Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa được thiquocgia.vn sưu tầm và đăng tải, là tài liệu luyện tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn tham khảo và có được ý tưởng và có được bài làm hiệu quả.

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Giải thích câu nói:

  • Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
  • Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. – đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác .

Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.

2. Phân tích, chứng minh:

(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)

Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.

  • Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
  • Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên

  • “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
  • Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:

  • Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

3. Đánh giá – mở rộng:

  • Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống.
  • Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
    • Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
    • Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
    • Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?

4. Bài học:

* Nhận thức:

  • Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
  • Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.

* Hành động:

  • Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?
  • Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

Gợi ý bài làm

I. GTVĐ

Khi bàn về niềm tin trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta sẽ nhớ đến một câu chuyện mang nội dung giáo dục sâu sắc – vai trò của niềm tin và hậu quả của mất niềm tin – đó là câu chuyện về một vị tướng quân khi xuất trận, vị vua của đã hỏi vị tướng quân ấy như sau: nếu phải chọn đánh mất trong các điều sau thì tướng quân chọn đánh mất cái gì trước, cái gì sau: quân đội, đất nước, niềm tin? Vị tướng quân ấy đã trả lời rằng: tôi sẽ chấp nhận đánh mất quân đội trước, vì nếu mất quân đội thì còn đất nước và niềm tin tôi sẽ gây dựng lại quân đội; nếu phải đánh mất nhiều hơn thế thì tôi chấp nhận mất quân đội và đất nước mà giữ lại niềm tin, vì nếu còn niềm tin thì tôi sẽ tập hợp quân đội mà lấy lại đất nước. Nhưng nếu đánh mất niềm tin mà còn quân đội và đất nước thì không sớm thì muộn cũng đánh mất tất cả. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhất! Chính vì thế sách Dám thành công dạy rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

II. GQVĐ

1. Giải thích.

  • Về nội dung trực tiếp: lời phát biểu trên nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. Nếu con người đánh mất niềm tin thì hệ quả tất yếu là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá nữa.
  • Về thực chất: ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. Nếu có niềm tin là có tất cả, nếu đánh mất niềm tin là đánh mất tất cả.

2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin.

  • Người có lòng tự tin luôn luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu của con người!
  • Khi mất tự tin:
    • Con người không còn tin vào năng lực và phẩm chất của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan…
    • Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống…

3. Bài học nhận thức và hành động.

  • Trong mọi hoàn cảnh sống, đặc biệt khi gặp những khó khăn, thử thách cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào chính mình.
  • Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với những việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe, biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.

III. KTVĐ.

  • Khẳng định ý nghĩa, giá trị giáo dục, tác động tích cực đến xã hội nhất là thế hệ trẻ của ý kiến trên
  • Bài học bản thân.

Bài làm mẫu về niềm tin vào bản thân: Bài số 1

Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan – có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: “Một người đă đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn – vui, hạnh phúc – khổ đau, may mắn – rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.

Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.

Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là khóng dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.

Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.