Phổ biến Pháp luật

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp từ 01/01/2021

Quy định về tuổi nghỉ hưu của quân đội
73

Quy định về tuổi nghỉ hưu của quân đội

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp sẽ có sự thay đổi từ năm 2021 theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Lao động 2019).

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội từ ngày 01/01/2021

Theo quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì sĩ quan được về hưu khi:

– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước (điều kiện này thay đổi từ 01/01/2021);

– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định về bảo hiểm xã hội, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

Nhóm 1: Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội

Trường hợp 1:

Sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường, cụ thể:

Nam

Nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi được nghỉ hưu

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi được nghỉ hưu

Năm sinh

2021

55 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966

2021

50 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971

2022

55 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967

2022

50 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972

2023

55 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968

2023

51 tuổi

Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972

2024

56 tuổi

Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968

2024

51 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973

2025

56 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969

2025

51 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974

2026

56 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970

2026

52 tuổi

Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974

2027

56 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975

2028

57 tuổi

Từ tháng 4/1971 trở đi

2028

52 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976

2029

53 tuổi

Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976

2030

53 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977

2031

53 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978

2032

54 tuổi

Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978

2033

54 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980

2035

55 tuổi

Từ tháng 5/1980 trở đi

Trường hợp 2:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

>> Được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về tuổi.

Trường hợp 3:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

>> Trường hợp này được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại Bảng 1.

Trường hợp 4:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

>> Trường hợp này được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại Bảng 1.

Trường hợp 5:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

>> Được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về tuổi.

Nhóm 2: Sĩ quan không đủ điều kiện về hưu thuộc Nhóm 1, được về hưu không xem xét yếu tố về tuổi khi:

– Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được.

– Có đủ 25 năm phục vụ trong quân đội trở lên đối với nam và có đủ 20 năm trở lên đối với nữ.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.

-Khoản 2, Điều 54 và Khoản 2, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Lao động 2019).

Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp từ 01/01/2021

Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu tương ứng với điều kiện về tuổi trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1:

Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường.

Xem cụ thể tuổi nghỉ hưu trong trường hợp này tại Bảng 1.

Trường hợp 2:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

>> Được nghỉ hưu không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 3:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

>> Trường hợp này được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại Bảng 1.

Trường hợp 4:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

>>> Trường hợp này được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại Bảng 1.

Trường hợp 5:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

>> Được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về tuổi.

Trường hợp 6: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu, cụ thể:

– Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

– Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

– Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trường hợp 7: Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng được về hưu không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 8:

Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 17, Điều 22 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.

– Khoản 2, Điều 54 và Khoản 2, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Lao động 2019).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm