạch giảm tải Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969

Nội dung giảm tải lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
545

Nội dung giảm tải lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch giảm tải Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo Công văn 3969 giúp giáo viên sắp xếp các nội dung dạy học sao cho phù hợp với dạy học trực tuyến. Mẫu được thiết kế dựa trên phụ lục Công văn số 3969/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Mời các thầy cô tham khảo.

Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo, từ đó các giáo viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với lớp học của mình.

Phục lục 2 môn Hoạt động lớp 2 theo công văn 3969

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 2. Vì một cuộc sổng an toàn

Sau chủ đề này, HS:

– Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

– Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

– Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tín cậy khi cần thiết

– Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

5

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

– Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

– Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

6

Sinh hoạt dưới cờ: Nghe nói chuyện về an toàn giao thông

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu về cách phòng tránh, bị lạc

– Tìm hiểu về cách phòng tránh bị bắt cóc

Sinh hoạt lớp: Thực hành: Em tham gia giao thông an toàn

7

Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo đục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Bingo”

– Xác định các bước xử trí khi bị lạc

Sinh hoạt lớp: Thực hành những cách bảo vệ bản thân

8

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết hoạt động chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc

– Sắm vai thực hành cảch xử lí tình huống khi bị lạc

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những hiểu biết của em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 3. Kính yêu thầy cô – Thân thiện với bạn

Sau chủ đề này, HS:

– Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

– Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.

– Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

– Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

9

Sinh hoạt dưới cờ: Tháng hành động “Em là HS thân thiện”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Hát bài hát về thầy cô và mái trưởng

– Làm sản phẩm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em”

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ về sản phẩm đã làm theo chủ đề “Thầy cô trong trái tim em”

10

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô

– Thực hành ứng xử với thầy cô

Sinh hoạt lớp: Chơi trò chơi “Ong tìm chữ”

11

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo việt Nam

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nghe và hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết

– Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự thân thiện với bạn bè

– Em cách hoà giải với bạn khi có mâu thuẫn

Sinh hoạt lớp: Làm “Hộp thư niềm vui”

12

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tổng kết tháng hành động “Em là HS thân thiện”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Kết bạn”

– Thực hành tìm đến sự hỗ trợ khi hoà giải với bạn

Sinh hoạt lớp: Tham gia “Hái hoa dân chủ” Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 4. Truyền thống quê em

Sau chủ đề này, HS:

– Nhận biết được những nét đẹp truyền thống quê em

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp để chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và hoat động cộng đồng.

– Tham gia tích cực vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

13

Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng hoạt động giữ gìn “Truyền thống quê em”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Hát bài “Bầu và bí”

– Nhận biết những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn

14

Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thống quê em

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ điều em biết về các hoạt động của cộng đồng nhằm giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu truyền thống quê em

15

Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu tìm hiểu truyền thống quê em

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ những việc làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

– Chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Vẽ tranh theo chủ đề “Chú bộ đội bảo vệ quê hương”

16

Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Trao gửi yêu thương với những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn

– Thực hiện giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sinh hoạt lớp: Thực hiện kế hoạch quyên góp, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 5. Chào năm mới

Sau chủ đề này, HS:

– Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp.

– Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá.

– Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân.

– Tham gia được

Hội chợ Xuân.

17

Sinh hoạt dưới cờ: Hội diễn văn nghệ chào năm mới

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chơi trò chơi “Đi chợ”

– Tìm hiểu việc sử dụng tiền trong trao đổi hàng hoá

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu một số đồ đùng để trang trí năm mới

18

Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Tìm hiểu hoạt động mua bán hàng hoá

– Nhận biết tiền Việt Nam

Sinh hoạt lớp: Làm sản phẩm chuẩn bị cho Hội chợ Xuân

19

Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Sử dụng các đồng tiền phù hợp để mua sắm

– Thực hành mua sắm hàng hoá

Sinh hoạt lớp: Tham gia chuẩn bị tổ chức Hội chợ Xuân

20

Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết chủ đề “Chào năm mới”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Mua sắm trong Hội chợ Xuân lớp em

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia Hội chợ Xuân.

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 6. Chăm sóc và phục vụ bản thân

Sau chủ đề này, HS:

– Sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

– Tự thực hiện được một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

– Thực hiện được một số công việc tự chăm sóc và phục vụ bản thân.

21

Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi ‘Tiếp sức”

– Nhận biết những việc nhà em có thể thực hiện

Sinh hoạt lớp:

Tìm hiểu việc làm chăm sóc và phục vụ bản thân

22

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Gọn-Nhanh-Khéo”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Tìm hiểu cách làm một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi

– Làm dụng cụ gấp quần áo

Sinh hoạt lớp: Rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân

23

Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

-Thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân ở lớp

– Sắm vai xử lí tình huống sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những việc tự phục vụ bản thân và việc nhà em đã làm

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 7.

Yên thương gia đình – Quý trọng phụ nữ

Sau chủ đề này, HS:

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn đến các thành viên trong gia đình.

– Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung của gia đình.

– Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ.

24

Sinh hoạt dưới cờ: Múa hát chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình

– Chia sẻ việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình

Sinh hoạt lớp: Tham gia chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3

25

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình

– Lập thời gian biểu hoạt động chung của các thành viên trong gia đình

Sinh hoạt lớp:

Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý

26

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của địa phương

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chia sẻ thời gian biểu hoạt động chung của gia đình

– Xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động chung của gia đình

Sinh hoạt lớp: Vẽ tranh về gia đình

27

Sinh hoạt duới cờ: Biểu điễn văn nghệ về chủ đề gia đình

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Múa dân vũ theo bài “Chung sống”

– Làm chiếc lọ “Kỉ niệm yêu thương”

Sinh hoạt lớp: Chia sẻ về việc em đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình.

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chù đề 8. Môi trường xanh- Cuộc sống xanh

Sau chủ đề này, HS:

– Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương.

– Thực hiện được những việc làm để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan.

– Nhận biết được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.

– Sử dụng được một số dụng cụ lao động một cách an toàn.

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan trường, lớp.

28

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

– Chơi trò chơi “Khám phá địa danh”

– Giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em

Sinh hoạt lớp: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sống

29

Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thông điệp “Chung tay bảo vệ môi trường”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Chuyền hoa”

– Báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường quanh em

Sinh hoạt lớp: Làm chậu trồng cây từ đồ vật đã qua sử đụng

30

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động “Ngày hội đọc sách.”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Nhận biết những dụng cụ phù hợp khi lao động

– Tìm hiểu cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động

Sinh hoạt lớp: Tham gia hoạt động “Đổi giấy lấy cây”

31

Sinh, hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Xây dựng kế hoạch giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường

Sinh hoạt lớp: Thực hiện một số việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan

Đánh giá hoạt động

Chủ đề

Mục tiêu

Tuần

Các hoạt động

Chủ đề 9.

Những người sống quanh em

Sau chủ đề này, HS:

– Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.

– Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

– Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.

– Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.

32

Sinh hoạt dưới cờ: Kể chuyện “Gương người tốt, việc tốt

Hoạt động gỉáo dục theo chủ đề:

– Chơi trò chơi “Nhìn hành động đoán nghề nghiệp”

– Giới thiệu nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân

Sinh hoạt lớp: Nghe hướng dẫn tìm hiểu nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

33

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kể chuyện về việc làm tốt của em

Hoạt động giáo dục theo chù đề:

– Chia sẻ về nghề nghiệp của bé, mẹ hoặc người thân

– Chia sẻ những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

Sinh hoạt lớp: Hát về chủ đề nghề nghiệp

34

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

– Sắm vai trải nghiệm với một số nghề

– Bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân

Sinh hoạt lớp: Trò chơi giải ô chữ về

nghề nghiệp

Đánh giá hoạt động

Tuần Tổng kết

35

Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia cam kết “Mùa hè ý nghĩa và an toàn”

Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Làm thiệp chia tay bạn bè

Sinh hoạt lớp: Múa hát tập thể chia tay thầy cô, bạn bè

Đánh giá hoạt động

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.