Hành chínhHỏi đáp pháp luật

Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng

So sánh phòng công chứng và văn phòng công chứng
98

So sánh phòng công chứng và văn phòng công chứng

Nhiều người vẫn nghĩ phòng công chứng và văn phòng công chứng là một. Tuy nhiên, về mặt thực tế và pháp lý thì phòng công chứng và văn phòng công chứng là hai tổ chức khác nhau

Trong bài viết “Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng”, Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phòng công chứng và văn phòng công chứng theo quy định tại Luật Công chứng 2014.

Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng

1. Phòng công chứng là gì?

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2. Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng.

Văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.

Văn phòng công chứng có một số đặc điểm sau:

3. Phân biệt phòng công chứng, văn phòng công chứng

Phân biệt phòng công chứng, văn phòng công chứng

Tiêu chí Phòng công chứng Văn phòng công chứng

Địa vị pháp lý

Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Tên gọi

Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

Ví dụ: Phòng công chứng số 1 Hà Nội

Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Văn phòng công chứng X

Tổ chức, hoạt động

Phòng công chứng gồm các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập và trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Trường phòng Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh

Nguyên tắc thành lập

Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Chủ thể thành lập

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

Các công chứng viên hợp danh chủ động xin thành lập mà không bị phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân

Căn cứ thành lập

Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

Người đại diện

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Người thực hiện công chứng

Có thể là công chứng viên hoặc không phải công chứng viên

Phải là công chứng viên

Chuyển đổi, giải thể/chấm dứt hoạt động

-Chuyển đổi: Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

– Giải thể: Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định

– Chuyển đổi: Văn phòng công chứng không được phép chuyển đổi thành phòng công chứng

– Chấm dứt hoạt động: Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

– Tự chấm dứt hoạt động;

– Bị thu hồi quyết định cho phép thành lập;

– Bị hợp nhất, bị sáp nhập:

+ Hợp nhất: Hai hoặc một số văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.

+ Sáp nhập: Một hoặc một số văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của văn phòng công chứng bị sáp nhập.

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng

Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc bài “Phân biệt văn phòng công chứng, phòng công chứng” theo quy định tại Luật Công chứng 2014. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm