Dân sựHỏi đáp pháp luật

Định mức giáo viên mầm non trong một lớp

Quy định về định mức giáo viên mầm non
210

Quy định về định mức giáo viên mầm non

Mỗi lớp mầm non có rất nhiều trẻ, vậy bao nhiêu giáo viên một lớp thì “đủ” để quản lý tốt tổng số học sinh?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Định mức giáo viên mầm non trong một lớp theo quy định tại Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

1. Quy định số trẻ trên lớp mầm non

Vậy tối đa một lớp có bao nhiêu trẻ?

Số trẻ trên lớp mầm non được quy định tại điều 3 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

Số trẻ tối đa trong một lớp được quy định như sau:

– Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

– Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

– Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

– Lớp mẫu giáo 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ;

– Lớp mẫu giáo 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ;

– Lớp mẫu giáo 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ.

Quy định số trẻ trên lớp mầm non

2. Định mức giáo viên mầm non

Số lượng giáo viên tối đa của một lớp mầm non được quy định tại điều 5 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể:

– Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;

– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;

– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

– Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;

– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 – 6 tuổi;

– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 – 6 tuổi.

Định mức giáo viên mầm non trong một lớp

3. Thông tư 06 định mức giáo viên mầm non

Định mức giáo viên mầm non trên lớp; vị trí, số lượng người cho mỗi vị trí việc làm trong mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo; số lượng trẻ tối đa trong một lớp được quy định tại Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015 và đến thời điểm hiện tại vẫn có hiệu lực thi hành

4. Công thức tính lương giáo viên mầm non

Từ tháng 3 năm 2021, thông tư quy định về xếp lương giáo viên mầm non có hiệu lực với các cách xếp hạng và hệ số lương được điều chỉnh.

Vậy, lương giáo viên mầm non được tính như thế nào?

Lương giáo viên được tính theo công thức sau:

Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Phụ cấp thâm niên – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Ngày 20/3/2021, Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực, lương giáo viên mầm non sẽ được xếp theo mức mới, cụ thể:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

1

Giáo viên mầm non hạng III

Hệ số

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Lương

3.129

3.591

4.053

4.515

4.977

5.439

5.900

6.362

6.824

7.286

2

Giáo viên mầm non hạng II

Hệ số

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

3

Giáo viên mầm non hạng I

Hệ số

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan Định mức giáo viên mầm non trong một lớp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm