Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu tờ trình

Mẫu tờ trình phổ biến
70

Mẫu tờ trình phổ biến

Bản in

Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều trong cơ quan Nhà nước. Mẫu tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết. Mời bạn đọc tải mẫu tờ trình thông dụng nhất dưới đây để tham khảo cho bản tường trình của mình hợp lý hơn.

I. Tờ trình là gì?

Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.

Tờ trình có thể hiểu là 01 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.

Viết tờ trình không phải việc khó nhưng yêu cầu người viết phải trình bày đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình.

Ngoài ra, cần có các phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó.

Tờ trình phải có chữ ký và cam kết của người trình bày.

Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:

Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình;

Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.

II. Các mẫu trình thông dụng

1. Mẫu tờ trình thường dùng

Mẫu tờ trình

TÊN CƠ QUAN
———

Số:…../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————–

……., ngày ……… tháng ……….. năm ……..

TỜ TRÌNH
Về …………(1)………………

Kính gửi: ……………………….(2)……………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên đóng dấu)

______________________________

(1) Tóm tắt nội dung tờ trình

(2) Tên cơ quan nhận tờ trình

2. Tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ….…..

Trường…………………..

Số……../………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

…………, ngày…..tháng….năm…..

TỜ TRÌNH

Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị

Kính gửi

– Phòng Giáo dục và Đào tạo……….

– Phòng Tài chính………..

– Chủ tịch UBND huyện……….

Căn cứ quyết định số …../QĐ-PGD&ĐT ngày…..tháng…..năm……. của trưởng phòng Phòng GD&ĐT ……………………………. về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm ……..

Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường …………………………………….

Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy năm học ……..-……….

Trường ……………………………. kính trình đến Phòng giáo dục và đào tạo huyện ……………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ………………… xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm …………………. thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau:

– 10 bộ máy vi tính x 10.000.000đ/bộ = 100.000.000

– Tổng cộng: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín mươi triệu đồng)

Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ………………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện …………

Hiệu trưởng

3. Tờ trình xin điều động nhân sự

Số: ……/TT/NS/…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….., ngày…tháng….năm….

TỜ TRÌNH

V/v: Bổ sung nhân sự đột xuất

Kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY/PHÒNG NHÂN SỰ

TT

Vị trí tuyển dụng

SL

Mô tả tóm tắt công việc Tiêu chuẩn ứng viên

Mức lương dự kiến

Đề xuất cán bộ PV chuyên môn

T/gian cần NS

Lý do bổ sung

Giám đốc

Duyệt

Phòng nhân sự

Xác nhận nhu cầu

Phụ trách

(Người đề xuất)

Người đề xuất

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Kỹ năng viết tờ trình phổ biến

Cách viết một tờ trình rất có thể sẽ là không dễ dàng với nhiều bạn. Khi lên nội dung tờ trình bạn cần phải nắm được những yêu cầu khi sọan thảo tờ trình, bố cục tờ trình đó như thế nào là hợp lý và chuẩn theo mẫu, cũng như những lưu ý cơ bản khi viết tờ trình. Tham khảo ngay những nội dung dưới đấy để có những kiến thức cơ bản nhưng không kém quan trọng về mẫu tờ trình nhé.

1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:

a) Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.

b) Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

c) Các kiến nghị phải hợp lý.

d) Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.

2. Bố cục tờ trình:

Thiết kế bố cục thành 3 phần:

IV. Kỹ thuật viết tờ trình:

– Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.

Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.

Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.

– Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm