Tin tuyển sinh

Đề án tuyển sinh Viện Kiểm Sát Hà Nội

498

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐH KIỂM SÁT HÀ NỘI

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2017

1. Thông tin chung về trường.

1.1.Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (cơ sở và phân hiệu) và địa chỉ trang web:

– Tên trường: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

– Sứ mệnh: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Kiểm sát, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Địa chỉ: Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.

– Webstie: http://tks.edu.vn/

1.2. Quy mô đào tạo

Nhóm ngành Quy mô hiện tại
  ĐH CĐSP
  GD chính quy (ghi rõ số NCS, số học cao học, số SV đại học) GDTX (ghi rõ số SV ĐH) GD chính quy GDTX
Nhóm ngành I        
Nhóm ngành II        
Nhóm ngành III ĐH: 1700      
Nhóm ngành IV        
Nhóm ngành V        
Nhóm ngành VI        
Nhóm ngành VII        
Tổng (ghi rõ cả số NCS, cao học, SV ĐH, CĐ) 1700 ĐH      

1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất:

1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

Phương thức tuyển sinh năm 2015 và năm 2016:

– Sơ tuyển: Sơ tuyển các điều kiện về sức khỏe, lý lịch theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Đăng ký dự thi đại học: Những thí sinh đạt sơ tuyển, để được xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải làm thủ tục đăng ký dự thi đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo những tổ hợp môn thi thuộc các khối A, A1, C, D1 để thi cùng kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia. Thí sinh sẽ tham gia dự thi tại các cụm thi do các trường đại học, học viện tổ chức thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Xét tuyển đại học: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển đại học theo kết quả kỳ thi PTTH Quốc gia. Trên cơ sở kết quả thi tuyển sinh của thí sinh, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh theo cơ cấu giới tính, khu vực và khối thi, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường xét thí sinh trúng tuyển theo nguyên tắc xét kết quả thi tuyển sinh từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng tổ hợp xét tuyển.

1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)

Nhóm ngành/ Ngành/ tổ hợp xét tuyểt Năm tuyển sinh 2016 Năm tuyển sinh 2015
Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển

(đã bao gồm cả điểm ưu tiên)

Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển

(đã bao gồm cả điểm ưu tiên)

Nhóm ngành III

Ngành Luật:

Tổ hợp 1: A00

Tổ hợp 2: A01

Tổ hợp 3: C00

Tổ hợp 4: D01

400 398 Đợt 1

Nữ miền Bắc: A00(25.75); A01(24); C00(29);D01(23.5)

Nam miền Bắc: A00(24.5); A01(23); C00(25.5);D01(19.75)

Nữ miền Nam: A00(25.25);A01(22.75);

C00(26.5);D01(21.75)

Nam miền Nam: A00(23.75); A01(19.5); C00(22.5);D01(16.5)

Đợt 2

Nữ miền Bắc: A00(22.75); A01(21.25); C00(28.25); D01(21.25)

Nam miền Bắc:

A00(22.75);

A01(18.5);C00(22.75); D01(18.5)

Nữ miền Nam:

A00(24.25);A01(20.5); C00(26);D01(20.5)

Nam miền Nam:

A00(21.75);A01(16.25); C00(22);D01(16.25)

 

400 398 Nữ Miền Nam:

A00(23.75); C00(25.25); A01(22);D01(22)

Nam Miền Nam:

A00(22.5); C00(20.75); A01(18);D01(18)

Nữ miền Bắc: A00(25.75);C00(28.25); A01(23.75);D01(23.75)

Nam miền Bắc: A00(24.25);C00(24.75); A01(19.75);D01(19.75)

Tổng 400 398 X 400 398 X
  1. Các thông tin của năm tuyển sinh năm 2017

2.1. Đối tượng tuyển sinh:

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:

– Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT, kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên; lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. Điểm tổng kết môn tiếng Anh lớp 12 phải đạt từ 6.00 trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 thì lấy kết quả học tập các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

– Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).

– Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên hoặc Đoàn viên đoàn TNCS Hồ Chí Minh; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Về chiều cao, cân nặng:

+ Nam: Chiều cao Từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên;

+ Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg trở lên.

– Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên.

Ghi chú: Đối tượng thuộc diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông đủ điều kiện thuộc diện tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng theo quy định hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đáp ứng các điều kiện chung của đối tượng tuyển sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2017 được quy định nêu trên.

2.2. Phạm vi tuyển sinh:

Tuyển sinh trong cả nước, trong đó: Khu vực các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào tuyển 50% chỉ tiêu; khu vực các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra tuyển 50% chỉ tiêu tuyển sinh.

2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển):

Bước 1 – Sơ tuyển

Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đăng ký, nộp hồ sơ sơ tuyển theo hướng dẫn tại Thông báo sơ tuyển đăng tải trên Website  https://tks.edu.vn.

Bước 2 –  Đăng ký xét tuyển và đăng ký dự thi THPT Quốc gia

Những thí sinh đạt sơ tuyển, để được xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và làm thủ tục đăng ký dự thi THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo những môn thi, bài thi cụ thể sau: Môn Toán và môn Vật lý, môn Hóa học thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (tổ hợp 1); Môn Ngữ văn và môn Lịch sử, môn Địa lý thuộc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (tổ hợp 2); môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán (tổ hợp 3); Môn Toán, Tiếng Anh và môn Vật lý thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (tổ hợp 4).

Bước 3 – Xét tuyển đại học

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiến hành xét tuyển đại học theo kết quả thi THPT quốc gia đối với từng tổ hợp xét tuyển. Mức điểm nhận ĐKXT đối với các tổ hợp xét tuyển, mức điểm tối thiểu của từng bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Thông báo tuyển sinh đại học chính quy ngành luật năm 2017 của Trường đăng tải trên Website https://tks.edu.vn.

Bước 4. Hậu kiểm

Thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy ngành Luật của Trường đươc Nhà trường triệu tập trúng tuyển và tổ chức kiểm tra các điều kiện sơ tuyển. Những thí sinh không đủ điều kiện sơ tuyển theo kết luận của Hội đồng tuyển sinh Trường thì Nhà trường không công nhận kết quả trúng tuyển.

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Dự kiến 400 chỉ tiêu được phân bổ cụ thể như sau:

– Chỉ tiêu theo khu vực: Khu vực các tỉnh phía Nam  từ Quảng Trị trở vào: 50% chỉ tiêu; khu vực các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra: 50% chỉ tiêu.

– Tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ học sinh: Việc tuyển sinh  đối với nữ học sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được xác định chỉ tiêu riêng với tỷ lệ không quá 40% trên tổng chỉ tiêu đào tạo của ngành học; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

– Chỉ tiêu theo tổ hợp môn và phân môn xét tuyển: Chỉ tiêu phân bổ cho tổ hợp môn và phân môn thi: Tổ hợp 1: 25% chỉ tiêu; Tổ hợp 2: 10% chỉ tiêu; Tổ hợp 3: 25% chỉ tiêu; Tổ hợp 4: 40% chỉ tiêu. Chỉ tiêu này được phân bổ cho từng khu vực (phía Nam, phía Bắc), nam, nữ.

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT.

– Đạt sơ tuyển tại Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh theo quy định của ngành kiểm sát nhân dân.

– Có tham dự kỳ thi THPT quốc gia và có tổng điểm thi (điềm trần tổ hợp xét tuyển) đáp ứng tiêu chí đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của Bộ giáo dục và Đào tạo.

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.

– Mã trường: DKS

– Ngành: Luật                                    Mã Ngành: 52380101

– Tổ hợp xét tuyển gồm:

+ Tổ hợp 1 (A00): Toán và hai môn thi: Vật lý, Hóa học thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên;

+ Tổ hợp 2 (A01): Toán, Tiếng Anh và một môn thi Vật lý thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.

+ Tổ hợp 3 (C00): Ngữ văn và hai môn thi: Lịch sử, Địa lý thuộc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội;

+ Tổ hợp 4 (D01): Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán;

– Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Điểm trúng tuyển trong từng tổ hợp xét tuyển được xác định theo khu vực (phía Nam, phía Bắc), nam, nữ và chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho từng đối tượng nam, nữ theo nguyên tắc xét kết quả thi PTTH từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng tổ hợp xét tuyển được phân bổ cho từng đối tượng (nam, nữ) của khu vực phía Nam, phía Bắc.

– Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách mà nếu lấy tất cả sẽ vượt quá chỉ tiêu ấn định thì việc xét trúng tuyển theo nguyên tắc sau:

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp 1: Ưu tiên thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn;

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp 3: Ưu tiên thí sinh có điểm thi môn Ngữ văn cao hơn;

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Tổ hợp 2,4: Ưu tiên thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao hơn.

2.7. Tổ chức tuyển sinh:

2.7.1. Sơ tuyển:

– Hướng dẫn tổ chức sơ tuyển: Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xây dựng dự thảo hướng dẫn công tác sơ tuyển đại học năm 2017 trình Lãnh đạo VKSND tối cao ban hành và tổ chức triển khai trong tháng 02 năm 2017.

– Nộp hồ sơ sơ tuyển:

  1.     Thời gian nộp hồ sơ sơ tuyển từ ngày 13/3/2017 – 31/3/2017.
  2.    Địa điểm nộp hồ sơ sơ tuyển: Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thí sinh.
  3.     Hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm:

– Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển (theo mẫu).

– Lý lịch tự khai (theo mẫu) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch.

– Bản trích sao kết quả học tập (theo mẫu) đối với thí sinh đang học lớp 12 THPT hoặc THBT. Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2016 trở về trước thì phải nộp bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THPT.

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp, trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

– Bốn ảnh chân dung cỡ 4×6.

– Phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ và số điện thoại của người nhận thư (để Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi thông báo thời gian, địa điểm sơ tuyển).

Ghi chú: Thí sinh tải các mẫu của hồ sơ sơ tuyển tại Website của Nhà trường theo địa chỉ: https://tks.edu.vn

– Tổ chức sơ tuyển:

+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) tổ chức sơ tuyển.

+ Trong thời gian từ 31/3/2017 – 14/4/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ấn định thời gian, địa điểm sơ tuyển cụ thể từng đợt và tổ chức sơ tuyển.

+ Thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp phiếu chứng nhận đạt sơ tuyển.

– Nội dung sơ tuyển:

+ Kiểm tra hồ sơ dự tuyển và con người cụ thể để đánh giá về người dự sơ tuyển theo các tiêu chí quy định tại tiểu mục 2.1 mục 2 của Đề án này (về đối tượng, điều kiện và hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển) của văn bản này và ghi vào Phiếu sơ tuyển (theo mẫu được đăng tải trên Website của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, địa chỉ: https://tks.edu.vn).

+ Phiếu sơ tuyển được lập thành 03 bản: 01 bản cấp cho thí sinh nộp cùng hồ sơ đăng ký nhập học vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu thí sinh trúng tuyển); 01 bản cho vào túi đựng hồ sơ dự sơ tuyển của thí sinh gửi về Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và 01 bản lưu tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ký duyệt, đóng dấu Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh vào Phiếu sơ tuyển đối với những thí sinh đã tham gia vòng sơ tuyển (kể cả đối với những thí sinh không đạt yêu cầu về sơ tuyển) và hướng dẫn thí sinh đưa vào hồ sơ đăng ký nhập học đại học.

+ Thu lệ phí và cấp giấy biên nhận nộp lệ phí sơ tuyển cho người đăng ký dự sơ tuyển với mức thu: 50.000đ (năm mươi ngàn đồng)/thí sinh.

+ Ngay sau khi kết thúc việc sơ tuyển, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi danh sách những thí sinh đạt yêu cầu về sơ tuyển (kèm hồ sơ dự sơ tuyển) Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, theo địa chỉ email: phongdaotao.dhkshn@gmail.com; đồng thời gửi danh sách thí sinh đạt yêu cầu về sơ tuyển (bản cứng) kèm hồ sơ dự sơ tuyển về Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trước ngày 30/5/2017.

2.7.2. Tổ chức xét tuyển:

Thời gian; hình thức nhận ĐKXT; các điều kiện xét tuyển đối với các tổ hợp xét tuyển được nêu tại tiểu mục 2.6 của Đề án này thực hiện theo quy định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy ngành Luật năm 2017 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đăng tải trên Website https://tks.edu.vn.

2.8. Chính sách ưu tiên

Việc ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chi tiết xem tại Thông báo ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng đại học hệ chính quy ngành Luật năm 2017 của Nhà trường đăng tải trên Website https://tks.edu.vn.

2.9. Lệ phí xét tuyển

Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo.

2.10.Học phí dự kiến với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm.

Thực hiện theo lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm theo quy định của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng chính

  1. 1.  Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

3.1.1. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

TT Tên Các trang thiết bị chính
Phòng thực hành tin học Máy vi tính, mạng internet
Phòng thí nghiệm… Các trang thiết bị phục vụ lấy dấu vết, thực nghiệm điều tra
……….

3.1.2.     Thống kê phòng học

TT Loại phòng Số lượng
Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ 02
Phòng học từ 100 – 200 chỗ 04
Phòng học từ 50-100 chỗ 17
Số phòng học dưới 50 chỗ 07
Số phòng học đa phương tiện

3.1.3.     Thống kê về học liệu (kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

TT Nhóm ngành đào tạo Số lượng
Nhóm ngành I
Nhóm ngành II
Nhóm ngành III 48744
Nhóm ngành IV
Nhóm ngành V
Nhóm ngành VI
Nhóm ngành VII

3.2. Danh sách giảng viên cơ hữu (có Phụ lục kèm theo)

Ngày 03 tháng 3 năm 2017

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

 

TS. Phạm Mạnh Hùng

 

Phụ lục 01

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU

Thông tin chung về GV Chức danh Bằng tốt nghiệp cao nhất
Họ và tên (xếp theo nhóm ngành) Ngày tháng năm sinh Ngành đào tạo PGS GS ĐH ThS TS TSKH
Nhóm ngành I                
Nguyễn Văn A                
………….                
Tổng của nhóm ngành                
Nhóm ngành III                
Phạm Mạnh Hùng 03/07/1960 Luật TS  
Nguyễn Quốc Việt 23/5/1977 Luật TS  
Vũ Thị Hồng Vân 05/08/1968 Luật PGS TS  
Nguyễn Đức Hạnh 05/12/1975 Luật TS  
Mai Đắc Biên 02/05/1966 Luật TS  
Nguyễn Xuân Hưởng 24/8/1978 Luật TS  
Nguyễn Đắc Tuân 11/6/1981 Tâm lý học TS  
Cao Minh Công 01/11/1977 Triết TS  
Bùi Thị Thanh Huyền 19/10/1976 Lý luận TS  
Vũ Văn Mộc 02/09/1954 Luật TS  
Hoàng Hải Yến 24/4/1988 Luật ThS    
Đinh Khắc Tiến 18/5/1954 Luật ĐH    
Phạm Thị Hồng Hương 15/3/1985 Luật ThS    
Nguyễn Quý Khuyến 28/9/1977 Luật ThS    
Đặng Văn Thực 01/09/1990 Luật ThS    
Phạm Việt Nghĩa 20/8/1991 Luật ThS    
Nguyễn Thị Lan Anh 17/8/1987 Luật ThS    
Lê Xuân Lục 06/09/1988 Luật ThS    
Hoàng Xuân Đàn 09/11/1975 Luật ThS    
Lương Hải Yến 29/10/1972 Luật ThS    
Nguyễn Thị Thanh Tú 14/12/1986 Luật ThS    
Trần Văn Tuân 05/04/1984 Luật ThS    
Trần Đình Hải 13/06/1985 Luật ThS    
Nguyễn Thanh Hương 19/8/1990 Luật ThS    
Trần Thị Thanh 12/6/1988 Tâm lý học ThS    
Phạm Thị Trang 09/9/1977 Luật ThS    
NguyễnVươngThùy Dương 03/09/1982 Luật ThS    
Lê Thị Thắm 18/03/1986 Luật ThS    
Dương Đình Công 02/10/1983 Luật ThS    
Lê Thị Anh Xuân 07/10/1977 Luật ThS    
Nguyễn Thị Khánh 01/10/1989 Luật ThS    
Đinh Thị Huyền Trang 10/7/1991 Luật ĐH    
Đỗ Huyền Ngọc 07/01/1989 Luật ThS    
Ngô Hùng Thái 29/12/1979 Luật ThS    
Vũ Thị Loan 04/10/1986 Lịch sử ThS    
Hà Thị Hằng 27/6/1987 Luật ThS    
Lê Ngọc Duy 02/12/1984 Luật ThS    
Lê Phương Thanh 17/02/1991 Luật ThS    
Chu Bình Minh 20/9/1978 Luật ThS    
Lê Thu Hà 02/01/1978 Luật ThS    
Lê Thị Thu Hằng 10/8/1979 Luật ThS    
Nguyễn Thị Thương Huyền 04/10/1983 Luật ThS    
Trần Sỹ Dương 27/11/1991 Luật ThS    
Nguyễn Thị Trà My 22/04/1991 Luật ThS    
Đàm Thị Diễm Hạnh 27/01/1976 Luật ThS    
Nguyễn Thị Thế 20/5/1979 Luật ThS    
Nguyễn Thị Tâm 28/07/1982 Luật ThS    
Nguyễn Thị Dung 01/12/1985 Luật ThS    
Trần Đức Thành 09/091974 Luật ThS    
Lê Đăng Khoa 10/10/1982 Luật ThS    
Nguyễn Văn Tiến 08/02/1981 Luật ThS    
Khúc Thị Phương Nhung 02/12/1985 Luật ThS    
Khúc Thị Trang Nhung 07/09/1987 Luật ThS    
Phan Thị Lan Anh 06/11/1981 Luật ThS    
Nguyễn Thị Phương Hải 26/6/1984 Luật ThS    
Lê Ngọc Huyền 27/10/1990 Luật ThS    
Trịnh Hữu Toản 20/5/1990 Luật ThS    
Nguyễn Thị Kiều Trang 02/10/1990 Luật ThS    
Nguyễn Anh Minh 19/9/1991 Luật ThS    
Khuất Thu Hương 20/7/1989 Luật ThS    
Chu Đăng Chung 29/12/1975 Luật ThS    
Trần Thị Thu Trang 25/9/1986 Luật ThS    
Trần Kim Chi 16/05/1959 Luật ThS    
Trần Đình Khánh 19/09/1954 Luật ThS    
Nguyễn Thị Hải Yến 03/01/1987 CNTT
(SP)
ThS    
Hoàng Mạnh Hùng 19/02/1979 CNTT ThS    
Nguyễn Hải Đăng 29/9/1981 Tiếng anh ĐH    
Nguyễn Thị Thúy Nga 12/11/1987 Tiếng Anh
(SP)
ThS    
Phạm Thu Hằng 08/12/1982 Tiếng Anh ThS    
Lê Trung Nghĩa 16/9/1986 Lịch sử Đảng ThS    
Phan Thị Trang 28/11/1987 Ngôn ngữ Anh ThS    
Phùng Thanh Thảo 02/01/1991 Xã hội học ThS    
Nguyễn Ngọc Sơn 19/8/1980 Tiếng Anh ThS    
Hoàng Thị Tú Anh 25/01/1987 Tiếng Anh ThS    
Đinh Thị Nga 15/11/1990 Triết học ThS    
Đỗ Thị Kim Tuyến 22/3/1962 KTCT ThS    
Đồng Thanh Hưng 16/3/1991 Huấn luyện thể thao ĐH    
Ngô Thu Hiền 10/5/1980 Triết học ThS    
Lưu Thị Khánh Vân 13/6/190 Tiếng Anh ĐH    
Dương Thị Thư 17/6/1985 Tiếng Anh ThS    
Nguyễn Thị Hiền 22/12/1989 Triết học ThS    
Vương Sỹ Đại 27/11/1992 Huấn luyện thể thao Đ H    
Bùi Thị Hạnh 16/06/1976 Luật ThS    
Đỗ Tiến Dũng 31/01/1980 Luật ThS    
Nguyễn Thị Mai Thu 03/12/1983 Luật ThS    
Vũ Văn Tư 24/07/1983 Luật ThS    
Vũ Đức Hạnh 11/12/1977 Luật ThS    
Nguyễn Khắc Hải 18/8/1980 KTCT ThS    
Nguyễn Thị Lộc 20/9/1979 Luật ThS    
Nguyễn Thị Hải Yến 25/11/1984 Luật ThS    
Nguyễn Thu Hằng 30/9/1990 Luật ThS    
Đinh Hoàng Quang 02/08/86 Luật ThS    
Nguyễn Nhật Khải 28/9/1981 CNTT ThS    
Đào Xuân Sáng 02/3/1981 CNTT ThS    
Tổng của nhóm ngành   105 01   06 89 10  
Hóa học

Phân hóa tỷ lệ 4 đáp án trong bộ đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017 lần 3

819

Trong bộ đề thi minh họa THPT Quốc gia lần 3 mới công bố hôm qua thì tỷ lệ các đáp án A, B,C, D được phân hóa không đồng đều.

 

Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đề thi minh họa THPT quốc gia 2017 lần 3 theo định dạng bài thi như thật. Đây là bộ đề minh họa cuối cùng cho thí sinh tham khảo trước khi diễn ra kỳ thi chính thức vào cuối tháng 6 tới.

Với bộ đề thi minh họa THPT quốc gia 2017 lần 3 này, ngoài các vấn đề về cấu trúc đề thi, mức độ khó dễ của câu hỏi, thí sinh còn đặc biệt quan tâm tới tỷ lệ các đáp án trong mỗi đề thi.

Dưới đây là tổng hợp tỷ lệ các đáp án trong đề thi mỗi môn:

A

B

C

D

Đề thi môn Tiếng Anh

12

13

13

12

Đề thi môn Địa lý

10

8

10

12

Đề thi môn Lịch sử

6

13

10

11

Đề thi môn Sinh học

11

8

9

12

Đề thi môn Hóa học

13

14

9

4

Đề thi môn Vật lý

6

13

9

12

Đề thi môn Toán

11

7

18

14

 

1. Tỷ lệ phân bổ đáp án đúng không đồng đều

Theo sự thống kê và tổng hợp ở trên, có thể thấy, chỉ có đề minh họa môn Tiếng Anh và Địa lý là có tỷ lệ 4 đáp án gần tương đương nhau. Trong khi đó, đề thi các môn còn lại tỷ lệ đáp án không phân bổ đều, mỗi phương án có tỷ lệ đáp án đúng chênh lệch nhau.

Ví dụ, đề minh họa môn Hóa học chỉ có 4 đáp án đúng là phương án D. Nếu như thí sinh chỉ chọn duy nhất đáp án D trong cả bài thi tức là chỉ được 0,8 điểm đồng nghĩa với bị điểm liệt (dưới 1 điểm).

2. Không có chuyện cứ “khoanh bừa” sẽ thoát điểm liệt

Trước khi công bố bộ đề thi minh họa lần cuối cùng, đại diện Bộ GD&ĐT đã khẳng định, năm nay, việc tổ hợp các đề thi và bố trí vị trí các đáp án đúng của các câu hỏi thi là do máy tính tự động rút và sắp xếp.

Vì thế, rất có thể có những phương án lựa chọn A hoặc B hoặc C hoặc D của một số mã đề sẽ chỉ có khoảng 10% là đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó.

Như vậy, với hầu hết các môn đều thi bằng hình thức trắc nghiệm, thí sinh năm nay gần như không thể trông chờ vào việc chỉ khoanh 1 đáp án mà vẫn ăn may thoát điểm liệt.

Bí quyết học thi

Muốn giảm tải, 99-ers hãy thử sắp xếp lịch học mùa nước rút theo kiểu Mỹ

518

HHT – “Bullet journal” – vũ khí tối mật đầy màu sắc của teen Mỹ giúp bạn sắp xếp thời gian hợp lý trong mớ bài tập “ngạt thở”, đây cũng là một cách học hiệu quả mà teen 12 có thể áp dụng.

Muốn giảm tải, 99-ers hãy thử sắp xếp lịch học mùa nước rút theo kiểu Mỹ

“Bullet journal” bắt đầu “xâm nhập” vào cộng đồng teen Việt

Bullet journal chính là một cuốn sổ ghi chép bản kế hoạch của bạn, nhưng khác với những bản kế hoạch siêu nhàm chán thông thường, để được “xướng danh” là bullet journal, nó phải trông cực kì thú vị và còn phải có chút “kỷ niệm” nữa.

 

Bullet Jounal chính là điểm giao giữa: Danh sách việc cần làm (ngắn gọn dễ hiểu), planner (bản kế hoạch chi tiết, khoa học), và nhật ký (đậm cá tính riêng và “thấm đẫm yêu thương”).

Cực kì phổ biến đối với các bạn học sinh Mỹ, hiện tại đang được nhiều bạn teen việt quan tâm. Teen Mỹ do áp lực học tập và các hoạt động ngoại khóa nên luôn có một cuốn sổ kế hoạch với đầy đủ sắc màu vui nhộn để có hứng “xắn tay” xông vào làm việc. Teen Việt lớp 12 cũng bước vào giai đoạn căng thẳng, có nhiều việc phải hoàn thành thế nên giắt theo một cuốn “bullet journal” là siêu cần thiết.

Theo BuzzFeed, trang web chuyên hướng dẫn các mẹo vặt, cho rằng bullet journal cần thiết cho những bạn có “ti tỉ” thứ phải làm (mà teen lớp 12 là rất phù hợp rồi: Học bài, làm bài, ôn bài, làm việc nhà, đi chơi, đi “thả tim”), những ai có mục tiêu rõ ràng (mục tiêu teen 12 hiện tại là đậu vào trường mình mong ước và có một năm lớp 12 tuyệt đẹp), những ai có giấy, bút để “làm đẹp” bản kế hoạch, yêu việc lên kế hoạch, sắp xếp công việc và lưu giữ kỷ niệm nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.

Muốn giảm tải, 99-ers hãy thử sắp xếp lịch học mùa nước rút theo kiểu Mỹ - ảnh 2

Một số bullet journal của các Instagramer nước ngoài.

Phương Hiền, học sinh THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM) là “chuyên gia” thiết kế bullet journal cho việc ôn luyện, chia sẻ: “Mình thiết kế bullet journal vì sở thích và cũng là để xác định được mục tiêu và hướng đi của mình. Từ khi mình sử dụng thì việc học của Hiền đã cải thiện rất tốt. Bullet journal là công cụ hữu hiệu giúp mình ghi nhớ phải làm gì nè! Gây chú ý vì “nó” rất bắt mắt và nhắc nhở Hiền mỗi khi có lịch trình hay những sự kiện sẽ diễn ra. À, mà chìa khóa bí mật nằm trong bullet journal đó là tạo cảm hứng cho việc học mỗi khi Hiền chuẩn bị ôm một “núi” tập vở, sau đó còn tổng hợp lại mớ kiến thức “rối bòn bon” nữa”.

Ai cũng có thể làm một bullet journal

Tuy một bullet journal đầy màu sắc chỉ phù hợp với những bạn có hoa tay, nhưng việc lên kế hoạch thì bất cứ teen lớp 12 bận bịu nào cũng cần. Vì thế, hãy cùng chúng tớ làm một cuốn bullet journal đẹp, rõ ràng mà bất cứ ai cũng có thể làm được nhé!

Bước 1: Hãy tìm mua một cuốn sổ tay thật đẹp, với kích thước vừa vặn, và “chất” lượng. Đừng quá nhỏ cũng không quá lớn cho tiện tay mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi (teen Mỹ mang theo bên mình 24/24h để khi có việc gì ập đến là lôi ra “bôi quẹt” ngay, không để nước đến cổ mới bơi).

Bước 2: Bạn cần chọn một cách ghi mà bạn thoải mái nhất, gây nhiều cảm hứng cho bạn nhất (có thể là dùng hình vẽ, ký tự, hoặc ngôn ngữ “khùng điên” của riêng bạn. Nhưng quan trọng nhất là khi viết, bạn cần dùng những câu ngắn và rõ ràng, như: “Làm hết sạch chương 2 – sẽ được đi xem phim lúc 5h chiều” thay vì viết dài mà không rõ ràng.

Bước 3: Bắt đầu ghi những thông tin sơ lược về các danh sách hoạt động, và kế hoạch cần làm hiện giờ hoặc ở “thì tương lai” từ đây tới tháng 5 (lúc bạn thi quốc gia). Những trang sau bắt đầu ghi cụ thể từng tháng.

Vi dụ, ở trang sơ lược, bạn ghi tháng 3 “học hết chương 3”, tháng 4 “hết chương 4”, tháng 5 “ôn lại toàn bộ”. Còn ở trang riêng của tháng 3, bạn ghi cụ thể để có thể học hết chương 3 thì cần làm những bài tập nào, cần đọc những bài báo nào,…

Bước 4: Bạn hãy dùng các màu sắc khác nhau để đánh dấu mức độ gấp gáp cho mỗi việc, xong việc nào bạn có thể gạch ngang nó đi. Nếu một ngày toàn là việc màu hồng lòe dạ quang (những việc “siêu khẩn cấp”) thì bạn chớ có “để mai tính” nhé!

Bước 5: Đừng quên dành vài trang với tiêu đề “tự thưởng cho bản thân”, như lịch coi phim trong tháng, lịch “hú hí” với hội chị em bạn dì, lịch theo dõi luyện tập của bản thân,… để tạo cảm hứng, “xả hơi” giữa những lịch trình căng thẳng, để bạn có “đà” để cố gắng bền lâu hơn. Đôi khi có thể thêm vài dòng “nhật ký” cho đỡ nhàm chán nhé!

 

Có thể thêm vài dòng “nhật ký” như: “Sam phá hỏng căn hộ của tôi rồi!”.

Hoặc bạn có thể xem chi tiết cách làm một bullet journal tại đây. Chúc các bạn thành công nhé!

THỤY ÂN BẢO NGHI -Ảnh: Internet

Tin tuyển sinh

Lý do Không công bố đề minh hoạ kỳ thi THPT quốc gia 2018

379

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 3-10, ông Trinh nói: “Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 không có thay đổi gì lớn, chỉ có một số thay đổi nhỏ về kỹ thuật. Phương án thi đã được công bố sớm và Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn ôn tập cụ thể, chi tiết đến các nhà trường và các em học sinh”.

“Trên cơ sở hướng dẫn ôn tập chi tiết này cùng với định dạng đề thi năm 2017 đã làm thì không cần thiết phải công bố đề thi minh họa nữa”, ông Trinh lý giải.

Theo ông Trinh, hướng dẫn ôn tập chi tiết đang được bộ triển khai, xây dựng và sẽ sớm công bố công khai đến các em học sinh.

Trước đó, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2018 sẽ giữ ổn định với việc tổ chức 5 bài thi như năm 2017, gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân).

Tuy nhiên, năm 2018 sẽ có một số thay đổi kỹ thuật: bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, nội dung thi ngoài chương trình lớp 12 còn có phần liên quan lớp 11.

Riêng các bài thi tổ hợp vẫn được chấm điểm từng môn thi thành phần nhưng bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thi các bài thi này được thực hiện phù hợp hơn dựa trên kinh nghiệm tổ chức thi năm 2017.

Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ba lần công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm để học sinh tham khảo trước kỳ thi. Ngoài ra, ở kỳ thi THPT quốc gia 2017 cũng đã có 24 đề thi chính thức được công bố.

Tin tuyển sinh

Hướng dẫn thí sinh tự do mua và nộp phiếu đăng kí dự thi THPT quốc gia

954

Rất nhiều thí sinh tự do thắc mắc năm nay không biết mua và nộp phiếu đăng kí dự thi THPT quốc gia và ĐKXT ĐH-CĐ 2017 ở đâu?

Để biết trả lời được thắc mắc đó, các bạn thí sinh tự do cần phải xem một số thông tin dưới đây:

1. Thí sinh tự do mua hồ sơ dự thi ở đâu?

Thí sinh tự do có thể mua hồ sơ dự thi THPT quốc gia tại Phòng giáo dục quận, huyện, thị xã nơi mình cư trú.

Về địa điểm nộp hồ sơ, thí sinh tự do nộp hồ sơ tại nơi do Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố quy định. Thông thường đó là Phòng giáo dục quận/huyện hoặc các trường THPT. Thí sinh tự do cần theo dõi thông tin cụ thể từ trang web của Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố mình.

Tại Hà Nội, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp (đã học hết chương trình THPT từ năm học 2015 – 2016 trở về trước nhưng chưa có bằng tốt nghiệp) nộp lệ phí dự thi tại các trường THPT trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận của UBND các cấp phường, xã) hoặc tại các cơ sở giáo dục nơi thí sinh học lớp 12.

Ngoài ra, thí sinh tự do tại TP HCM có thể mua tại và nộp hồ sơ tại: Cơ quan Đại Diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM (số 3 Công trường Quốc tế, P6, Q3).

2. Hồ sơ dự thi của thí sinh tự do bao gồm gì?

Hồ sơ Đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017 của thí sinh tự so bao gồm: Bì đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, Phiếu số 2 đăng ký dự thi THPT quốc gia và ĐKXT ĐH – CĐ 2017.

– Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao) (đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT)

– Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.

– 02 ảnh cỡ 4×6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

– Giấy khai sinh (bản sao);

– Bản sao (photocopy) 2 mặt CMND hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;

– Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực (Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực ) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);

– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

3. Thí sinh tự do phải nộp hồ sơ ở đâu?

Theo quy chế, thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các địa điểm do Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố quy định. Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách các cụm thi THPT quốc gia tại 63 tỉnh thành phố. Thí sinh có thể lựa chọn địa điểm thi thuận tiện cho mình.

Lưu ý: Thí sinh sẽ thi tại địa điểm mà Sở GD&ĐT tỉnh thành đó quy định cho địa điểm mà thí sinh đã nộp hồ sơ tại đó.

 

Tin tuyển sinh

Hướng dẫn cách điền phiếu đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2017 cho đối tượng ưu tiên

385

Trong kì thi THPT quốc gia 2017 được chia ra làm nhiều đối tượng ưu tiên khác nhau, mỗi đối tượng lại ứng với điểm cộng khác nhau. Vì vậy, thí sinh cần phải nghiên cứu kỹ trước khi điền vào phiếu đăng kí dự thi.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong việc xét công nhận tốt nghiệp học sinh được hưởng chế độ ưu tiên hay không được chia làm các đối tượng: diện 1, diện 2 và diện 3.

1. Ba diện học sinh được hưởng và không được hưởng chế độ ưu tiên

Diện 1: Không được cộng điểm ưu tiên, là những thí sinh bình thường; (Ký hiệu: D1)

Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;   (Ký hiệu: D2-TB2).

– Con Anh hùng LLVT, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN Anh hùng  (Ký hiệu: D2-CAH)

– Người dân tộc thiểu số;  (Ký hiệu:  D2-TS2)

– Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT; (Ký hiệu:  D2-VS2)

– Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;   (Ký hiệu: D2-CHH)

– Con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (đối với GDTX); (Ký hiệu: D2-CCM)

– Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi; (Ký hiệu:  D2-T35).

Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

– Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;  (Ký hiệu:   D3-TS3)

– Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);  (Ký hiệu:  D3-TB3)

– Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (Ký hiệu:  D3-CLS)

Điều đặc biệt lưu ý là, học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.

2. Quy định về cộng điểm với thí sinh đoạt giải cấp tỉnh, thành phố, quốc gia

Về điểm khuyến khích được cộng cho thí sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và chứng chỉ nghề, đoạt giải cá nhân, tập thể trong các kỳ thi quốc tế, thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh.

a. Đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12:

– Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh:  2,0 điểm.

– Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh:  1,5 điểm.

– Giải ba cấp tỉnh:  1,0 điểm.

b. Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:

– Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.

– Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: 1,5 điểm.

– Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: 1,0 điểm.

* Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân.

* Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.

c. Được cấp Giấy chứng nhận nghề:

– Loại giỏi:  2,0 điểm.

– Loại khá:  1,5 điểm.

– Loại trung bình:  1,0 điểm.

d. Nếu học viên GDTX có chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc Tin học A trở lên (kể cả kỹ thuật viên): được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.

* Điểm khuyến khích tối đa của các mục 1,2,3,4 trên không quá 4,0 điểm.

Điểm khuyến khích quy định của các mục 1,2,3,4  trên được bảo lưu trong toàn cấp học

3. Quy định về cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực

Quy định về cộng điểm ưu tiên được nêu rõ tại điều 36 Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017. Khi đăng ký xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh cần điền thông tin về chế độ ưu tiên (diện ưu tiên và điểm khuyến khích) ở mục 11 và 12 trong Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Chế độ ưu tiên trong xét tuyển gồm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chinh quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. Khi đăng ký dự thi, thí sinh điền thông tin về chế độ ưu tiên trong xét tuyển vào mục 17 và mục 18 trong Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Trong những năm trước đó, nhiều thí sinh đã làm đơn khiếu nại về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, năm nay, Bộ GD&ĐT lưu ý, trước khi điền thông tin về ưu tiên trong tuyển sinh, các thí sinh cần đọc kỹ các văn bản trên.

Hơn nữa, trên hệ thống quản lý của Bộ GD&ĐT có chức năng rà soát chế độ ưu tiên đối tượng: nếu thí sinh điền thông tin sai, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh cho đúng. Do vậy, thí sinh khi nhận được bản in kết quả đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển, cần rà soát kỹ trước khi ký xác nhận.

BQT THIQUỐCGIA
Bí quyết học thi

Đừng học nhiều, phải học cho chất!

479

Càng học càng quên.Học nhiều trong thời gian dài liên tục được khoa học chứng minh sẽ làm giảm năng suất ghi nhớ của người học

Càng học càng quên.Học nhiều trong thời gian dài liên tục được khoa học chứng minh sẽ làm giảm hiệu quả ghi nhớ của người học. Việc hoạt động căng thẳng trong thời gian dài làm não rơi vào tình trạng mệt mỏi, kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến stress ảnh huởng đến sức khỏe của con người.Vậy nên đừng học nhiều, phải học chất.

Vậy học sao cho chất?

Thiquocgia.vn xin giới thiệu với các bạn phương pháp Pomodoro được coi là một trong những phương pháp giúp tăng hiệu suất học tập đẳng cấp nhất. Từ khi ra đời, hàng triệu người trên khắp thế giới đã áp dụng phương pháp học này!

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng não bộ con người chỉ tập trung tốt trong khoảng 25 – 30 phút. Phương pháp Pomodoro đã được áp dụng dựa trên nguyên lí này.

Trước khi bắt đầu một buổi học, các bạn hãy xác định cho mình thời điểm bắt đầu học tập.

Thời gian học là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến năng suất học tập. Thông thường chúng ta thường học vào buổi tối, sau khi ăn cơm xong. Tuy nhiên, sau một ngày học hành, nhiều khi đến tối các bạn teen cảm thấy rất mệt mỏi, ngồi vào bàn nhưng học không vào.

Mỗi người lại có một thời gian học “vào” nhất cho riêng mình: có thể là buổi sáng tinh thần minh mẫn sau một giấc ngủ hoặc buổi tối khuya khi không gian yên tĩnh.

Nhưng lịch học thêm lại không thể đáp ứng các thời gian học tập linh hoạt như thế này.

Các bạn có thể tham khảo cả “kho” kiến thức trên thiquocgia.vn để có thể thu về 1 “ rổ” trong thời gian ngắn, chỉ cần bạn có một thiết bị có kết nối Internet là có thể học bất cứ học nào dễ tập trung nhất.

Bước 1: Đặt đồng hồ học trong 25 phút

Để bắt đầu, các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết cho buổi tự học của mình: sách vở, nháp, bút, tẩy, nước uống… Hãy chắc chắn là bạn sẽ không cần phải đứng lên ngồi xuống vì quên cái này cái kia.

Sau đó hãy đặt đồng hồ trong 25 phút. 25 phút này là khoảng thời gian bạn hoàn toàn tập trung cho việc học hành.

Trong trường hợp bạn bất chợt nghĩ đến một việc làm xao nhãng quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, hãy ngay lập tức ghi điều đó ra giấy và cho nó ra khỏi đầu bạn cùng với những con chữ.

Khi bạn học trực tuyến, chỉ mở duy nhất 1 trang bài học và tắt tất cả các thông báo trên điện thoại. Hãy để cho quá trình này hoàn toàn tập trung. Khi làm bài thi phải tuân thủ tuyệt đối thời gian thi

Bước 2: Giải lao

Sau khi kết thúc 25 phút, bạn hãy nghỉ ngơi trong 5 phút để não có thời gian thở. Trong 5 phút này, bạn hãy vận động đi lại, hít thở sâu hoặc uống nước chứ đừng cắm mặt vào Facebook, chat với bạn bè… vì như vậy bạn rất dễ bị cuốn theo mạch trò chuyện. Bạn cũng có thể thư giãn mắt để mắt đỡ mỏi.

Bước 3: Tiếp tục học

Kết thúc 5 phút nghỉ ngơi, bạn lại tiếp tục quay lại với nội dung học của mình như bước 1

Bước 4: Giải lao dài

Sau 4 lần 25 phút, hay 4 Pomodoro, bạn có thể thư giãn dài trong khoảng 15 – 20 phút. Trong 15, 20 phút này, bạn hãy hoàn toàn để đầu óc thư thả, không nghĩ ngợi gì đến bài học cả.

Hãy bắt đầu ngay 30p ấy với thiquocgia.vn nào!

Tin tuyển sinh

Điểm chuẩn ĐH Văn Hiến cao nhất 20,5

427

Điểm chuẩn cụ thể các ngành như sau:

diem chuan dh van hien cao nhat 205
diem chuan dh van hien cao nhat 205

Điểm trúng tuyển trên không nhân hệ số và áp dụng cho học sinh phổ thông khu vực 3.

Thí sinh trúng tuyển nhập học từ nay đến hết ngày 12/8.

Tin tuyển sinh

ĐH Nha Trang có điểm chuẩn cao nhất là 21,5

426

Năm 2017, điểm chuẩn của ĐH Nha Trang nằm trong khoảng 15 đến 21,5.

ĐH Nha Trang vừa chính thức công bố điểm trúng tuyển 2017 của 3 nhóm ngành.

Trong đó, nhóm ngành Ngôn ngữ, Kinh tế, Quản lý và Dịch vụ có điểm chuẩn cao nhất là 21,5 (ngành Ngôn ngữ Anh) và thấp nhất 15,5 (các ngành Hệ thống Thông tin Quản lý, Kinh tế Nông nghiệp, Quản lý Nguồn lợi Thủy sản và Quản lý Thủy sản).

Với nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật và Môi trường, điểm trúng tuyển cao nhất thuộc về ngành Công nghệ Thông tin với 2 chuyên ngành: Công nghệ Thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính (17,5). Các ngành còn lại dao động từ 15,5 đến 17 điểm.

Nhóm ngành Khoa học Thực phẩm, Thủy sản và Công nghệ Sinh học có điểm chuẩn dao động từ 15,5 đến 16.

diem chuan Dai hoc Nha Trang 2017 anh 1
diem chuan Dai hoc Nha Trang 2017 anh 2
Tin tuyển sinh

ĐH Hoa Sen công bố điểm trúng tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia – Đợt 1 năm 2017

427

Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Hoa Sen công bố điểm trúng tuyển đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia và hồ sơ nhập học bậc đại học hệ chính quy (phương thức 1, đợt 1 năm 2017).

1. Điểm trúng tuyển

Điểm trúng tuyển của các tổ hợp môn đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc khu vực 3 xét tuyển đại học hệ chính quy theo phương thức 1 (xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống) là:

Ngành, nhóm ngành bậc Đại học Mã ngành, nhóm ngành Tổ hợp môn Điểm trúng tuyển
Nhóm ngành Công nghệ thông tin và truyền thông 5248 A00, A01, D01/D03, D07 16,0
+ Truyền thông và mạng máy tính
+ Kỹ thuật phần mềm
+ Công nghệ thông tin
+ Hệ thống thông tin quản lý
Nhóm ngành Môi trường 5285 A00, B00, D07, D08 16,0
+ Công nghệ kỹ thuật môi trường
+ Quản lý tài nguyên và môi trường
Công nghệ thực phẩm 52540101 A00, B00, D07, D08 16,0
Toán ứng dụng 52460112 A00, A01, D01/D03, D07 21,75 (*)(*) Là điểm trên thang điểm 40.

Điểm quy về thang điểm 30
sau khi nhân hệ số 2 môn chính phải đạt từ 16.25 trở lên.

Công thức quy điểm (môn 1 +môn 2 + môn chính x 2) x ¾ ,
làm tròn đến 0,25+ Điểm ưu tiên (KV/ĐT).
Tổng điểm chưa nhân hệ số không thấp hơn 15,5 điểm.

Ngôn ngữ Anh 52220201 D01, D14, D09, D15
Tâm lý học 52310401 A01, D01, D08, D09 16,0
Marketing 52340115 A00, A01, D01/D03, D09 16,0
Kinh doanh quốc tế  52340120
Tài chính – Ngân hàng  52340201
Kế toán  52340301
Nhóm ngành Quản trị – Quản lý  5234 A00, A01, D01//D03, D09 16,0
+ Quản trị kinh doanh
+ Quản trị nhân lực
+ Hệ thống thông tin quản lý
+ Quản trị văn phòng
Quản trị công nghệ truyền thông 52340409 A00, A01, D01/D03, D09 16,0
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 52340103
Quản trị khách sạn 52340107
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 52340109

 

2. Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia và Thư mời nhập học

Thí sinh trúng tuyển nhận Thư mời nhập học trực tiếp (lưu ý mang theo Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia bản chính để nhận Thư mời nhập học) tại phòng NZ 203 (tầng 2), Trường Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM từ ngày 02/8/2017 đến ngày 07/8/2017.

Thí sinh trúng tuyển cần xem trước hướng dẫn nhập học để chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục nhập học theo đúng quy định. Thí sinh có thể nhận Thư mời nhập học khi thí sinh đến trường nộp hồ sơ nhập học (đối với thí sinh có nộp Giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh bản chính).

Thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển phải xác nhận việc học tại trường bằng cách nộp cho trường bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2017.

  • Thời gian nộp Giấy chứng nhận kết quả thi: đến trước 17g00 ngày 07/8/2017
  • Hình thức nộp Giấy chứng nhận kết quả thi: thí sinh chọn một trong hai hình thức sau:

Nộp trực tiếp tại trường: phòng 203 (tầng hai), Trường Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM.

Gởi bưu điện: Thí sinh ghi rõ trên bìa thư: “Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia” – Địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

3. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ nhập học

  • Thời gian nộp hồ sơ nhập học: từ ngày 02/8/2017 đến ngày 08/8/2017 (sáng
  • Thí sinh đến làm thủ tục nhập học cần mang theo đầy đủ hồ sơ gồm:
STT Hồ sơ
1 Phiếu đăng ký nhập học (in theo mẫu đã đăng ký từ Hệ thống thông tin sinh viên)
2 Bản photo Thư mời nhập học do trường Đại học Hoa Sen cấp;
3 Bản photo (*) giấy khai sinh
4 02 Bản photo (*) giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
5 Bản photo (*) bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (nếu tốt nghiệp năm 2017 thì nộp Giấy chứng nhận tạm thời và muộn nhất tháng 9/2018 phải nộp bằng THPT);
6 Bản photo (*) học bạ các lớp 10, 11, 12;
7 Bản photo (*) các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh);
8 2 ảnh 3 x 4 (ảnh chụp không quá thời hạn 6 tháng);
9 Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự (BCH QS) cấp quận/huyện cấp và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do BCH QS cấp phường/xã nơi cư trú cấp (đối với nam sinh viên);
10 Sổ đoàn nếu là Đoàn viên; bản photo (*) Thẻ Đảng viên nếu là Đảng viên hoặc Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, nếu có.
 (*) Mục 3 đến mục 7: Bản photo có công chứng hoặc mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra với bản photo.

Học phí (tùy theo ngành – thí sinh xem chi tiết tại http://htttsv.hoasen.edu.vn) và các phí:

-Bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn: 542.000đ/SV

-Đồng phục thể dục: 160.000 đồng/bộ

Thí sinh đã đăng ký BHYT và còn hiệu lực sau tháng 01/2018, mang theo bản photo thẻ BHYT nộp lại cho Trường khi đến làm thủ tục nhập học.

Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng 204 (tầng 2), Trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP HCM./.