Bí quyết học thi

Gợi ý 3 ngành học dễ xin việc trong những năm tới

277

Để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, dễ xin việc khi ra trường, đồng thời điểm chuẩn không quá cao đó là mong muốn của đa số các em học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, để chọn được ngành phù hợp không phải đơn giản.

Tại Việt Nam, một số ngành nghề chuyên sâu nghe còn mới, nhưng từ lâu đã là các ngành được đánh giá cao tại nước ngoài. Hiện nay, một số trường bắt kịp xu hướng, bắt đầu mở các chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, một xu hướng đang được lựa chọn là hướng đi mới của nhiều trường Đại học.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bậc phụ huynh và các em học sinh một số ngành dễ xin việc trong vòng 4 năm đến để các em tham khảo.

1/ Ngành điện tử, hệ thống nhúng và tự động hóa: Khủng hoảng thiếu nhân sự

Trước xu hướng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam đang chuyển tỉ trọng 70% sang phát triển công nghiệp tự động hóa, sự thiếu hụt các kỹ sư quản lý và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài các hệ thống nhúng, các thiết bị công nghiệp lớn trong các doanh nghiệp sản xuất ngày càng trầm trọng hơn.

Ảnh 1.Xu hướng tự động hóa công nghiệp tạo ra nhu cầu lớn về các kỹ sư trình độ cao trong lĩnh vực này.

Do đó, các sinh viên học về nhóm ngành này có cơ hội rất lớn khi ra trường hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp cá nhân chuyên về thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.

Điểm chuẩn nhóm ngành điện – điện tử không quá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện tử rất thích hợp cho những em học sinh tại các địa phương đang phát triển các khu công nghiệp lớn.

2/ Ngành Công nghệ thông tin: Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các lập trình viên di động

Mạng xã hội bùng nổ, thiết bị di động ngày càng phổ biến chính là cơ hội lớn cho nhiều công ty tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn. Vì thế có rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên 1.000 USD để mời về cho mình những lập trình viên, thiết kế lập trình game… thông thạo tiếng Anh cũng như đáp ứng được trình độ chuyên môn. Quan trọng hơn là ngành này hiện tại vẫn đang rất khát nhân lực, rất nhiều kỹ sư công nghệ thông tin ra trường, nhưng rất tiếc không đáp ứng được chuyên môn. Điều đó cho thấy rằng, sự cạnh tranh đối với ngành này là cực kì lớn vì chưa có nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành này

Ảnh 2.Lập trình ứng dụng phần mềm là 1 trong những ngành học được các bạn trẻ yêu thích nhất trong vài năm gần đây.

Hiện nay, ngành học này đang rất “hot” vì đặc thù phù hợp với trẻ và rất có triển vọng về việc làm trong các năm tới. Chính vì vậy, điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao, dao động từ 18 – 21 điểm.

3/ Ngành An toàn thông tin: Làm việc tại các vị trí quan trọng với thu nhập cao

Theo thống kê của Công ty an ninh mạng Kaspersky, hàng ngày có hàng trăm ngàn cuộc tấn công vào cơ sở dữ liệu các trang web nhằm lấy cắp thông tin, đặc biệt các ngành càng quan trọng thì các cuộc tấn công càng nhiều.

Ảnh 3.Hội nghị các cơ sở đào tạo trọng điểm về An toàn thông tin năm 2016 được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã.

Năm 2016, ngành công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận nhiều cuộc tấn công an ninh mạng gây rúng động truyền thông trong và ngoài nước vào hệ thống ngân hàng, hàng không và chính phủ. Hơn bao giờ hết, mối lo ngại về tấn công thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu đã trở thành vấn đề thường trực của các công ty lớn, các cơ quan và tổ chức chính phủ. Các kỹ sư có chuyên môn cao về an toàn thông tin luôn được nắm các vị trí quan trọng trong hệ thống công nghệ thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp.

Dự đoán trong những năm tới, nền công nghệ thông tin của Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư an toàn thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp là rất lớn. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có 8 trường Đại học đào tạo chuyên sâu về ngành học này, trong đó, kinh nghiệm nhất là Học viện Kỹ thuật mật mã với 13 năm đào tạo. Chính vì vậy, tuy được coi là 1 ngành học khá mới với điểm chuẩn giao động trong khoảng từ 18 – 20 điểm không phải là quá cao, ngành An toàn thông tin vẫn luôn thu hút được khá nhiều bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin quan tâm.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 đối với hệ Dân sự của Học viện KTMM là 900 sinh viên cho cả 3 ngành đào tạo. Trong đó, chỉ tiêu ngành An toàn thông tin tại 2 cơ sở đào tạo Hà Nội, TP.HCM của Học viện là 600 sinh viên; 200 chỉ tiêu ngành CNTT (chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm nhúng và Di động); và 100 chỉ tiêu cho ngành mới Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông (chuyên ngành Hệ thống nhúng và Điều khiển tự động).

Năm nay, Học viện tục tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức. Theo đó, các thí sinh đăng ký vào các ngành đào tạo đại học chính quy hệ Dân sự của Học viện sẽ tham gia xét tuyển theo kết quả của một trong 3 tổ hợp môn thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, bao gồm: Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên; Toán, Vật lý, Hóa học (khối A); Toán, Vật lý, Tiếng Anh (khối A1).

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm