- Bảng thống kê sự kiện lịch sử thế giới theo bài
- BẢNG THỐNG KÊ SỰ KIỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THEO BÀI
- BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
- BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991) LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
- BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
- BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
- BÀI 6. NƯỚC MĨ
- BÀI 7. TÂY ÂU
- BÀI 8. NHẬT BẢN
- BÀI 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH
- BÀI 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ 20
Bảng thống kê sự kiện lịch sử thế giới theo bài
Phần Lịch sử thế giới chiếm một lượng kiến thức khá lớn và rất quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 12. Bảng thống kê sự kiện lịch sử thế giới theo bài sẽ giúp bạn dễ dàng học thuộc và nhớ lâu hơn. Chúc các bạn học tốt.
Bài viết tổng hợp lại các sự kiện lịch sử cửa thế giới từ bài 1 đến bài 10 như hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai, liên xô và các nước Đông Âu, các nước Đông Bắc Á, cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
BẢNG THỐNG KÊ SỰ KIỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THEO BÀI
BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
4→11-2-1945 |
Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham dự của Liên Xô, Mĩ và Anh |
25-4à26-6-1945 |
Hội nghị San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. |
24-10-1945 |
Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực |
20-9-1977 |
Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. |
2006 |
Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. |
16-10-2007 |
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008 – 2009. |
BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991) LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1946-1950 |
Hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm trước thời hạn 9 tháng |
1947 |
Công nghiệp phục hồi và đạt mức trước chiến tranh |
1949 |
Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ |
1950 |
Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh |
1957 |
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo |
1960 |
Sản lượng nông phẩm trung bình tăng 16% |
1961 |
Phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành Garagin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ loài người |
1970 |
Các ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ, thép, xi măng có sản lượng cao hàng đầu thế giới |
Nửa đầu những năm 70 (XX) |
Cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ) |
Thập kỉ 90 (XX) |
Tình hình Liêng bang Nga khó khăn dưới chính quyền Tổng thống Enxin |
12-1993 |
Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. |
1992-1993 |
Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” |
1994 |
Chính sách đối ngoại “định hướng Á – Âu” |
1996-2000 |
Kinh tế phục hồi và phát triển, năm 2000 tăng 9% |
BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Thời gian |
Sự kiện |
1946-1949 |
Nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc |
20-7-1946 |
Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến chống ĐCS Trung Quốc |
1-10-1949 |
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời |
12-1978 |
Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách mở cửa |
1978-1988 |
Trung Quốc đạt nhiều thành tựu trong 10 năm cải cách mở cửa |
1992 |
Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian |
7-1997 |
Trung Quốc thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông |
12-1999 |
Thu hồi chủ quyền Ma Cao |
2000 |
Hiệp định hòa hoãn giữa hai miền Triều tiên được kí kết |
2003 |
Phóng tàu Thần Châu 5 đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian |
BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
A. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
17-8-1945 |
Inđônêxia tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa |
2-9-1945 |
Việt Nam tuyên bố độc lập, thành lập nước VNDCCH |
12-10-1945 2-12-1975 |
– Lào tuyên bố độc lập, chính phủ Lào ra mắt quốc dân – Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào thành lập |
3-6-1946 |
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lào |
4-7-1946 |
Mĩ công nhận độc lập, nước Cộng hòa Philiplin ra đời |
4-1-1948 |
Liên bang Miến điện tuyên bố độc lập |
9-11-1953 21-7-1954 |
– Pháp trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân đội vẫn chiếm đóng – Pháp công nhận độc lập hoàn toàn cho Campuchia |
3-6-1959 9-8-1965 |
– Anh trao trả quyền tự trị cho Xingapo – Tách khỏi Malaixia, thành lập nước Cộng hòa Xingapo |
31-8-1957 |
Malaixia tuyên bố độc lập |
8-8-1967 |
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập |
18-3-1970 |
Chính phủ Xihanuc bị chính quyền tay sai của Mỹ lật đổ |
2-1973 |
Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc Lào được kí kết |
2-1976 |
Hội nghị cấp cao Bali, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN |
3-12-1978 |
Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập |
7-1-1979 |
Pnôm Lênh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng của khơ me đỏ |
1-1-1984 |
Brunay tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh. |
23-10-1991 |
Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari |
1992 |
Hiệp ước mậu dịch tự do (AFTA) ra đời |
1993 |
Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực |
9-1993 |
Quốc hội Campuchia ban hành Hiến Pháp thành lập vương quốc Campuchia |
1995 |
Việt Nam gia nhập ASEAN là thành viên thứ 7 |
1997 |
– Lào, Mianma gia nhập ASEAN là thành viên thứ 8 và 9 |
– Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á làm cho nhiều nước rối loạn, kinh tế suy sụp | |
1999 |
Campuchia gia nhập ASEAN là thành viên thứ 10 |
4-1999 |
Các nước Đông Nam Á đều tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) |
20-5-2002 |
Đông Timo tuyên bố là quốc gia độc lập. |
11-2007 |
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 |
B. ẤN ĐỘ
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
19-2-1946 |
Hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Anh, đòi độc lập |
22-2-1946 |
Cuộc bãi công, biểu tình của 20 vạn học sinh, sinh viên |
Đầu năm 1947 |
Cao trào bãi công của công nhân bùng nổ ở nhiều thành phố lớn |
2-1947 |
Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân Cancútta |
15-8-1948 |
Ấn Độ bị chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan |
1948-1950 |
Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập hoàn toàn |
26-1-1950 |
Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ |
1974 |
Chế tạo thành công bom nguyên tử |
1975 |
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo |
BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
A. CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
7-1952 |
Ai Cập tuyên bố độc lập, Libi (1952) |
1954-1962 |
Angiêri tuyên bố độc lập |
1956 |
Tuyniđi tuyên bố độc lập |
1957 |
Gana tuyên bố độc lập |
1958 |
Ghinê tuyên bố độc lập |
1960 |
– 17 nước giành được độc lập (Năm châu Phi) – Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết “Phi thực dân hóa” ở châu Phi |
1963 |
Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc |
1975 |
Thắng lợi của nhân dân Moôdămbích, Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi |
4-1980 |
Thắng lợi của nhân dân Nam Rôđêđia dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dimbabuê |
3-1990 |
Nam Phi trao trả độc lập cho Namibia |
11-1993 |
Bản Hiến Pháp đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc |
4-1994 |
Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi |
B. CÁC NƯỚC MĨ LATINH
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
3-1952 |
Chế độ độc tài quân sự Batixta được thiết lập ở Cuba |
26-7-1953 |
Phiđen Catxtơrô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công trại lính Môncađa |
1956 |
Phiđen cùng các chiến sĩ yêu nước phát động nhân dân đứng lên đầu tranh chống chế độ độc tài Batixta |
1-1-1959 |
Chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời |
1963 |
Vùng biển Caribê có 13 quốc gia giành độc lập |
1964 |
Phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi |
1982 |
Chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Áchentina và Bôlivia, sau đó là Braxin (1985), Chilê (1988), Uragoay (1989)… |
1999 |
Mĩ trao trả lại kênh đào |
BÀI 6. NƯỚC MĨ
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1945-1947 |
Mĩ triển khai “Chiến lược toàn cầu” ở châu Á |
3/1947 |
Học thuyết Tru Man và chiến lược “ngăn chặn” |
1947-1949 |
Mĩ triển khai “Chiến lược toàn cầu” ở Tây Âu |
1948-1949 |
Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại |
1954 |
Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay..) |
1961 |
Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt” |
1969 |
Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế” |
1973 |
Kinh tế Mĩ khủng hoảng và suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới |
1981 |
Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp” chạy đua vũ trang… |
1983 |
Kinh tế phục hồi và phát triển trở lại |
1993 |
Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” |
2001-2008 |
Busơ (con) thi hành chính sách cứng rắn… |
11-9-2001 |
Nước Mĩ bị khủng bố |
BÀI 7. TÂY ÂU
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1945-1950 |
– Kinh tế suy thoái do chịu hậu quả của chiến tranh, từ 1950 nền kinh tế đã phục hồi cơ bản – Liên minh chặt chẽ với Mĩ (tham gia kế hoạch MACSAN và NATO) |
18-4-1951 |
Cộng đồng than-thép châu Âu ra đời, gồm 6 nước |
Đầu thập kỉ 70 |
Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới |
1957 |
Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập |
1-7-1967 |
Cộng đồng châu Âu (EC) |
1973-1990 |
Kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài |
1975 |
Các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu |
6-1979 |
Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên |
1989 |
Bức tường Beclin bị phá bỏ |
10-1990 |
Nước Đức tái thống nhất |
12-1991 |
Các nước thành viên EC đã kí bản Hiệp ước Maxtrich đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) |
1993 |
Bản Hiệp ước Maxtrich có hiệu lực |
1995 |
Từ 6 nước ban đầu, EU tăng lên 15 nước thành viên |
3-1995 |
Bảy nước hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân. |
1-1-1999 |
Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành đến 2002 thì chính thức được lưu hành |
2007 |
Phát triển lên 27 thành viên |
BÀI 8. NHẬT BẢN
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1945-1951 |
Phục hồi sau chiến tranh |
1947 |
Ban hành Hiến Pháp mới |
1951 |
Hiệp ước anh ninh Mĩ – Nhật, nền tảng liên minh chặt chẽ với Mĩ |
1952-1960 |
Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh |
1960-1973 |
Giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản |
1968 |
Kinh tế Nhật phát triển nhanh, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) |
1973-2000 |
Phát triển theo chiều sâu, xen kẽ suy thoái, là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới |
1977-1997 |
Chính sách đối ngoại với nhiều học thuyết hướng về Châu Á, khu vực Đông Nam Á. |
1992 |
Phóng 49 vệ tinh nhân tạo, là một trong 6 nước có khả năng thám hiểm không gian |
BÀI 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
19-3-1947 |
Tổng thống Mĩ Truman phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô |
6-1947 |
Mĩ thông qua kế hoạch Macsan, viện trợ cho các nước Tây Âu. |
1-1949 |
Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) |
4-4-1949 |
Mĩ lôi kéo 11 nước phương Tây thành lập khối NATO |
5-1955 |
Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước phòng thủ VACSAVA |
9-11-1972 |
Hai nước Đức kí hiệp ước về những cơ sở quan hệ của Tây Đức và Đông Đức |
1972 |
Liên Xô và Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược |
8-1975 |
33 nước châu Âu cùng Mĩ và Ca-na-đa kí Định ước Henxinki, đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối ở châu Âu. |
1985 |
Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, KH-KT được kí kết |
12-1989 |
Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh |
1991 |
Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN không còn tồn tại |
Những năm 90 (XX) |
Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ |
BÀI 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ 20
Thời gian |
Nội dung (Sự kiện) |
1957 |
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên |
1961 |
Con người bay vào vũ trụ |
1969 |
Con người đặt chân lên Mặt trăng |
3-1997 |
Cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính |
4-2003 |
Công bố “Bản đồ gen người”, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y |
Thập niên 1980 |
Xu thế toàn cầu hóa |