Hình sựHỏi đáp pháp luật

Tổng hợp quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em

Trẻ em có những quyền gì?
175

Trẻ em có những quyền gì?

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, tuy nhiên vì giới hạn nhận thức do độ tuổi nên trẻ em là đối tượng yếu thế trong xã hội, dễ dàng bị xâm phạm các quyền mà nhà nước trao cho.

Để bảo vệ mầm non của đất nước, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về xâm hại trẻ em và các hình phạt.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em theo quy định tại Luật trẻ em 2016, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản liên quan khác

1. Xâm hại trẻ em là gì?

Theo quy định tại điều 4 Luật trẻ em 2016, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

2. Trẻ em có bao nhiêu quyền?

Vậy trẻ em có bao nhiêu quyền?

Trẻ em có 25 quyền, quyền của trẻ em được quy định tại mục 1 chương II luật trẻ em 2016, từ điều 12 đến điều 36, cụ thể:

1. Điều 12. Quyền sống

2. Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

3. Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

4. Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

5. Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

6. Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

7. Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

8. Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

9. Điều 20. Quyền về tài sản

10. Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

11. Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

12. Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

13. Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

14. Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

15. Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

16. Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

17. Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

18. Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

19. Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

20. Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

21. Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

22. Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

23. Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

24. Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật

25. Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

3. Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em

Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em

3.1 Luật Trẻ em 2016

Xâm hại tình dục trẻ em được quy định tại điều 4 luật trẻ em 2016 như sau:

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại mục 3 Điều 6.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục quy định rõ:

“Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”.

Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, trong đó nêu rõ các hành vi bị xem là “xâm hại tình dục trẻ em”

“Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục

1. Trẻ em bị hiếp dâm.

2. Trẻ em bị cưỡng dâm.

3. Trẻ em bị giao cấu.

4. Trẻ em bị dâm ô.

5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.

3.2 Bộ luật Hình sự 2015

Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật cụ thể sau:

Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

Trong đó, các từ ngữ, hành vi tại các điều trên được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP như sau:

1. Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…).

2. Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo.

3. Bộ phận nhạy cảm bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú.

4. Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng…).

5. Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả…) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục.

Bên cạnh đó còn giải thích một số hành vi sau:

Quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em

1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.

2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.

5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Để biết thêm các quy định về tội xâm hại tình dục trẻ em, mời các bạn đọc bài: Hiếp dâm trẻ em và quy định về tội hiếp dâm trẻ em

4. Trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em:

Trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Điều 51 Luật trẻ em 2016, theo đó:

5. Xâm hại trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Hình phạt đối với các hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Xâm hại trẻ em sẽ bị phạt như nào?

Xâm hại trẻ em sẽ bị phạt như nào?

Xâm hại trẻ em sẽ bị phạt như nào?

Xâm hại trẻ em sẽ bị phạt như nào?

Quy định về quyền trẻ em

6. Người chưa thành niên dưới 18 tuổi có hành vi xâm hại đến sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào?

Đây chính là vấn đề về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Cụ thể:

Điều 12 BLHS 2015 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác.

Chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều:

Việc quy định hình phạt đối với người chưa thành niên phải tuân theo nguyên tắc được quy định tại điều 91 Bộ luật Hình sự 2015

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm