Thuật ngữ

SKU là gì

Trong bài viết này, VerbaLearn sẽ giúp bạn hiểu được SKU là gì và một số ý nghĩa quan trọng của cụm từ này trong Tiếng Anh
109

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua về mã số SKU, nhưng trên thực tế nếu chúng ta không thuộc chuyên môn thì không phải ai cũng có thể hiểu về nó một cách chi tiết. Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng SKU là gì? Vậy tại sao mỗi sản phẩm cần phải có mã SKU? Đặc biệt là các nhà kinh doanh chuyên nghiệp cần phải đặt mã SKU thế nào sao cho hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Mục lục1.SKU là gì?2.Mã SKU là gì?3.Tại sao phải đặt mã vạch sản phẩm SKU4.Cách đặt tên SKU chuyên nghiệp và dễ nhớ5.Lưu ý trong cách đặt mã SKU

SKU là gì?

SKU là tên viết tắt tiếng anh của Stock Keeping Unit, được dịch sang tiếng việt có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hoá tồn kho. Theo như trong quản lý hàng hoá, SKU là một dạng quy ước nhằm mục đích phân loại mặt hàng để bán, bao gồm các thông số, thuộc tính của sản phẩm đó để giúp chúng ta phân biệt với những sản phẩm khác.

[irp]

Mã SKU là gì?

Mã SKU trên sản phẩm chính là mã hàng hoá nhằm mục đích thể hiện tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm. Các mã này không được quy định mà cũng không được chuẩn hoá. Đặc biệt hơn hết đó là số lượng SKU không bị giới hạn cho dù danh mục hàng hoá của bạn có được mở rộng như thế nào.

Mặt khác, SKU cũng dùng để chỉ một địa danh duy nhất hoặc có thể là một đoạn mã tương ứng với đơn vị lưu kho. Ví dụ như bạn có hai nhà kho riêng biệt, nhưng điều đặc biệt là mỗi sản phẩm giống nhau ở hai kho khác nhau sẽ có mã SKU khác nhau. Chính vì điều này sẽ giúp cho việc quản lý hàng hoá sẽ trở nên chính xác và minh bạch hơn. Hơn thế nữa, SKU chỉ liên quan đến những hàng hoá sẵn có và sẵn sàng cho việc giao dịch, chứ không hề liên quan đến các hàng hoá đã được đặt hoặc đang chuyển tiếp vào kho.

Đến khi một công ty đã nhận được hàng từ nhà cung cấp, họ sẽ có quyền được lựa chọn giữ nguyên SKU của nhà cung cấp hoặc có thể tự tạo ra SKU mới. Miễn sao công ty đó cảm thấy phù hợp và thuận tiện là được. Tuy nhiên, từ các kinh nghiệm đúc kết cho rằng mã SKU là mã quản lý sản phẩm nội bộ do vậy nên tạo ra mã SKU riêng.

Nói chung, trong lĩnh vực quản lý kho hàng, SKU là một công cụ rất hữu ích giúp cho bạn tìm kiếm sản phẩm một cách nhanh chóng, dễ dàng và khoa học.

[irp]

Tại sao phải đặt mã vạch sản phẩm SKU

SKU sản phẩm là gì? Đối với một sản phẩm, những thuộc tính mà ta có thể đặt trong mã SKU bao gồm như sau: loại sản phẩm, nhà sản xuất, mô tả chung, vật liệu, kích thước, màu sắc, bao bì và các chính sách bảo hành. Chính vì như vậy mà mã SKU là một yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý hàng hoá và quản lý tồn kho.

Do vậy chúng ta cần phải đặt mã vạch sản phẩm SKU bởi chúng sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong các nghiệp vụ bán hàng và quản lý hàng hoá.

  • Mã SKU là mã nội bộ giúp cho các bạn nhanh chóng nhận định sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hoá một cách hiệu quả.
  • Mã SKU khác nhau sẽ giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau.
  • Mã SKU có thể giúp phân biệt cùng một loại hàng hoá nhưng ở hai kho khác nhau.
  • Mã SKU có thể hạn chế được tình trạng hết hàng và thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho.
  • Mã SKU chính là điểm liên kết sản phẩm với các kênh khi bán hàng đa kênh.
  • Có thể nói quản lý hàng hoá bằng mã SKU chính là cách quản lý hàng hoá hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho shop, các nhà doanh nghiệp bởi vì không cần đầu tư phần cứng.

[irp]

Cách đặt tên SKU chuyên nghiệp và dễ nhớ

Cách đặt mã SKU cũng không quá phức tạp, chúng ta chỉ cần sử dụng các chữ cái hoặc số để quy ước cho những thông tin mà bạn muốn đưa vào mã SKU. Sau đây là một số thông tin mà các bạn nên đưa vào trong mã SKU bao gồm:

  • Tên thương hiệu
  • Tên chi nhánh
  • Danh mục sản phẩm
  • Loại sản phẩm
  • Phiên bản sản phẩm
  • Màu sắc
  • Size số….

Những trường thông tin trên cần đặt theo một thứ tự nhất quán trong mã SKU. Độ dài của SKU không giới hạn, chỉ cần bạn sắp xếp sao cho hợp lý, dễ nhớ và dễ hiểu. Khi bạn đặt mã SKU bạn nên kết hợp cả chữ cái và số để cho dễ dàng phân tách giữa các trường thông tin.

Ví dụ như: NF13G317SG

Trong đó, hai chữ cái đầu thể hiện tên thương hiệu, hai chữ số tiếp theo là dòng sản phẩm, chữ cái ở giữa chính là danh mục của sản phẩm, ba số tiếp theo là loại sản phẩm và hai chữ cái cuối cùng là thể hiện tên chi nhánh.

Nếu trong trường hợp các bạn đặt mã SKU toàn bộ chỉ chữ cái hoặc số không thì bạn cần phải quy định mỗi trường thông tin là 1, 2 hoặc 3 ký tự hoặc có thể sử dụng dấu (-) để phân tách các trường thông tin với nhau.

Ví dụ: NFDASKLISM hoặc NF-DA-SK-LI-SM

2213373641 hoặc 22-13-37-36-41

Trong đó phân tách cứ mỗi hai ký tự hoặc số là một trường thông tin. Theo như cách đặt mã SKU như vậy, mã SKU sẽ không phải trở thành những chữ số vô thưởng vô phạt, vô nghĩa mà bạn có thể đọc ra từ những ký tự đó có rất nhiều thông tin về sản phẩm.

Lưu ý trong cách đặt mã SKU

Tạo mã SKU của riêng bạn

Đôi khi chúng ta thêm một sản phẩm mới, nhà cung cấp sẽ tự sinh mã SKU cho sản phẩm đó nhưng tốt nhất bạn nên tự đặt mã SKU. Có nhiều chủ shop ngại phải tự đặt mã SKU hoặc phải đặt mã bằng cách thêm tiền tố, hậu tố vào mã SKU của nhà cung cấp, hơn thế nữa có nhiều shop dùng luôn mã của nhà cung cấp. Bởi vì mã SKU là mã quản lý nội bộ nên các bạn hãy tự tạo ra mã SKU của riêng mình để chính mình tự quản lý.

Sắp xếp trường thông tin trong mã SKU

Phải làm như thế nào để biết nên đưa những thông tin gì vào mã SKU? Chúng ta sắp xếp như thế nào để cho dễ nhớ? Rất đơn giản, giống như là khi bạn phân loại sản phẩm như thế nào thì làm tương tự như thế đó.

Chúng ta có thể ví dụ về một sản phẩm laptop, các bạn hãy bắt đầu bằng danh mục sản phẩm đó là “đồ điện tử” bạn ký hiệu là E, tiếp tục đến loại sản phẩm là “ laptop” kí hiệu là L, tiếp theo sau đó là đến thương hiệu, ví dụ như máy tính HP thì các bạn kí hiệu là HP, tiếp theo là đến kích thước màn hình là 12, cuối cùng là core i7 kí hiệu là i7,… Cứ như thế thì các bạn sẽ có một mã SKU cho sản phẩm HP 12” core i7 là ELHP12i7.

Các bạn nên tuân thủ quy tắc đặt từ danh mục lớn đến danh mục nhỏ cho tất cả các mã SKU. Như vậy, khi bạn nhìn bất cứ mã SKU nào bạn cũng sẽ dễ dàng nhận định được sản phẩm đó một cách nhanh chóng.

Đừng nên đưa quá nhiều thông tin

Đặt mã SKU có ý nghĩa là không có nghĩa bạn phải nhồi nhét quá nhiều thứ thông tin vào trong mã SKU. Trong tất cả các trường thông tin của sản phẩm, bạn hãy cân nhắc thật kỹ thông tin nào là quan trọng nhất và có thể giúp cho bạn phân biệt được giữa sản phẩm này với các sản phẩm khác thì các bạn hãy đưa vào mã SKU.

Ngoài ra, nếu như không muốn sinh ra những mã SKU quá dài thì bạn nên tối ưu số ký tự cho mã SKU khi bạn quy ước cách đặt mã. Ví dụ như bạn có 8 nhà cung cấp, bạn có thể quy ước rằng mỗi nhà cung cấp là 1 chữ số trong dãy số từ 1 đến 8 thay vì bạn phải viết tắt chữ cái đầu tiên của tên nhà cung cấp thành 1 mã 2 -3 ký tự.

Lưu ý về font chữ và ký tự

Trong một chuỗi ký tự mã SKU, các bạn không nên sử dụng các chữ, số dễ gây nhầm lẫn.

Ví dụ như: O hay 0 ( chữ o viết hoa hay là số 0?), I hay l ( chữ i viết hoa hay là chữ l viết thường?),…

Nếu như trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng những ký tự như thế này thì bạn có thể quy định chỉ sử dụng chữ viết hoa trong mã SKU đó, chữ và số được phân tách một cách rõ ràng. Ví dụ: thay vì các bạn đặt mã SKU là ALE021 thì bạn đặt là ALE-021, như vậy bạn sẽ không phải bị bối rối đó là số hay là chữ gì nữa.

Còn một số trường hợp bạn nên tránh đưa vào mã SKU các ký tự đặc biệt, ví dụ như là dấu “&”, “/”, “#”, “@”,… các ký tự đặc biệt này sẽ làm cho người đọc sẽ vô cùng cảm thấy khó hiểu và sẽ dễ gây ra các lỗi định dạng khi quản lý bằng phần mềm hoặc bằng file excel. Và các bạn cũng không nên bắt đầu mã SKU bằng chữ số 0 bởi vì khi quản lý bằng excel, ví dụ cho dễ hiểu là mã SKU là 01234ACD thì phần mềm sẽ hiểu là 1234ACD.

Phân biệt giữa SKU và UPC

SKU hay stock Keeping Unit là một định danh thường hay được sử dụng, tuy nhiên nó thường không phổ biến về một sản phẩm cụ thể. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sau: mỗi nhà cung cấp cấp cho bạn một sản phẩm cụ thể một SKU riêng cho sản phẩm đó. Ngoài ra, một sản phẩm có thể có một MPN ( Manufacturer Part Number) được gán bởi nhà sản xuất.

UPC hay Universal Product Code là tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm nói chung và được sử dụng trên hầu hết tất cả các hệ thống mã vạch. UPC hay người ta thường gọi là mã sản phẩm luôn luôn được in trên bao bì, sử dụng chúng nhằm mục đích để nhận biết xuất xứ của các mặt hàng. Amazon cũng có hệ thống riêng của mình thường được gọi là ASIN (Amazon Identification Number Standard), mặc dù chúng không xuất hiện nhiều bên ngoài Amazon.

Chúng ta có thể được một cách đơn giản là SKU là được tối ưu hoá cho việc quản lý kho hàng nội bộ, còn UPC thì được tiêu chuẩn hoá cho bất cứ một ai có thể đọc được ( theo quy ước đã có sẵn).

Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã có được những thông tin chi tiết về SKU. Cũng đã hiểu được SKU là gì, mã sản phẩm SKU là gì? Và làm như thế nào để có được mã SKU riêng cho mình hiệu quả và tối ưu nhất.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm