Phổ biến Pháp luật

Những điều cần làm khi nghi ngờ bị mắc Covid

115

Nghi nhiễm Covid19 cần làm gì?

Những điều nên làm nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh hoặc nếu các bạn đã có bệnh COVID-19. Đây là hướng dẫn của a Sở Y tế Hạt Santa Clara của Mỹ về những điều cần làm khi nghi ngờ bị mắc Covid, mời các bạn cùng tham khảo.

Giới thiệu về COVID-19

• COVID-19 (Bệnh coronavirus 2019) là một căn bệnh do một loại siêu vi khuẩn mới (siêu vi khuẩn Corona mới) gây ra và đang lây lan từ người sang người. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và/hoặc khó thở.

• COVID-19 chủ yếu được lây lan:

• Hầu hết mọi người sẽ chỉ bị bệnh nhẹ khi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ bị nặng hơn, bao gồm những người:

• Những người bị nhiễm COVID-19 có thể lây truyền sớm nhất là hai ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và muộn nhất là vài tuần sau khi bị bệnh.

Điều trị COVID-19

• Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh COVID-19.

• Nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, ăn những thực phẩm lành mạnh và kiểm soát sự căng thẳng.

• Dùng thuốc có acetaminophen để giảm sốt và đau nhức.

• Đến bệnh viện nếu các triệu chứng của quý vị trở thành nặng hơn hoặc cảm thấy khó thở.

PHẦN MỘT: Bệnh nhân không có kết quả xét nghiệm

Vui lòng đọc phần này nếu:

• Quý vị nghi ngờ mình có thể đã nhiễm COVID-19 nhưng chưa được xét nghiệm

• Quý vị đã được xét nghiệm COVID-19 nhưng chưa nhận được kết quả

Nếu các bạn đã được xét nghiệm và đã biết kết quả, vui lòng qua Phần Hai

1. Theo dõi các triệu chứng

• Nếu quý vị trên 50 tuổi hoặc có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, hãy theo dõi bệnh trạng chặt chẽ hơn nữa và thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào đang có với bác sĩ. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho và/hoặc khó thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, đau cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, hay nhầm lẫn hoặc mất vị giác/khứu giác.

• Nếu các triệu chứng của quý vị trở nên nặng hơn, làm cho khó thở hoặc có biến chứng đáng lo khác, hãy gọi cho bác sĩ.

• Nếu là trường hợp khẩn cấp, hãy gọi 911. Nếu quý vị đã được xét nghiệm, hãy nói với họ rằng quý vị đang chờ kết quả.

Một số dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp là khó thở, đau/áp lực dai dẳng ở ngực, nhầm lẫn hoặc không thể thức dậy và mặt hoặc môi hơi xanh.

2. Hãy gọi trước khi đến bệnh viện, phòng cấp cứu hoặc văn phòng bác sĩ

• Nếu cần đến bệnh viện, phòng cấp cứu hoặc văn phòng bác sĩ, hãy gọi điện thoại trước để thông báo cho họ biết rằng quý vị có thể đã nhiễm COVID-19. Điều này sẽ giúp bệnh viện hoặc văn phòng bác sĩ thực hiện các điều cần thiết để giữ cho người khác khỏi bị nhiễm bệnh.

3. Ở yên trong nhà ngoại trừ phải ra ngoài để được chăm sóc sức khỏe

Ở nhà. Hãy để cho những người khác đi lấy thức ăn và các nhu yếu phẩm khác cho quý vị.

Không đi làm, đi học hoặc đến nơi công cộng.

Nếu quý vị cần được chăm sóc y tế, tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ xe đi chung hoặc taxi.

4. Để bảo vệ gia đình và bạn bè của quý vị

• Trong khi ở nhà, hãy ở trong một phòng riêng biệt được đóng cửa kín và tránh xa những người khác trong gia đình. Sử dụng phòng tắm riêng, nếu có.

Nếu không có phòng tắm riêng, hãy sử dụng phòng tắm sau những người khác, sau đó lau sạch mọi thứ quý vị đã chạm vào sau đó.

• Đeo khăn che mặt khi quý vị ở xung quanh những người khác trong nhà. Quý vị có thể sử dụng khăn quấn đầu, khăn quàng cổ hoặc khẩu trang vải tự chế. Nếu không thể đeo khăn che mặt thì mọi người không nên ở cùng phòng với quý vị. Thời gian tiếp xúc với các người khác trong gia đình nên được hạn chế.

• Làm sạch tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc chất rửa tay có cồn.

• Che mũi, miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và vất khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác được lót. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau đó.

• Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như chén đĩa, ly hoặc chăn, khan trải giường và gối.

• Làm sạch các bề mặt và đồ vật thường xuyên có người chạm vào (như tay nắm ở cửa và công tắc đèn). Chất tẩy rửa gia dụng thông thường cũng có hiệu lực.

5. Tự cô lập tại nhà

• Nếu quý vị chưa được xét nghiệm:

Hãy tiếp tục cách ly tại nhà cho đến 3 ngày sau khi hết sốt và các triệu chứng khác đã khá hơn.

• Nếu quý vị đã được xét nghiệm và đang chờ kết quả:

Hãy tiếp tục cách ly ở nhà cho đến khi bác sĩ liên lạc với quý vị để cho biết kết quả.

• Nếu thời gian tự cách ly của quý vị đã kết thúc, quý vị có thể trở lại sinh hoạt hàng ngày trong khi vẫn tuân theo Lệnh Ở Yên Tại Nhà và quy định giữ khoảng cách an toàn khi giao tiếp. Đeo khăn che mặt có thể tái sử dụng và không dùng cho nhân viên y tế khi đi ra ngoài cho các dịch vụ thiết yếu.

LƯU Ý: Nếu quý vị làm việc trong môi trường y tế, quý vị nên thông báo cho nhân viên/văn phòng y tế cho nghề nghiệp ngay khi quý vị bắt đầu có các triệu chứng.

Quý vị nên làm theo các hướng dẫn bổ sung từ người chủ của quý vị.

PHẦN HAI: Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm

Vui lòng đọc phần này nếu:

• Quý vị đã được xét nghiệm và đã biết kết quả

Nếu kết quả xét nghiệm của quý vị là DƯƠNG TÍNH:

1. Tiếp tục theo dõi các triệu chứng của quý vị

• Xem mục 1 trong Phần Một.

2. Hãy tự cách ly trong 14 ngày và theo dõi các triệu chứng của quý vị cho đến khi bệnh của quý vị đã khá hơn

• Tiếp tục cách ly ở nhà cho đến khi ít nhất 14 ngày đã trôi qua kể từ ngày có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính của quý vị VÀ, nếu có triệu chứng, ít nhất 7 ngày đã trôi qua kể từ khi hồi phục (hết sốt và các triệu chứng về hô hấp đã khá hơn).

• Tiếp tục bảo vệ gia đình và bạn bè của quý vị.

▪ Xem mục 4 trong Phần Một.

3. Những người sống chung với quý vị nên tự cách ly trong 28 ngày

• Đối với những người đã tiếp xúc và sống cùng nhà, thời gian cách ly cho người đã tiếp xúc sẽ kéo dài đến 14 ngày sau khi bệnh nhân đã kết thúc thời gian cách ly của họ. Đây là 28 ngày kể từ ngày mẫu xét nghiệm được thu thập từ bệnh nhân. Những người đã tiếp xúc sống cùng nhà này cần được xét nghiệm COVID-19 càng sớm càng tốt VÀ vào ngày 24 kể từ ngày mẫu xét nghiệm của bệnh nhân dương tính được thu thập.

• Nếu có triệu chứng, hãy liên lạc với bác sĩ.

• Trong thời gian cách ly, họ có thể ở nhà nhưng nên tách biệt với quý vị càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, họ nên ở trong phòng riêng và sử dụng phòng tắm riêng.

• Như mọi khi, mọi người trong nhà nên làm theo hướng dẫn trong lệnh ở yên tại nhà của Hạt Santa Clara và giữ khoảng cách an toàn một cách nghiêm túc.

• Họ có thể được liên lạc qua điện thoại để giúp tìm ra những người đã tiếp xúc với họ và để được theo dõi về sức khỏe.

4. Trong thời gian cách ly, các người đã tiếp xúc và sống cùng nhà của quý vị nên tự theo dõi các triệu chứng

• Nếu bị sốt, ho hoặc có các triệu chứng khác, nên gọi cho bác sĩ.

• Trước khi đến bệnh viện, phòng cấp cứu hoặc văn phòng bác sĩ, nên gọi điện thoại trước để báo cho biết rằng một người khác trong gia đình gần đây được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

• Nếu người đã tiếp xúc sống cùng nhà của quý vị bị sốt, ho hoặc các triệu chứng khác về hô hấp trước Ngày thứ 14 trong thời gian cách ly, thì nên được xét nghiệm COVID-19. Họ nên tự cách ly và liên lạc với Bác sĩ Gia đình về việc đi xét nghiệm và đánh giá.

Nếu kết quả xét nghiệm của quý vị là ÂM TÍNH:

• Có lẽ quý vị không nhiễm COVID-19. Bác sĩ của quý vị có thể sẽ muốn thảo luận thêm về ý nghĩa của kết quả này với quý vị.

• Quý vị nên tiếp tục cách ly tại nhà cho đến 3 ngày sau khi hết sốt và các triệu chứng khác đã khá hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Chuyên đề học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

120

Chuyên đề học tập Nghị quyết Đại hội XIII 2021

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Sau đây là nội dung 5 chuyên đề học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.

Chủ đề của Đại hội là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

So với chủ đề Đại hội XII, chủ đề Đại hội XIII có nhiều điểm mới: Bổ sung “chỉnh đốn” và “hệ thống chính trị” vào nội dung “tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” để thành “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”; bổ sung “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí” và “kết hợp với sức mạnh thời đại” vào nội dung “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” để trở thành “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại…”; xác định rõ mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”…

Truyền đạt tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ 4 nội dung cốt lõi của chuyên đề “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, bao gồm: Quá trình chuẩn bị báo cáo chính trị; tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo; tổ chức thực hiện.

Nói về quá trình chuẩn bị báo cáo chính trị, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết, việc chuẩn bị được tiến hành rất công phu, chu đáo, bài bản, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi.

Báo cáo chính trị và các văn kiện thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, thể hiện rõ sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng dân”, hòa quyện cùng quyết tâm và ý chí phát triển của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tinh thần xuyên suốt của báo cáo chính trị khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; dân là gốc, nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là cội nguồn sức mạnh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, những điểm mới, nổi bật trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII được thể hiện trong tổng kết, đánh giá; xác định hệ quan điểm chỉ đạo; xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển; xác định các định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển.

Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đã phân tích và làm rõ nhưng kết quả đã đạt được trên 4 mặt: Phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quốc phòng, an ninh đối ngoại; khống chế kiểm soát, ngăn chặn đại dịch Covid-19. Việc thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật- đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Phân tích rõ các bài học kinh nghiệm, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên; quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”. Bên cạnh đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp; tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển; chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ.

Trên cơ sở phân tích, làm rõ tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đã phân tích 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030; 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII và 3 đột phá chiến lược. Từ đó, việc tổ chức thực hiện cần thể chế hóa, cụ thể hóa bằng các chương trình hành động cụ thể, từ trên xuống dưới, biến những quyết định của Đại hội thành những kết quả sinh động trong thực tế.

Theo kế hoạch, chiều 27/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt chuyên đề “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”./.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025;

Bên cạnh việc đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược 10 năm (2011-2020) và phương hướng thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội 5 năm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tóm lược các nội dung trọng tâm chiến lược 10 năm (2021-2030) và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025), cùng với đó là công tác tổ chức thực hiện.

Trong phần đánh giá về kết quả thực hiện Chiến lược 10 năm (2011-2020) và phương hướng thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội 5 năm vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu trong quá trình phát triển?

Đánh giá chung về kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên mọi lĩnh vực. Thành quả đó góp phần tô đậm thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu những thành tựu quan trọng của đất nước 10 năm qua, nhất là 5 năm qua và khẳng định, kết quả đó đạt được không phải là của một nhiệm kỳ cụ thể mà là dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết quả đó là sự tích lũy của nhiều nhiệm kỳ, của nhiều thế hệ mọi tầng lớp nhân dân. Kết quả đó có ý nghĩa hơn khi bắt đầu thực hiện chiến lược 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm qua, đất nước ta gặp nhiều khó khăn lớn hơn dự báo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến khó lường, 10 năm qua và nhiều 5 năm vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, không chỉ là phương châm hành động, đây là bài học kinh nghiệm cho sự thành công. Đoàn kết hệ thống chính trị, đoàn kết các nhánh quyền lực dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ đoàn kết mà niềm tin nhân dân, và các kết quả cụ thể của nhân dân thì niềm tin vào Đảng và Nhà nước chúng ta hết sức mạnh mẽ. Từ quyết tâm đoàn kết ấy chúng ta đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả, với những biến động tình hình trong nước, quốc tế kịp thời, nhờ đó đạt thành tựu quan trọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến sự toàn diện từ tinh thần đoàn kết hoàn dân tộc, nhờ đó, đời sống vật chất tinh thần của người dân Việt Nam được nâng lên rõ nét, đặc biệt niềm tin người dân vào chế độ nâng lên, uy tín quốc tế nâng cao, nền tảng phát triển đất nước cho thời gian đến đã được chuẩn bị và khẳng định. Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới với mục tiêu kép.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm qua đạt 5,95%. Năm 2020 mặc dù gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng vẫn tăng trưởng 2,91%, là điểm sáng trên toàn cầu trong thực hiện thành công mục tiêu kép. Đặc biệt, chất lượng tăng trưởng được cải thiện với đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 33,6% giai đoạn 2011-2015 và tăng lên 45,7% giai đoạn vừa qua. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,9%, cao hơn mức 5 năm trước đó ở mức 4,3%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt vấn đề, Việt Nam đã có quy mô GDP 343 tỷ USD, đứng 37 thế giới (từ xếp hạng thứ 55 đầu nhiệm kỳ), một trong 16 nền kinh tế mới nổi. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhất thế giới. Việt Nam cũng là nước có độ mở kinh tế cao, tổng kim ngạch thương mại bằng 200% GDP.

Như vậy Việt Nam đã có thứ hạng nhất định trên thế giới. Thủ tướng cũng đặt vấn đề, GDP bình quân đầu người nước ta đứng thứ 4 ASEAN. Riêng 5 năm qua, nước đã tạo ra 1.300 tỷ USD, giải quyết được 8 triệu việc làm là cố gắng rất lớn.

Từ những kết quả đạt được đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các định chế tài chính lớn từ Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới rồi các tổ chức xếp hạng tên tuổi thế giới đều đánh giá cao thành tựu của Việt Nam. Nhưng quan trọng nhất nhân dân Việt Nam quyết tâm khát vọng làm được việc lớn hơn để xứng danh một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, đoàn kết quyết tâm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập đến yêu cầu khắc phục cho được những tồn tại bất cập cả trong dài hạn cũng như trong trung hạn.

Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thời gian tới, bên cạnh những tồn tại, hạn chế của nhiệm kỳ qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 5 bài học quan trọng trong giai đoạn 10 năm vừa qua. Trong đó bài học đầu tiên chính là bảo đảm mối tương quan hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng và ổn định; kiên trì ổn định vĩ mô, khắc phục nguy cơ tụt hậu; giải quyết các mối quan hệ trọng tâm về kinh tế.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến yêu cầu phải thực sự coi trọng phát triển văn hoá, xã hội và con người tương xứng với phát triển kinh tế. Coi giáo dục -đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng, động lực chủ yếu cho phát triển đất nước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

“Sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, phát huy tối đa các nguồn lực trong phát triển đất nước trên tinh thần đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là tất cả, không đoàn kết mất tất cả. Không phải chỉ xây dựng Đảng, mà cả kinh tế – xã hội, kể cả phát triển địa phương và ngành. Mọi việc bất thành khi chúng ta không đoàn kết nhất trí. Tôi nói bài học này để cả cấp ủy chính quyền các cấp của chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Về nội dung Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới, Thủ tướng nêu rõ, chủ đề chất lượng là yếu tố hết sức quan trọng. Đó là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ba thành tố trọng tâm của chủ đề chiến lược. Cụ thể, các thành tố trọng tâm của chiến lược được xác định đầu tiên là động lực tinh thần và sự quyết tâm. Phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa con người Việt Nam và sức mạnh của thời đại. Khát vọng đó phải đến từng người dân và cơ sở thì mới thành công. Thành tố thứ hai là cách thức, phương tiện chủ yếu, đó là huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ ba là mục tiêu phấn đấu: Phấn đấu đến 2030, Việt Nam là nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.

“Đây là mục tiêu lớn, trách nhiệm cao. Ta không phấn đấu mục tiêu này đất nước lạc hậu. Nếu chúng ta có chủ trương, biện pháp tốt có tính khả thi cao những mục tiêu này là có cơ sở khoa học”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Theo đó, những mục tiêu cơ bản đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng), Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, 7.500 USD một người và xác định cả tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước) trở thành nước phát triển, thu nhập cao, 18.000USD một người. Trong 5 năm tới (2021 – 2025), Việt Nam xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 6,5 – 7%/năm.

Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Chuyên đề “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” gồm có 2 phần lớn: Tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII; tổng kết thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Phân tích bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và đạt được nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”.

Thông tin những vấn đề mới về xây dựng Đảng đặt ra ở Văn kiện Đại hội XII, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, cùng với việc đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Đại hội xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ, trong đó 2 nhiệm vụ trọng tâm về công tác xây dựng Đảng. Cụ thể, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng đặc biệt chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ các nội dung của công tác xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm, trọng điểm, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều vấn đề khó, phức tạp đã được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, nay đạt được những kết quả rõ rệt.

Đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, công tác xây dựng Đảng về chính trị, đạo đức được đặc biệt chú trọng; xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, tiến hành đồng bộ và có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị được triển khai thực hiện quyết liệt ở các cấp với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét; bước đầu khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm đã tồn tại trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có nhiều đổi mới, được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện, đồng bộ trong cả nhiệm kỳ. Đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới và đạt được kết quả quan trọng. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm đã được xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo đồng chí Phạm Minh Chính, công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, nhất là dân vận chính quyền; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc đổi mới được tăng cường về nhận thức và thực hiện đầy đủ, sâu sắc hơn. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường. Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được nâng lên; quán triệt và vận dụng sáng tạo, hiệu quả 5 phương thức lãnh đạo của Đảng (Ban hành đường lối, chủ trương, nghị quyết; tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; sự gương mẫu của đảng viên).

Trên cơ sở nhìn lại 35 năm đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ, Đại hội XIII đã khẳng định “Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng các nhiệm kỳ qua và nhiệm kỳ Đại hội XII đã góp phần rất quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay; làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất và trong sạch, vững mạnh hơn; niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”.

* 5 bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở phân tích một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng; kịp thời tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để đổi mới sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và những biểu hiện cơ hội chính trị. Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc coi trọng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trước hết trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt và cấp ủy các cấp. Người đứng đầu các cấp phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm; thường xuyên tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào dân để xây dựng Đảng.

Đồng chí Phạm Minh Chính nêu rõ cần thấm nhuần sâu sắc quan điểm công tác cán bộ là “then chốt” của công tác xây dựng Đảng, “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng phải gắn kết chặt chẽ với lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đồng thời, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi phù hợp. Trước những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững nguyên tắc, thực hiện nhất quán, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể; cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe và đặt sự nghiệp chung của Đảng, lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết, trước hết.

*Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng và chỉ rõ: “Trong những năm tới, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất về xây dựng Đảng gồm 6 nội dung quan trọng: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất, Đại hội XIII đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, 3 giải pháp đột phá về công tác xây dựng Đảng để thực hiện.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã phân tích một số nội dung cốt lõi và điểm mới của nội dung tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu “đoàn kết, trung thành, trung thực, trong sáng, gương mẫu, tinh thông, chuyên nghiệp”; đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.

Cùng với việc thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, đồng chí Phạm Minh Chính chỉ rõ ba nhiệm vụ trọng tâm và ba giải pháp đột phá. Ba nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới, kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ba giải pháp đột phá: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là công tác tổ chức, cán bộ; phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Phân tích tổng kết thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, ngay sau Đại hội XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn số 01-HD/TW về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng để thực hiện. Việc thi hành Điều lệ Đảng đã được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả toàn diện.

Nội dung các quy định của Điều lệ Đảng đã bao quát, điều chỉnh đầy đủ toàn diện về tổ chức và hoạt động của Đảng: Về đảng viên; nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng; cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương; tổ chức cơ sở đảng; tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp; khen thưởng và kỷ luật; Đảng lãnh đạo Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tài chính của Đảng cơ bản phù hợp tình hình thực tế.

Sau Đại hội XII, Trung ương đã sớm bổ sung, sửa đổi Quy định thi hành Điều lệ Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành các quy định, hướng dẫn tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện trong toàn Đảng. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương cơ bản đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ Đảng.

Việc thi hành nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng đã bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và Công an; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam;

* Bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa

Thượng tướng Phan Văn Giang, nhấn mạnh, quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.

Chuyên đề “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam” gồm 2 phần: Tính tất yếu về nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam. Phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, trong những năm tới, dự báo môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia.

Cùng với đó, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghiệp số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực quốc phòng, tạo ra cả thời cơ, thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Nhiều hình thái chiến tranh mới xuất hiện, sự ra đời của chiến tranh mạng, các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là khủng bố, thiên tai, dịch bệnh… tiếp diễn phức tạp.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á, có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ có khả năng xung đột.

Về tình hình trong nước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, niềm tin của nhân dân với Đảng, chế độ ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đặt ra đối với quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức. Những vấn đề phức tạp về quốc phòng ngày càng công khai, quyết liệt và trực diện.

“Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc Việt Nam đều là đối tượng của nước ta”, Thượng tướng Phan Văn Giang nói.

* Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”

Thông tin về nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang nêu rõ, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, đây là quan điểm, chủ trương thể hiện sâu sắc sự phát triển tư duy mới của Ðảng đối với nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, là định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Đại hội XIII của Đảng xác định, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, là cơ sở tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là “phương thức hữu hiệu” để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phân tích nền quốc phòng toàn dân, Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết, đây là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường; bao gồm: Xây dựng tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân.

Theo đó, việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là một trong những đột phá về tư duy và tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng, nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp tốt nhất cho nhiệm vụ quốc phòng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Quân đội nhân dân đã được Đảng và Bác Hồ xác định, quân đội ta là quân đội cách mạng, “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”. Chức năng cơ bản đó đã được khẳng định và phát huy hơn 75 năm qua.

Đại hội XIII của Đảng xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng quân đội: “Xây dựng Quân đội nhân dân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh. Đến năm 2030 xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại. Phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội nhân dân hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống”.

Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, thế trận quốc phòng toàn dân là tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất, bảo đảm đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia – dân tộc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gồm: Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh; xây dựng khu vực phòng thủ quân khu vững mạnh toàn diện, hợp thành hệ thống phòng thủ đất nước; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng nhằm tranh thủ mọi tiềm lực xây dựng quốc phòng, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đối ngoại quốc phòng là nội dung quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Công tác đối ngoại quốc phòng trở thành một trong những trụ cột đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

“Những nhận thức và tư duy mới về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là những chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược; là kết quả của việc tổng kết sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về củng cố, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc”, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu.

Thượng tướng Phan Văn Giang nêu rõ, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi những chủ trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; nhằm thực hiện kế sách giữ nước từ sớm, từ xa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ nền hòa bình bền vững của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; tích cực tham gia bảo vệ hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia.

* Hiểu toàn diện vấn đề an ninh quốc gia

Chuyên đề “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia” gồm 2 phần chính: Những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia; những vấn đề mới về chủ trương, giải pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Về những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, Đại hội XIII của Đảng đã xác định, vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn bao quát vấn đề an ninh phi truyền thống, thậm chí cần bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”…

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII lần đầu tiên xác định “an ninh con người”, bảo vệ “an ninh con người”, đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động. Bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng.

Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, an ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại; bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

* Giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước

Phân tích những vấn đề mới về chủ trương, giải pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công an nêu “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” phải được xem như một bộ phận quan trọng của “Chiến lược phát triển quốc gia”, nằm trong tổng thể của “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc”. Trong sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia, cùng với những diễn biến phức tạp của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đã làm nảy sinh những nguy cơ chung đe dọa an ninh của tất cả các quốc gia trên thế giới, làm phát sinh những nội dung mới trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng phát triển nhận thức, tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia trên 10 nội hàm: Tầm nhìn; mục tiêu; quan điểm; phương hướng; phạm vi bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia; kế sách bảo vệ an ninh quốc gia; phát triển tư duy về tiềm lực quốc phòng, an ninh; phát triển tư duy về kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; tư duy về xây dựng lực lượng Công an nhân dân; tư duy mới về nghiên cứu, phát triển lý luận an ninh.

Cụ thể, Đại hội XIII lần đầu tiên đưa ra tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 – “nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” và đến năm 2045 – “nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao”; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là tầm nhìn mới và xa hơn của Đảng so với Đại hội XII, trong đó có định hướng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Công an nêu rõ mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.

Để thực hiện được mục tiêu và tầm nhìn đã được Đảng nêu ra, Đại hội XIII xác định 5 quan điểm chỉ đạo đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó có quan điểm: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… kế thừa nội dung “Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc” đã được Đảng nêu ở các kỳ Đại hội trước. Đại hội XIII đã nhấn mạnh “bảo đảm cao nhất” để thống nhất trong tư duy nhận thức và hành động của các cấp, ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị”.

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. Đó là, coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển.

Về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, Đại hội XIII phát triển tư duy mới về phạm vi bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia, mà cần phải mở rộng nhằm bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia ở cả bên ngoài biên giới hành chính quốc gia.

Văn kiện Đại hội XIII bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vấn đề: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; đồng thời nhấn mạnh: “Xác định chủ động phòng ngừa là chính”. Đại hội XIII đã xác định phương hướng “Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống”.

* Đến năm 2030, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Văn kiện Đại hội XIII đã nêu phát triển tư duy về tiềm lực quốc phòng, an ninh một cách đầy đủ, rõ nét, toàn diện hơn, “tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”. Đồng thời, tiếp tục kế thừa và phát triển tư duy về nguồn lực quốc phòng, an ninh trong văn kiện Đại hội XII với phương châm: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”, “Phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng”. Văn kiện Đại hội XIII cụ thể hóa, bổ sung và phát triển đó là: “Có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh…”. Đây là thể hiện tư duy mới tạo ra cơ chế mở để phát huy cao nhất các nguồn lực xã hội nhằm xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh hơn trong bối cảnh hiện nay.

Trên cơ sở tổng kết 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Bộ trưởng cho biết, văn kiện Đại hội XIII đã phát triển toàn diện nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế – xã hội, đối ngoại.

Đại hội XIII khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa phương, vùng, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể”.

Phân tích vấn đề tư duy về xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, Đại hội XIII đã định hướng: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

So với Đại hội XII, Đảng ta xác định chuyển từ trạng thái “từng bước hiện đại” sang “một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”; đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu “đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đây là tư duy rất mới trong việc định hướng xây dựng lực lượng Công an nhân dân phù hợp với xu thế, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tiềm lực của đất nước hiện nay. Đại hội XIII xác định: “Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở” là căn cứ, tiền đề quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an thực hiện chủ trương “tăng cường cơ sở”, xây dựng Công an xã chính quy.

Ngoài ra, Đại hội XIII cũng thể hiện tư duy mới của Đảng trong xây dựng lực lượng Công an, Quân đội rất toàn diện, thực hiện “quan tâm chăm lo thực thiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương quân đội, công an”. Để xây dựng Công an, Quân đội hiện đại, Đại hội XIII xác định: “Tăng cường, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội”, trong đó nhấn mạnh yếu tố hiện đại, xác định rõ công nghiệp an ninh hiện đại. Như vậy, tư duy về xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được xác định với yêu cầu cao hơn.

Vấn đề tư duy mới về nghiên cứu, phát triển lý luận an ninh chưa được đề cập tại Đại hội XII. Đến Đại hội XIII, tư duy và thực tiễn nghệ thuật tổ chức bảo vệ an ninh quốc gia được xác định rõ hơn, Đảng đã khẳng định vị trí của lý luận “nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay.

Nội dung chi tiết mời các bạn sử dụng file .

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Toàn bộ quy định cần biết về BHYT năm 2021

147

Quy định về BHYT người dân nên biết

Với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Đây là một giải pháp tối ưu giúp người dân giảm bớt gánh nặng kinh tế nếu không may bị ốm đau, tai nạn.

1/ Bảo hiểm y tế là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014, bảo hiểm y tế được định nghĩa như sau:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo đó, BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2/ Có bắt buộc tham gia BHYT không?

Như định nghĩa về BHYT được chỉ ra ở trên, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT hiện hành. Do đó, việc tham gia BHYT chỉ bắt buộc với một số đối tượng nhất định, chứ không bắt buộc mọi người dân đều phải tham gia.

Tuy nhiên, đây là một chế độ có lợi cho mọi người dân khi tham gia nếu không may bị ốm đau, bệnh tật nên mọi người dân dù không thuộc đối tượng bắt buộc cũng nên tham gia. Mặt khác, các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền và đưa ra các chính sách hỗ trợ riêng đối với các đối tượng tham gia nhằm hướng tới thực hiện BHYT toàn dân.

3/ Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT

Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:

Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Nhóm 2: Nhóm do cơ quan BHXH đóng.

Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.

Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.Xem thêm: Chi tiết đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

4/ Ai được tham gia BHYT miễn phí?

Căn cứ Nghị định 70/2015/NĐ-CP, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Nghị định 79/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ được tham gia BHYT miễn phí:

– Nhóm đối tượng tham gia BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

Có thể kể đến: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng,…

– Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng

Có thể kể đến: Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng…

– Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng

Có thể kể đến: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146,…

– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.

– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT.

5/ Mức đóng BHYT được quy định như thế nào?

Trừ các đối tượng được tham gia BHYT miễn phí đề cập ở phần trước, những người khác khi tham gia BHYT đều phải đóng một mức nhất định.

* Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Căn cứ Điều 18 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

* Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

Căn cứ khoản 10,11,12 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng hàng tháng của từng đối tượng như sau:

– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp do ngân sách nhà nước đóng:

Mức đóng tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở

– Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục:

Mức đóng tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

– Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình:

Mức đóng tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

* Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

Cũng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT của những người tham gia theo hình thức hộ gia đình được quy định như sau:

+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

6/ Đăng ký tham gia BHYT ở đâu?

Theo Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người dân tham gia BHYT cần đến các địa điểm sau:

– Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Kê khai hồ sơ và nộp cho đơn vị nơi đang làm việc.

– Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân (UBND) xã hoặc cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã.

– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

+ Học sinh, sinh viên: Nộp hồ sơ cho nhà trường.

– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

7/ Thủ tục tham gia BHYT thực hiện thế nào?

Cũng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, người dân khi tham gia BHYT cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Người hiến bộ phận cơ thể: Có thêm Giấy ra viện;

– Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền

Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại các địa điểm được nêu trên.

Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.

Trừ các đối tượng được tham gia miễn phí, những người còn lại đều phải đóng theo mức của đối tượng mà mình tham gia.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT

Người dân nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với trường hợp cấp mới.

8/ Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất

* Mức hưởng BHYT đúng tuyến

Theo khoản 1 Điều 22 Luật BHYT hiện hành, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

– 95% chi phí khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

– 80% chi phí khám, chữa bệnh: Đối tượng khác.

* Mức hưởng BHYT trái tuyến

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật này, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:

+ Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

+ Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

9/ Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy từng trường hợp mà người dân khi đi khám, chữa bệnh BHYT cần thực hiện theo thủ tục sau:

– Trường hợp thông thường: Phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân.

– Trẻ em dưới 6 tuổi:

+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);

+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.

– Người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: Xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

– Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.

– Khám lại theo yêu cầu điều trị: Phải có giấy hẹn khám lại.

– Đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung: Phải xuất trình thêm các giấy tờ: Giấy công tác hoặc quyết định cử đi học hoặc thẻ học sinh, sinh viên,…

– Trường hợp cấp cứu: Phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.

10/ Các trường hợp tham gia nhưng không được thanh toán BHYT?

Căn cứ Điều 23 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, dù tham tham BHYT nhưng người dân sẽ không được Qũy BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong 12 trường hợp sau:

– Các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đã được ngân sách Nhà nước chi trả;

– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;

– Khám sức khỏe;

– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;

– Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ;

– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;

– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi;

– Sử dụng chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;

– Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;

– Khám chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;

– Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 Hà Nội

Quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021
121

Quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021

Công văn 1146/SGDĐT-QLT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022.

Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

______

Số: 1146/SGDĐT-QLT

V/v Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2021

Kính gửi:

– Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã;

– Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông;

– Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT): Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT; Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên; Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 (gọi tắt là Quy chế thi); Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX); Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV 19/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ GDĐT – Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm GDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX); chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm GDNN-GDTX; Công văn số 1392/BGDĐT-GDTrH ngày 05/4/2017 về việc thực hiện một số quy định về đánh giá học sinh (HS) THCS mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 về việc xét tốt nghiệp HS mô hình trường học mới; Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 về việc tổ chức các cuộc thi dành cho HS phổ thông từ năm học 2017-2018; Công văn số 2216/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2019 về việc quy định đối tượng tuyển thẳng HS vào THPT;

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố: Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022; Công văn số 1026/UBND-KGVX ngày 08/4/2021 về việc điều chỉnh thời gian tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022,

Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn các phòng GDĐT, các trường: THPT chuyên, THPT công lập, THPT công lập tự chủ tài chính (TCTC), THPT ngoài công lập (sau đây gọi chung là các trường THPT), các trung tâm GDNN-GDTX chuẩn bị và tổ chức triển khai công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan; đảm bảo 100% HS đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng (NV) tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDNN- GDTX và các cơ sở giáo dục (CSGD) nghề nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS;

2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho HS và cha mẹ HS;

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể; cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trước cấp trên trực tiếp, thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối cùng về công tác thi và tuyển sinh.

B. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN

HS đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX.

II. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1. Độ tuổi dự tuyển

a) Quy định chung: tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi.

b) Một số trường hợp đặc biệt:

– HS đã được học vượt lớp ở các cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS;

– HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn tối đa 3 tuổi so với quy định;

– HS thiếu một tuổi do tồn tại từ những năm học trước: trường THCS lập danh sách (theo mẫu) những HS có đủ điều kiện về học lực, sức khỏe và có đơn xin học THPT trước một tuổi; phòng GDĐT tập hợp danh sách (mẫu M04) và trình Sở GDĐT duyệt vào ngày 21/5/2021;

– Các trường hợp khác, phòng GDĐT lập danh sách báo cáo Sở GDĐT để xem xét giải quyết.

2. Điều kiện về hộ khẩu

a) Dự tuyển vào trường THPT công lập:

– HS hoặc bố, mẹ của HS có hộ khẩu thường trú (HKTT) tại Hà Nội.

– HS hoặc bố, mẹ của HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã.

– Riêng Trường THPT Chu Văn An: Ngoài những HS có đủ điều kiện về hộ khẩu như trên thì HS ở các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển.

b) Dự tuyển vào trường THPT công lập TCTC, trường THPT ngoài công lập: HS thuộc các diện trên (mục a); HS cư trú tại Hà Nội (có xác nhận cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn).

3. Điều kiện về ngoại ngữ khi đăng ký học tại THPT

a) Các chương trình ngoại ngữ được tổ chức tại các trường THPT bao gồm:

– Chương trình tiếng Anh: được tổ chức tại tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

– Chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 1): được tổ chức tại ba trường THPT là Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức. Trường hợp HS đăng ký học lớp tiếng Nhật nhưng không trúng tuyển, sẽ được xét tuyển vào lớp tiếng Anh ở các NV đã đăng ký.

– Chương trình tiếng Pháp song ngữ: được tổ chức tại hai trường THPT là chuyên Hà Nội – Amsterdam và Chu Văn An.

– Chương trình tiếng Pháp tăng cường: được tổ chức tại trường THPT Việt Đức.

– Chương trình tiếng Pháp hệ 3 năm: được tổ chức tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (hệ chuyên) và THPT Sơn Tây (hệ không chuyên).

– Chương trình tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 7 năm: được tổ chức tại trường THPT Việt Đức cho các HS đã được học tiếng Đức trong 4 năm ở cấp THCS và tiếng Đức đạt trình độ A2 trở lên theo khung tham chiếu Châu Âu (những HS thuộc đối tượng trên sau đây gọi chung là nhóm Đức 2-7).

b) Điều kiện để đăng ký học các chương trình ngoại ngữ tại THPT: Chi tiết xem tại Phụ lục 1

III. HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ HỒ SƠ NHẬP HỌC

1. Hồ sơ dự tuyển

a) Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (mẫu M01);

b) Giấy khai sinh (bản sao);

c) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đối với HS tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021) do trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm GDNN-GDTX (sau đây gọi chung là CSGD) cấp;

d) Học bạ (bản chính);

đ) HKTT (bản chứng thực) hoặc xác nhận HS cư trú tại địa bàn của công an cấp phường, xã, thị trấn (bản chính, nếu có);

e) Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới (nếu có);

g) Giấy xác nhận “không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật” do chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú cấp (đối với thí sinh tự do – là thí sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình GDTX từ những năm học trước).

2. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

a) Thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 tại các CSGD nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại CSGD nơi HS đang học.

b) Thí sinh tự do; thí sinh học tập ở tỉnh ngoài nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GDĐT nơi thí sinh hoặc bố, mẹ thí sinh cư trú.

c) Thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 tại các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của Trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GDĐT Cầu Giấy (số 485 đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy).

3. Hồ sơ nhập học, rút hồ sơ

– Toàn bộ hồ sơ dự tuyển nêu trong mục B.III.1 ở trên (trừ Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022), HS sẽ được nhận lại cùng với Phiếu báo kết quả thi vào ngày 30/6/2021 tại CSGD nơi HS ĐKDT.

– HS sử dụng hồ sơ này để nhập học tại các trường THPT, trung tâm GDNN- GDTX, CSGD nghề nghiệp đủ điều kiện trúng tuyển.

– Trong thời gian tuyển sinh, HS đã nộp hồ sơ nhập học, được quyền rút hồ sơ (nếu có nhu cầu); các trường tạo điều kiện để HS rút hồ sơ và xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển, đồng thời thực hiện thao tác hủy nhập học trên hệ thống phần mềm. Trường hợp HS có NV chuyển trường sang tỉnh, thành phố khác để học tập, nhà trường làm thủ tục chuyển trường, không xóa tên HS trong danh sách trúng tuyển.

IV. KHU VỰC TUYỂN SINH

1. Phân chia và quy định khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển

a) Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS) như sau:

– KVTS 1: gồm quận Ba Đình, Tây Hồ.

– KVTS 2: gồm quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

– KVTS 3: gồm quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

– KVTS 4: gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.

– KVTS 5: gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

– KVTS 6: gồm huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

– KVTS 7: gồm quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức, Đan Phượng.

– KVTS 8: gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.

– KVTS 9: gồm huyện Thạch Thất, Quốc Oai.

– KVTS 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.

– KVTS 11: gồm huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

– KVTS 12: gồm huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.

b) HS được đăng ký dự tuyển tối đa vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải vào trường THPT thuộc KVTS mà HS hoặc bố, mẹ của HS có HKTT, NV3 có thể vào trường THPT thuộc một KVTS bất kỳ.

2. Các trường hợp không theo quy định về khu vực tuyển sinh

a) HS đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường THPT có lớp chuyên.

b) HS đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC và THPT ngoài công lập.

c) HS đăng kí dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài.

d) HS đăng kí dự tuyển học chương trình tiếng Pháp song ngữ hoặc chương trình tiếng Pháp tăng cường.

đ) Một số trường hợp đặc biệt khác được quy định tại Mục C.I.1.a.

3. Đổi khu vực tuyển sinh

a) Những HS thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký HKTT… được phép đổi KVTS với điều kiện: NV1 và NV2 phải ĐKDT vào 2 trường THPT công lập trong KVTS đã thay đổi, NV còn lại (nếu có) thuộc KVTS bất kỳ.

b) HS có đơn xin đổi KVTS (mẫu M02), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng CSGD xác nhận.

V. CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN, TUYỂN THẲNG

1. Chế độ ưu tiên

a) Cộng 1,5 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

b) Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”;

c) Cộng 0,5 điểm cho một trong các đối tượng: người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (được quy định tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

d) Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

2. Chế độ tuyển thẳng

a) Đối tượng tuyển thẳng

Có 4 đối tượng tuyển thẳng (a, b, c, d) được quy định như sau:

– Đối tượng a: HS trường Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường Phổ thông dân tộc nội trú;

– Đối tượng b: HS là người dân tộc rất ít người (thuộc một trong 16 dân tộc sau: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu);

– Đối tượng c: HS khuyết tật

+ HS khuyết tật là HS bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn;

+ HS khuyết tật phải nộp bản sao hợp lệ Giấy xác nhận khuyết tật do Chủ tịch UBND cấp xã cấp (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động và Thương binh xã hội) cho CSGD khi làm hồ sơ đăng ký tuyển thẳng.

– Đối tượng d: HS đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho HS THCS và THPT theo quy định tại Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 của Bộ GDĐT về việc tổ chức các cuộc thi dành cho HS phổ thông từ năm học 2017-2018 và Công văn số 2216/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2019 của Bộ GDĐT về việc quy định đối tượng tuyển thẳng HS vào THPT (chi tiết danh mục các cuộc thi được quy định tại Phụ lục 3).

b) Điều kiện đăng ký tuyển thẳng

– HS hoặc bố, mẹ của HS có HKTT tại Hà Nội và thuộc một trong 4 đối tượng tuyển thẳng ở trên;

– HS chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT là trường THPT công lập trong KVTS nơi HS hoặc bố, mẹ của HS có HKTT;

– Trường hợp HS đủ điều kiện tuyển thẳng mà không có NV tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển vào ngày 10, 11/6/2021 để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập;

– Nếu có NV tuyển thẳng vào các trường THPT công lập TCTC hoặc trường THPT ngoài công lập, HS phải liên hệ và đăng ký trực tiếp với trường.

c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng

– Phiếu đăng ký tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (dùng chung mẫu M01);

– Giấy khai sinh (bản sao);

– Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đối với HS tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021) do CSGD cấp;

– Học bạ (bản chính);

– HKTT (bản chứng thực) của HS hoặc bố, mẹ của HS;

– Bản chứng thực một trong các giấy tờ:

+ Giấy chứng nhận đạt giải môn hoặc lĩnh vực dự thi;

+ Giấy xác nhận khuyết tật (bản sao hợp lệ hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).

– Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới (nếu có).

d) Lịch xét tuyển thẳng

– Ngày 12/5/2021: những HS trong diện tuyển thẳng, nộp hồ sơ đăng ký dự xét tuyển thẳng tại CSGD nơi HS học lớp 9;

– Ngày 14/5/2021: CSGD có HS trong diện xét tuyển thẳng kiểm tra hồ sơ và nộp phòng GDĐT danh sách HS diện tuyển thẳng và hồ sơ kèm theo;

– Ngày 21/5/2021: Phòng GDĐT lập danh sách các HS đủ điều kiện xét tuyển thẳng và hồ sơ kèm theo (bản sao) nộp về Sở GDĐT;

– Ngày 01/6/2021: Sở GDĐT công bố danh sách HS trúng tuyển diện tuyển thẳng;

– Từ ngày 01/7/2021 đến ngày 03/7/2021: HS có Quyết định trúng tuyển diện tuyển thẳng xác nhận nhập học tại trường THPT nơi HS đăng ký tuyển thẳng theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

– Từ ngày 09/7/2021 đến 17 giờ ngày 12/7/2021: HS có Quyết định trúng tuyển diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT nơi HS trúng tuyển thẳng.

VI. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG VÀ VIẾT TẮT MỘT SỐ THUẬT NGỮ

1. Ngoại ngữ học THPT

– Ngoại ngữ học THPT (NN học): là chương trình ngoại ngữ HS sẽ học tại bậc THPT. HS đăng ký NN học trong Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (mẫu M.01).

– NN học tại cấp THPT gồm có: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm). HS cần nghiên cứu kỹ mục B.II.3 để đăng ký cho phù hợp.

2. Ngoại ngữ thi, ngoại ngữ điều kiện chuyên

– Ngoại ngữ thi (NN thi): là một trong bốn môn HS phải dự thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022, trừ trường hợp HS được hưởng chế độ tuyển thẳng mà không có NV dự thi vào lớp chuyên.

– HS có thể đăng ký NN thi là một trong các ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Hàn (tùy theo khả năng, không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ được học ở cấp THCS), riêng nhóm Đức 2-7: NN thi bắt buộc phải thi bằng tiếng Đức.

– Đối với HS có đăng ký thi chuyên, môn NN thi đồng thời là một trong 3 môn điều kiện để xét tuyển vào lớp chuyên, nên còn được gọi là Ngoại ngữ điều kiện chuyên.

3. Lớp chuyên ngữ

– Là lớp học trong trường THPT chuyên hoặc trường THPT có lớp chuyên với môn chuyên là ngoại ngữ. Có 4 lớp chuyên ngữ: chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Pháp, chuyên tiếng Trung, chuyên tiếng Nga (gọi tắt là chuyên Anh, chuyên Pháp, chuyên Trung, chuyên Nga).

– Các lớp chuyên ngữ được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: phải thi bằng đúng ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: chuyên Anh thi bằng tiếng Anh, chuyên Pháp thi bằng tiếng Pháp).

+ Nhóm 2: HS thi vào lớp chuyên ngữ bằng ngoại ngữ khác với ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: HS thi vào lớp chuyên Pháp tại Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ bằng tiếng Anh; thi vào lớp chuyên Trung Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam bằng tiếng Nhật…).

4. Ngoại ngữ chuyên ngữ và ngoại ngữ thay thế chuyên ngữ

– Ngoại ngữ chuyên ngữ (NN chuyên ngữ): là ngoại ngữ HS dùng để thi vào các lớp chuyên ngoại ngữ.

+ Đối với lớp chuyên ngữ thuộc nhóm 1: NN chuyên ngữ trùng với ngoại ngữ học tại lớp chuyên.

+ Đối với lớp chuyên ngữ thuộc nhóm 2: NN chuyên ngữ khác với ngoại ngữ học tại lớp chuyên nên còn được gọi là Ngoại ngữ thay thế chuyên ngữ (NNTT chuyên ngữ).

– HS có thể đăng ký lớp chuyên ngữ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 tùy theo NV và khả năng nhưng phải lưu ý: NN chuyên ngữ (hoặc NNTT chuyên ngữ) phải trùng với ngoại ngữ điều kiện chuyên trừ trường hợp HS thuộc nhóm Đức 2-7 (với nhóm Đức 2-7, NN điều kiện chuyên bắt buộc là tiếng Đức, NN chuyên ngữ có thể không phải là tiếng Đức) – chi tiết xem thêm tại Phụ lục 2

C. NGUYỆN VỌNG DỰ TUYỂN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

I. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KHÔNG CHUYÊN

1. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển

a) Đối với lớp 10 THPT công lập

– Số lượng NV dự tuyển:

+ Mỗi HS được đăng ký tối đa 03 NV dự tuyển vào ba trường THPT công lập xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1 và NV2 phải thuộc KVTS theo quy định, NV3 có thể thuộc một KVTS bất kỳ. HS không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.

+ Nếu HS chỉ đăng ký duy nhất 01 NV vào một trường THPT công lập thì trường này có thể thuộc một KVTS bất kỳ.

+ Nếu HS chỉ đăng ký 02 NV vào hai trường THPT công lập thì trong đó NV1 phải thuộc KVTS theo quy định, NV2 thuộc KVTS bất kỳ.

– Một số trường hợp đặc biệt khác:

+ HS đăng kí dự tuyển NV vào lớp 10 không chuyên học ngoại ngữ tiếng Anh tại Trường THPT Chu Văn An, vào lớp 10 không chuyên tại Trường THPT Sơn Tây, học lớp tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm) tại Trường THPT Việt Đức hoặc vào Trường Phổ thông dân tộc nội trú: NV1 thuộc các trường hợp trên, các NV còn lại (nếu có) phải đăng kí tại KVTS theo quy định.

+ HS đăng kí dự tuyển học lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 1): được đăng ký dự tuyển NV1 và NV2 vào hai trong ba trường THPT (Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức), NV còn lại (nếu có) phải thuộc KVTS theo quy định.

b) Đối với lớp 10 trường THPT công lập TCTC và lớp 10 trường THPT ngoài công lập:

– Trường hợp HS dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án có sử dụng kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022: HS phải tham dự kỳ thi để có điểm xét tuyển (ĐXT) mới được xét tuyển vào trường.

– Trường hợp HS dự tuyển vào các trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án xét tuyển dựa vào kết quả rèn luyện và học tập của HS tại cấp THCS: HS trực tiếp đến trường THPT công lập TCTC hoặc trường THPT ngoài công lập (trong thời gian tuyển sinh quy định) để xác nhận nhập học.

– Trường hợp HS không có NV học trường THPT công lập mà chỉ có NV xét tuyển vào trường THPT công lập TCTC hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án có sử dụng kết quả thi, trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022”, HS đăng ký như sau:

+ Mục Nguyện vọng 1: ghi tên một trường THPT công lập để được dự thi;

+ Mục Nguyện vọng 2: ghi “NCL” bằng chữ in hoa.

c) Đối với trường hợp đăng ký tuyển thẳng: HS sử dụng mẫu M01 “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022”, cách đăng ký như sau:

+ Mục Nguyện vọng 1: ghi tên trường THPT công lập, nơi HS muốn được theo học;

+ Mục Nguyện vọng 2: ghi “Tuyển thẳng (x)”. Trong đó “x” là a, b, c hoặc d tùy theo diện tuyển thẳng.

2. Phương thức tuyển sinh

a) Đối với các trường THPT công lập không chuyên

Thực hiện phương thức “Thi tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên, lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây. ĐXT là căn cứ duy nhất để tuyển sinh, dựa trên kết quả bốn bài thi (có tính hệ số) các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT khóa ngày 10, 11/6/2021 và điểm ưu tiên như sau:

ĐXT = (Điểm Văn + Điểm Toán) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm Lịch sử + Điểm Ưu tiên

Trong đó:

– Điểm Văn, Điểm Toán, Điểm Ngoại ngữ, Điểm Lịch sử: là điểm bài thi các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân.

Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không vi phạm Quy chế đến mức hủy kết quả thi trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).

– Điểm Ưu tiên: thực hiện theo quy định (Mục B.V.1).

b) Đối với các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập:

– Sử dụng phương thức “Xét tuyển”. Hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh năm học 2021-2022 căn cứ vào: ĐXT của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022; kết quả rèn luyện, học tập của HS ở cấp THCS (nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó) và các quy định khác của Quy chế tuyển sinh.

– Hội đồng tuyển sinh của nhà trường xây dựng Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (trong đó nêu rõ phương án tuyển sinh của trường), báo cáo về Sở GDĐT trước ngày 30/4/2021 và thông báo công khai để HS và cha mẹ HS được biết.

3. Nguyên tắc xét tuyển

a) Đối với các trường THPT công lập:

– HS không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm.

– HS không trúng tuyển NV1 và NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

– Khi hạ điểm chuẩn, các trường THPT công lập được phép nhận HS có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

b) Đối với các trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập:

– Căn cứ vào số lượng HS nộp đơn xác nhận nhập học và chỉ tiêu của trường, nhà trường sẽ lấy HS có ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những HS đã trúng tuyển và thời gian HS mang hồ sơ đến nhập học.

– Ngoài phương thức “Xét tuyển” theo quy định nêu trên, các trường không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh.

4. Xác nhận nhập học

a) Nguyện vọng trúng tuyển: khi đăng ký dự tuyển, một HS có thể được đăng ký tối đa 15 NV vào trường THPT công lập (07 NV chuyên, 03 NV không chuyên, 02 NV song bằng tú tài, 02 NV song ngữ tiếng Pháp, 01 Tăng cường tiếng Pháp), các nhóm NV này là độc lập với nhau. Vì vậy, sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn, một HS có thể có từ 0 (không) đến tối đa 08 (tám) NV trúng tuyển vào các trường THPT công lập (chưa kể NV vào trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX, CSGD nghề nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS).

b) Xác nhận nhập học: là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các HS có NV được tiếp tục học ở bậc học cao hơn. Sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn, HS có NV theo học tại một NV trúng tuyển, phải thực hiện thao tác xác nhận nhập học từ ngày 01/7 đến ngày 03/7/2021, cụ thể như sau:

– Đối với trường THPT công lập: HS có thể lựa chọn hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp

+ Hình thức trực tuyến: HS đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu vào hệ thống tuyển sinh đầu cấp của Thành phố, chọn tên trường trúng tuyển, chọn xác nhận nhập học, chọn in hoặc lưu phiếu xác nhận nhập học và kết thúc quá trình. Đối với hình thức này, trong thời gian tuyển sinh, HS có thể điều chỉnh NV đã trúng tuyển (nếu HS có nhiều NV trúng tuyển).

Đến 24 giờ 00 ngày 03/7/2021 tài khoản sổ liên lạc điện tử của HS sẽ được hệ thống tự động khóa chức năng xác nhận nhập học, HS không thể xác nhận nhập học hoặc thay đổi NV trúng tuyển đã xác nhận trước đó.

+ Hình thức trực tiếp: HS nộp bản sao Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 tại trường có NV trúng tuyển. Sau khi được nhà trường cập nhật vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh và xác nhận nhập học, tài khoản của HS sẽ được hệ thống tự động khóa. Nhà trường in Giấy báo xác nhận nhập học cho HS.

Trong thời gian tuyển sinh trực tiếp (từ 01/7 đến 03/7/2021), nếu HS muốn điều chỉnh NV đã trúng tuyển (trường hợp HS trúng tuyển nhiều NV), HS phải liên hệ với nhà trường để hủy nhập học trước khi xác nhận nhập học ở NV mới.

– Đối với trường THPT công lập TCTC, THPT ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX, CSGD nghề nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS:

+ Chỉ xác nhận nhập học theo hình thức trực tiếp.

+ HS nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/6/2021.

+ Từ ngày 01/7 đến 03/7/2021: HS nộp bản sao Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 (đối với trường tuyển sinh theo phương án có sử dụng kết quả thi) hoặc Bằng tốt nghiệp THCS hay Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đối với trường tuyển sinh theo phương án dựa vào kết quả rèn luyện và học tập của HS tại cấp THCS) tại trường có NV.

+ Sau khi được nhà trường cập nhật vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh và xác nhận nhập học, tài khoản của HS sẽ được hệ thống tự động khóa. Nhà trường in Giấy báo xác nhận nhập học cho HS. Trong thời gian tuyển sinh (01/7 đến 03/7/2021), HS muốn thay đổi NV trúng tuyển, phải liên hệ với nhà trường đã xác nhận nhập học để hủy nhập học trước khi xác nhận nhập học ở NV mới.

+ Đối với các trường có số lượng HS dự tuyển quá chỉ tiêu quy định, Hội đồng tuyển sinh nhà trường có trách nhiệm duyệt số HS trúng tuyển đúng số lượng được giao căn cứ vào ĐXT của HS và thông báo công khai số HS trúng tuyển; hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chỉ cho phép xác nhận nhập học cho HS theo chỉ tiêu được giao.

5. Tuyển sinh bổ sung và nộp Hồ sơ nhập học

a) Tuyển sinh bổ sung:

– Sau ngày 03/7/2021, Sở GDĐT sẽ khóa hệ thống phần mềm xác nhận nhập học và tiến hành thống kê số lượng HS đã xác nhận nhập học ở từng trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX, CSGD nghề nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS; thông báo số lượng HS thừa, thiếu so với chỉ tiêu.

– Đối với các trường THPT chuyên, THPT công lập: nếu số HS đã xác nhận nhập học sau ngày 03/7/2021 còn thiếu so với chỉ tiêu, Sở GDĐT sẽ xem xét để duyệt điểm chuẩn bổ sung.

– Đối với các trường THPT công lập TCTC, ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX, CSGD nghề nghiệp có tuyển HS tốt nghiệp THCS: nếu số lượng HS xác nhận nhập học Đợt 1 chưa đủ chỉ tiêu quy định được tiếp tục tuyển sinh bổ sung trong thời gian theo quy định.

b) Nộp Hồ sơ nhập học: HS đủ điều kiện trúng tuyển bổ sung hoặc đã được xác nhận nhập học ở đợt 1 sẽ nộp Hồ sơ nhập học kèm theo Phiếu xác nhận nhập học (trực tuyến, trực tiếp) tại CSGD trúng tuyển từ ngày 09/7/2021 đến 17 giờ ngày 12/7/2021.

II. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

1. Trường chuyên và trường có lớp chuyên

a) Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam có 16 lớp chuyên của 12 môn chuyên, trong đó các môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh, mỗi môn có 02 lớp chuyên; các môn còn lại: Tin học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung, mỗi môn 01 lớp chuyên.

b) Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có 15 lớp chuyên của 11 môn chuyên, trong đó các môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh, mỗi môn có 02 lớp chuyên; các môn còn lại: Tin học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, mỗi môn 01 lớp chuyên.

c) Trường THPT Chu Văn An có 10 lớp chuyên của 10 môn chuyên: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp;

d) Trường THPT Sơn Tây có 09 lớp chuyên của 09 môn chuyên: Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh.

2. Điều kiện dự tuyển

Ngoài các điều kiện theo mục B.II, HS muốn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên;

b) Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.

3. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển

– Khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên, HS phải căn cứ vào NV và khả năng học tập môn chuyên, lịch thi các môn chuyên để đăng ký cho phù hợp. HS không được thay đổi NV chuyên đã đăng ký;

– HS được chọn tối đa 02 trong 04 trường sau để đăng ký dự tuyển: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây;

– Trong mỗi buổi thi HS chỉ được chọn 1 môn chuyên để dự thi;

– Nếu HS có NV đăng ký dự tuyển vào 01 môn chuyên tại 02 trường thì phải ghi rõ trường NV1 và trường NV2;

– Trường hợp HS chỉ có NV đăng ký vào môn chuyên của 01 trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở 01 trường thì đó là trường NV1.

– HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn, các trường được phép nhận HS đăng ký NV1, NV2.

* Riêng Trường THPT Chu Văn An: HS các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hoá trở ra có xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2020-2021 và đạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi văn hóa cấp tỉnh (đạt từ giải Ba trở lên) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên của môn đạt giải.

4. Phương thức tuyển sinh

a) Vòng 1: tổ chức Sơ tuyển đối với những HS có đủ điều kiện dự tuyển;

b) Vòng 2: tổ chức Thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng 1.

5. Tổ chức tuyển sinh

a) Vòng 1: Sơ tuyển.

Vòng Sơ tuyển được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí sau:

– Kết quả dự thi chọn HS giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế. Điểm cho mỗi giải được tính như sau: giải Nhất 5,0 điểm, giải Nhì 4,0 điểm, giải Ba 3,0 điểm, giải Khuyến khích 2,0 điểm;

– Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: tính theo kết quả từng năm học, xếp loại học lực giỏi 3,0 điểm, học lực khá 2,0 điểm;

– Kết quả tốt nghiệp THCS: tốt nghiệp loại giỏi 3,0 điểm, loại khá 2,0 điểm.

Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS

Những HS có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng 2.

b) Vòng 2: Thi tuyển

– Môn thi và hình thức thi:

+ Môn thi: tổ chức thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng 1. HS phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên) là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên, trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Những HS chỉ có NV đăng ký thi vào lớp chuyên (không có NV học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi đủ 3 môn không chuyên (Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ), có thể không cần dự thi môn Lịch sử.

+ Hình thức thi: các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.

– Thang điểm và hệ số điểm bài thi:

+ Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.

+ Hệ số điểm bài thi: điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1, điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.

– Thời gian làm bài thi:

+ Các bài thi không chuyên: môn Ngữ Văn và môn Toán 120 phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi;

+ Các bài thi môn chuyên: môn Hóa học và môn Ngoại ngữ 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi.

– ĐXT vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên, điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số);

ĐXT = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

– Nguyên tắc xét tuyển:

+ Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0;

+ Căn cứ ĐXT vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có ĐXT bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn;

+ Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. HS được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo NV trúng tuyển (trường hợp HS trúng tuyển nhiều lớp chuyên).

6. Xác nhận nhập học, tuyển sinh bổ sung và nộp hồ sơ nhập học

Thực hiện như đối với tuyển sinh trường THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022 (mục C.I.4 và mục C.I.5)

7. Tuyển bổ sung vào lớp chuyên và chuyển trường đối với HS các trường chuyên

HS đã trúng tuyển vào lớp chuyên tại trường THPT nào phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần tuyển bổ sung, chuyển trường, chuyển lớp chuyên phải được Giám đốc Sở GDĐT cho phép.

Việc tuyển bổ sung vào lớp chuyên hoặc chuyển trường đối với HS các trường chuyên thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên.

III. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG BẰNG TÚ TÀI

Năm học 2021-2022, Sở GDĐT tiếp tục triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.

1. Đối tượng dự tuyển

HS đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021-2022.

2. Điều kiện dự tuyển

– HS hoặc cha, mẹ của HS có HKTT tại Hà Nội; HS đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS:

+ Có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên; môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên; môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên;

+ Trường hợp HS học theo mô hình trường học mới: có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn Toán và Khoa học tự nhiên từ 8,0 trở lên, môn Tiếng Anh từ 8,5 trở lên, môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên;

– HS có đăng ký dự tuyển kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập thành phố Hà Nội năm học 2021-2022.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh

TT

Trường THPT

Số lớp

Số HS

1

Chu Văn An

2

50

2

chuyên Hà Nội-Amsterdam

2

50

4. Đăng ký nguyện vọng

– HS có thể đăng ký NV vào hai trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2.

– NV của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam là NV độc lập, không ảnh hưởng đến NV đăng ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên; THPT không chuyên và chương trình tiếng Pháp song ngữ.

5. Phương thức tuyển sinh và lịch thi

a) Vòng 1: thi tuyển theo chương trình THPT quốc gia Việt Nam. HS dự thi bốn bài thi các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ, Lịch sử (cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022).

b) Vòng 2: thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc

– Ngày 13/6/2021: buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi viết luận môn Tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh.

– Ngày 14/6/2021: buổi chiều thi nói môn Tiếng Anh.

6. Đề thi Vòng 2

– Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài: 60 phút/môn.

– Đối với môn Tiếng Anh, thí sinh phải dự thi 2 bài thi:

+ Bài thi viết luận bằng Tiếng Anh, thời gian: 60 phút.

+ Bài thi nói tiếng Anh (độc thoại) theo chủ đề do thí sinh bắt thăm ngẫu nhiên; thời gian làm bài thi nói của mỗi thí sinh là 10 phút, trong đó có 05 phút chuẩn bị, 05 phút tiếp theo trả lời và được ghi âm.

7. Nguyên tắc tuyển sinh

– Quy đổi điểm bài thi Vòng 2 của từng bài thi về thang điểm 10,0; tính ĐXT Vòng 2 của mỗi thí sinh là tổng điểm các bài thi Vòng 2:

ĐXT Vòng 2 = Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Vật lý + Điểm bài thi môn Hóa học + Điểm bài thi viết luận môn Tiếng Anh + Điểm bài thi nói môn Tiếng Anh

– Tuyển những thí sinh có NV đăng ký dự tuyển vào trường, lấy theo ĐXT Vòng 2 từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu và đảm bảo các điều kiện sau:

+ ĐXT Vòng 1 phải đạt ít nhất 30 điểm;

+ Các bài thi Vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3,0.

Đối với những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập không chuyên không cần xét điều kiện Vòng 1.

8. Xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học

HS trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 01/7/2021 đến ngày 03/7/2021; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT; trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 09/7/2021 đến 17 giờ ngày 12/7/2021.

IV. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG PHÁP SONG NGỮ VÀ LỚP 10 TIẾNG PHÁP TĂNG CƯỜNG

1. Tuyển sinh vào lớp 10 học tiếng Pháp song ngữ

a) Điều kiện dự tuyển:

HS đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022, được dự tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp song ngữ tại một trong hai trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam hoặc THPT Chu Văn An khi đảm bảo các yêu cầu sau:

– Xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm của các lớp cấp THCS đạt loại Khá trở lên.

– Tốt nghiệp THCS đạt loại Khá trở lên.

– Tốt nghiệp Chương trình song ngữ tiếng Pháp cấp THCS khóa thi ngày 29/5/2021 từ loại Khá trở lên.

– Có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021­-2022.

b) Đăng ký dự tuyển

Ngoài việc được đăng ký dự tuyển vào các lớp không chuyên của ba trường THPT công lập; các lớp chuyên của hai trong bốn trường THPT có lớp chuyên; các lớp học hệ song bằng tú tài, HS còn được đăng ký 2 NV dự tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp song ngữ của Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, có xét thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2.

Nếu xét tuyển vào trường theo NV2 thì phải có ĐXT cao hơn ít nhất 1,0 điểm so với điểm chuẩn của trường. Khi hạ điểm chuẩn, các trường được nhận HS có NV2.

c) Phương thức tuyển sinh:

Tổ chức xét tuyển căn cứ vào kết quả bài thi bốn môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử khóa thi ngày 10, 11/6/2021; kết quả kỳ thi tốt nghiệp chương trình tiếng Pháp song ngữ cấp THCS khóa ngày 29/5/2021 và Điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh.

Kết quả trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp tiếng Pháp song ngữ từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường. ĐXT được tính như sau:

ĐXT = Điểm thi + Điểm XTN Pháp ngữ + Điểm Ưu tiên

Trong đó:

– Điểm thi: là tổng điểm của bốn bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử (kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022) chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân.

Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).

Điểm XTN Pháp ngữ: là trung bình cộng (có tính hệ số) của điểm thi môn Tiếng Pháp (hệ số 2) và môn Toán bằng tiếng Pháp (hệ số 1) của HS trong kỳ thi tốt nghiệp chương trình tiếng Pháp song ngữ cấp THCS năm học 2020-2021:

Điểm XTN Pháp ngữ = (Điểm tiếng Pháp x 2 + Điểm Toán bằng tiếng Pháp) : 3

– Điểm ưu tiên: thực hiện theo quy định (Mục B.V.1).

2. Tuyển sinh vào học lớp 10 tiếng Pháp tăng cường (không học các môn khoa học bằng tiếng Pháp)

a) Điều kiện tuyển sinh: HS đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022; xếp loại tốt nghiệp Chương trình tiếng Pháp song ngữ cấp THCS từ Trung bình trở lên; có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022; không vi phạm Quy chế thi đến mức đình chỉ thi và không có bài thi nào bị điểm 0 (không); có đăng ký NV dự tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp tăng cường tại Trường THPT Việt Đức.

b) Chỉ tiêu tuyển sinh: tuyển 01 lớp (45 HS).

3. Xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học

HS trúng tuyển xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học như đối với tuyển sinh trường THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022.

V. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỌC TIẾNG NHẬT

1. Danh sách trường THPT có tổ chức dạy tiếng Nhật

a) Dạy tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) gồm 03 trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên và THPT Việt Đức.

b) Dạy tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) gồm 08 trường THPT công lập: Phan Đình Phùng, Đống Đa, Trần Phú, Việt Đức, Thăng Long, Đoàn Kết – Hai Bà Trưng, Nguyễn Gia Thiều và Phan Huy Chú – Đống Đa (Phan Huy Chú – Đống Đa là trường công lập TCTC). Ngoài ra còn có một số trường THPT ngoài công lập cũng tổ chức dạy tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) cho HS như THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, THPT Hoàng Long… Các trường thực hiện tuyển sinh lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) theo phương thức xét tuyển đối với HS có NV khi nhập học.

2. Tuyển sinh vào học lớp 10 tiếng Nhật (ngoại ngữ 1)

a) Đối tượng, điều kiện dự tuyển

HS tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021-2022; học đủ 4 năm ngoại ngữ tiếng Nhật (được thể hiện trong học bạ cấp THCS) tại các trường THCS.

b) Đăng ký dự tuyển

– HS được đăng ký tối đa 03 NV vào ba trường THPT công lập theo thứ tự NV1, NV2, NV3, trong đó NV1 và NV2 phải thuộc hai trong ba trường: THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, THPT Việt Đức; NV còn lại phải thuộc KVTS theo quy định.

– Trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022”, HS phải chọn ngoại ngữ là tiếng Nhật trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”. Tuy nhiên, HS có thể chọn một trong các ngoại ngữ sau để làm bài thi môn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Hàn.

c) Chỉ tiêu tuyển sinh

TT

Trường THPT

Số lớp

Số lượng

1

Chu Văn An

1

45 HS

2

Kim Liên

1

45 HS

3

Việt Đức

1

45 HS

d) Nguyên tắc xét tuyển

– Khi xét trúng tuyển lấy theo ĐXT vào lớp tiếng Nhật từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Điểm thấp nhất của HS trúng tuyển gọi là điểm chuẩn lớp tiếng Nhật của trường.

Nếu HS đã trúng tuyển theo NV1 sẽ không được xét tuyển theo NV2. Trường hợp HS nhập học theo NV2 thì phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn lớp tiếng Nhật của trường ít nhất là 1,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn, trường được phép tuyển HS NV2 đủ điều kiện.

– HS không trúng tuyển lớp tiếng Nhật ngoại ngữ 1 được xét tuyển vào lớp tiếng Anh tại các NV đã đăng ký theo quy định.

đ) Phương thức tuyển sinh, thời gian xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học thực hiện như đối với tuyển sinh trường THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022.

3. Tuyển sinh vào học lớp 10 tiếng Nhật (ngoại ngữ 2)

Ngoài chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) được tổ chức tại ba trường THPT trên, một số trường THPT tại Hà Nội (mục C.V.1.b) còn tổ chức dạy chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) hệ 3 năm. Điều kiện để HS được theo học chương trình này là:

– HS đã trúng tuyển và xác nhận nhập học theo điểm chuẩn lớp tiếng Anh của trường;

Nếu có NV học lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 2), HS nộp Đơn xin học lớp tiếng Nhật cùng hồ sơ nhập học tại trường từ ngày 09/7 đến 17 giờ ngày 12/7/2021.

Khi đăng ký dự tuyển, trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022”, HS chọn ngoại ngữ là tiếng Anh trong mục “Ngoại ngữ đăng ký học tại THPT”.

Căn cứ vào số lượng HS NV và ĐXT của HS, các trường sẽ lập danh sách HS NV học lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) và xét theo ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu 01 lớp/trường. Những HS không trúng tuyển lớp tiếng Nhật (ngoại ngữ 2) sẽ học tại lớp tiếng Anh theo quy định.

…………………………..

Mời các bạn xem đầy đủ thông tin chi tiết tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Hà Nội tại file .

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè bị phạt tới 02 triệu đồng

116

Điều chỉnh mức phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 24/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

(Hiện hành, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng)

– Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

(Hiện hành, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng)

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

(Hiện hành, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.

(Hiện hành phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng)

Nghị định 55/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/07/2021.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang lên máy bay

Những đồ không được mang lên khoang máy bay
163

Những đồ không được mang lên khoang máy bay

Vật dụng nguy hiểm không được mang lên máy bay

Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay được Cục hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-CHK ngày 07/5/2021.

Theo đó, danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang vào khu vực hạn chế, khoang hành khách của tàu bay gồm:

– Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay như các loại đạn, kíp nổ, ngòi nổ, mìn, lựu đạn, pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng…

– Vũ khí, súng và các vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc giống vũ khí như súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng săn, các đồ chơi giống vũ khí thật, súng hơi, súng bắn pháo hoa, súng hiệu lệnh…

– Các chất hóa học như các loại bình xịt, khí…

– Các vật có lưỡi sắc, đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng như dao lam, dao rọc giấy, súng tự chế, súng cao su, các loại dao có lưỡi dài trên 06 cm, chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại…

– Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến an toàn của tàu bay như xà beng, cuốc, xẻng, mai, liềm, cuốc chim, khoan…

– Chất lỏng, chất đặc sánh…

Đồng thời, các vật nguy hiểm cấm mang lên khoang hàng tàu bay gồm:

– Đạn;

– Các loại kíp nổ;

– Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm;

– Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;

– Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo;

– Đạn khói, quả tạo khói;

– Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo…

Quyết định này ban hành và có hiệu lực từ ngày 07/5/2021.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Mới: Thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 20/5/2021

156

Thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT mới nhất

Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định 1584/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó, từ ngày 20/5/2021 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo thủ tục như sau.

*Trình tự thực hiện:

– Thí sinh đăng ký dự thi theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nộp hồ sơ tại trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, nhập thông tin về kết quả học tập các môn học lớp 12 của thí sinh học lớp 12 năm tổ chức kỳ thi; tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở giáo dục và đào tạo;

– Thí sinh nhận giấy báo dự thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xem tại website bằng tài khoản đã được cấp.

*Cách thức thực hiện: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Thành phần và số lượng hồ sơ:

Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:

– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

– Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp;

– Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có);

– Bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

– 02 ảnh cỡ 4×6 cm;

Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, ngoài các thành phần hồ sơ tại mục 2.3.1 còn có thêm:

– Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);

– 02 ảnh cỡ 4×6 cm;

– 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

– 02 ảnh cỡ 4×6 cm;

– Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ

*Thời hạn giải quyết: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Phí, lệ phí: Không.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

05 điều cần lưu ý khi sang tên sổ đỏ cho con

121

Những điều cần biết khi sang tên sổ đỏ cho con

Việc bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con (sang tên cho con) là điều xảy ra mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tặng cho này được pháp luật về đất đai điều chỉnh và người dân cần phải biết để tránh việc tặng cho không có hiệu lực mà còn bị phạt.

Điều kiện để được sang tên sổ đỏ

*Điều kiện đối với bố mẹ

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì bố mẹ muốn tặng cho thải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

*Điều kiện đối với con

Con không thuộc trường hợp không được nhận tặng cho theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013

– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, cả bố mẹ và con đều phải đáp ứng những điều kiện trên là bố mẹ phải đủ điều kiện cho và con không được thuộc trường hợp không được nhận thì mới có thể thực hiện sang tên sổ đỏ.

Không thể tặng cho bằng lời nói

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bố mẹ muốn tặng cho con thì phải lập thành hợp đồng và công chứng chứng thực theo quy định.

Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày

Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 thì:

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.

Ngoài ra, theo khoản 6 Điều nay, trong vòng 30 ngày kể từ ngày tặng cho có hiệu lực thì các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Bị phạt hành chính sang tên nhưng không thực hiện đăng ký biến động đất đai

Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai khi tặng cho tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 1 triệu – 3 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện đăng ký biến động;

– Phạt tiền từ 2 triệu – 5 triệu động nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện đăng ký biến động.

Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt nêu trên.

Ngoài việc bị phạt tiền như trên thì buộc người đang sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo đúng quy định.

Lưu ý: Việc xử phạt xảy ra khi hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực vì khi đó mới tồn tại sự biến động tặng cho giữa bố mẹ và con.

Được miễn thuế TNCN, lệ phí trước bạ khi sang tên

Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà đất là quà tặng giữa: Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể được miễn lệ phí trước bạ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

Không cần mang thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh từ 1-6

131

Từ hôm nay, không cần thẻ BHYT giấy khi khám, chữa bệnh

Ngày 31/5/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 1493/BHXH-CSYT về việc sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID để đi khám, chữa bệnh.

Cụ thể, bắt đầu từ ngày 01/6/2021, người dân trên toàn quốc sẽ được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám, chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.

Theo đó, cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR Code hoặc ghi trực tiếp số the BHYT trên ứng dụng VssID (trường hợp này chỉ áp dụng với cơ sở khám, chữa bệnh không có đầu đọc).

Đồng thời, cơ sở khám, chữa bệnh có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết.

Đây thực sự là bước đi phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người sử dụng thẻ không lo mất, quên thẻ BHYT như đã xảy ra với thẻ giấy.

Đồng thời, giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục khám, chữa bệnh cho cả người bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, việc sử dụng ảnh thẻ BHYT thay cho thẻ giấy còn giúp người dân hạn chế đi lại, không phải giao dịch trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội. Qua đó, cũng góp phần phòng, tránh tập trung đông người trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất nội dung này tại Công văn 1115/BHXH-TST thống nhất việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh từ ngày 01/6/2021.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

Phổ biến Pháp luật

44 địa điểm cách ly tại TP HCM

Các điểm cách ly tại TP HCM mới nhất
142

Các điểm cách ly tại TP HCM mới nhất

Các địa điểm liên quan đến Covid19 người dân cần phải cách ly tại nhà

Người dân từng đến 44 địa điểm có liên quan đến ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP HCM cần phải cách ly tại nhà.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) vừa ra thông báo và cập nhật 44 địa điểm người dân từng đến hoặc đang ở cần phải cách ly y tế theo quy định.

Các điểm cách ly tại TP Hồ Chí Minh mới nhất

Cụ thể:

1. Quầy thu ngân tầng trệt, bên trái cửa ra vào Nhà sách Nguyễn Huệ, 40 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, thời gian từ 18giờ 30 – 18 giờ 40 ngày 14-5.

2. Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, quận 1, thời gian từ ngày 13-5.

3. Starbucks coffee store, tại góc Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Nghĩa, quận 1, từ 21 giờ đến 21 giờ 45 ngày 13-5.

Tại quận 3

1. Công ty Cổ phần tập đoàn Grove, 129 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, từ ngày 13-5.

2. Hẻm 287 và 289 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, từ ngày 12 đến 20-5.

3. Hẻm 404 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 từ ngày 13-5.

Tại quận 7

1. Chung cư mini đường số 3, phường Tân Kiểng, quận 7 từ ngày 13-5.

2. Công ty JAF, 20C4, đường số 66 khu phố 2, phường Tân Phong, quận 7 từ ngày 13-5.

3. Ngân hàng VIB số 5 -7 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7 từ ngày 17 đến 27-5.

Tại quận 10

1. Trung tâm y khoa Medic (Bệnh viện Hòa Hảo), quận 10, từ 8 giờ – 14 giờ ngày 19-5.

Tại quận 12

1. Tầng 6 tòa nhà Concentrix, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, quận 12, từ ngày 13-5.

2. Block A2 Chung cư Moscow Tower 19 Tân Thới Nhất 17, quận 12, từ ngày 13-5.

3. Tổ 8, khu phố 3B, Thạnh Lộc 19, quận 12, từ ngày 13-5.

Tại quận Bình Thạnh

1.Hẻm 178 Bình Quới, tổ 41, khu phố 4, quận Bình Thạnh, từ ngày 13-5.

Tại quận Gò Vấp

1. Hẻm 891 Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

2. Phòng khám Thiên Khai, phường 9, quận Gò Vấp, từ 14 giờ -18 giờ 20 ngày 26-5.

3. Phòng Khám Trần Diệp Khanh, 25 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, từ 17 giờ -19 giờ ngày 20-5.

4. Hẻm 637 Quang Trung, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

5. Đường 53, tổ 36 khu phố 5 phường 14, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

6. Hẻm 1358 Quang Trung, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

7. Hẻm 415 (Nhà thờ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng), Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

8. Hẻm 456 Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, từ ngày 13-5.

Tại huyện Hóc Môn

1. Hẻm cụt đường Thới Tam Thôn 15, Tam Đông 2, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, từ ngày 13-5.

2. Hẻm cụt đường Nguyễn Thị Thành, Tam Đông 2, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, từ ngày 13-5.

3. Hẻm 129 Tam Đông 2, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, từ ngày 13-5.

4. Hẻm đối diện số 129/5, Tam Đông 2 Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, từ ngày 13-5.

5. Hẻm 83 tổ 15, Hưng Lân, Bà Điểm, từ ngày 13-5.

Tại huyện Nhà Bè

1. Hẻm 33 Đào Tông Nguyên, khu phố 7, huyện Nhà Bè, từ ngày 13-5.

Tại quận Phú Nhuận

1. 30 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận, từ ngày 13-5.

2. 57 Đặng Văn Ngữ, phường 13, quận Phú Nhuận, từ ngày 13-5.

Tại quận Tân Bình

1. Hẻm 333 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, từ ngày 13-5.

2. 139 Bạch Đằng, quận Tân Bình, từ ngày 13-5.

3. Công ty Tài Chính Việt Nam Thịnh Vượng (01 Hoàng Việt), quận Tân Bình, từ ngày 13-5.

4. Công ty VNPT Trung tâm hạ tầng mạng Việt Nam (Số 2 Bắc Hải nối dài), quận Tân Bình, từ ngày 13-5.

Tại quận Tân Phú

1. Hẻm 25 Nguyễn Minh Châu, Phú Trung, quận Tân Phú, từ ngày 13-5.

2. Lô C Chung cư Sơn Kỳ 1, Sơn Kỳ, quận Tân Phú, từ ngày 13-5.

3. Hẻm 17 Gò Dầu, Sơn Kỳ, quận Tân Phú, từ ngày 13-5.

4. Hẻm 710 Lũy Bán Bích, Tân Thành, quận Tân Phú, từ ngày 13-5.

Tại TP Thủ Đức

1. Block A1, chung cư Sunview, Thủ Đức, từ ngày 13-5.

2. 74/2/4 Đường 36, Linh Đông, Thủ Đức, từ ngày 13-5.

3. Số 35 đường 59, Thảo Điền, TP Thủ Đức, từ ngày 13-5.

4. Số 29 Thảo Điền, TP Thủ Đức, từ ngày 13-5.

5. Số 14E Quốc Hương, Thảo Điền, TP Thủ Đức, từ ngày 13-5.

6. Block C2 Chung cư Tropic Garden, Số 49 đường 66, Thảo Điền, TP Thủ Đức, từ ngày 13-5.

TP HCM đang có 4 chuỗi lây nhiễm SARS-CoV-2 gồm: 2 người làm việc tại một công ty ở quận 3, chuỗi lây 7 người liên quan đến quán ăn quận 3, chuỗi lây 44 người liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp) và chuỗi lây 4 người, trong đó có 2 F0 phát hiện ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

HCDC cho biết thành phố đã gỡ bỏ giám sát người đến từ Bar New Phương Đông, 20 Đống Đa, Thuận Phước, Hải Châu từ ngày 28-4 đến 7-5, và thêm cách ly tại nhà đối với người từ tầng 23, block R4A, tòa R4, Goldmark City, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội khi đến TP HCM.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.