Dân sựHỏi đáp pháp luật

Đặt cọc là gì? Ví dụ về đặt cọc

Quy định pháp luật về đặt cọc
147

Quy định pháp luật về đặt cọc

Khi bạn đã tìm được căn nhà, thửa đất, hai bên mua bán đều ưng ý rồi thì có lẽ điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến đó là sẽ đặt cọc để mua bán nhà đất đó. Vậy, đặt cọc là gì? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn về nó nhé.

1. Đặt cọc là gì? Ví dụ về đặt cọc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì đặt cọc được hiểu như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo đó, đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Tài sản mà một bên giao cho bên kia chỉ được coi là tài sản đặt cọc nếu trong văn bản đặt cọc đã xác định là tài sản đặt cọc. Các trường hợp khác đều được coi là tiền trả trước, ứng trước.

Khi ta mua 1 mảnh đất, chưa có đủ tiền và cần thời gian để gom tiền, chúng ta lại muốn giữ để người chủ mảnh đất không bán cho người khác, ngược lại, người chủ đất cũng muốn chúng ta giữ lời và phải thực hiện hợp đồng mua bán. Bên mua sẽ đặt lại 1 khoản tiền để giữ lại mảnh đất. Số tiền này gọi là tiền đặt cọc.

2. Hình thức và đối tượng của đặt cọc.

Đặt cọc là gì?

3. Nội dung của đặt cọc.

Trong trường hợp các bên đã thực hiện đúng mục đích đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc, nếu bên đặt cọc là bên có nghĩa vụ trả tiền thì tài sản đặt cọc được coi là khoản tiền thanh toán trước.

Trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc.

4. Xử lý tài sản đặt cọc.

Thông thường có hai phương thức là do các bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá. Theo đó nếu các bên có thỏa thuận thì tài sản đặt cọc được xử lý theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc có nhưng trái pháp luật thì tài sản đặt cọc xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trở về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng, Mẫu đơn xin xóa thế chấp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm