Văn hóa Việt Nam

Việt Nam và các nước đồng văn trong “Hoàng Thanh chức cống đồ”

"Hoàng Thanh chức cống đồ" 皇清職貢圖 là một bộ "chức cống đồ" 職貢圖 (tranh vẽ việc tiến cống của các nước chư hầu) được Thanh triều biên soạn từ năm Càn Long thứ 16 (1751) đến năm Càn Long thứ 22 (1757) và tiếp tục được chỉnh sửa nhiều lần về sau.
890

Nhân vật chính trong bộ sách “Hoàng Thanh chức cống đồ” là các sắc dân đến từ nhiều khu vực thuộc lãnh thổ Đại Thanh cũng như các nước lân cận và viễn dương khác. Tác giả đã tận mắt chứng kiến các nhân vật được hoạ trong tập sách nên những hình vẽ trong đó có độ xác thực cao.

Có một điều khá thú vị khi xem qua cách chú thích hình ảnh, đó là chữ “di” 夷 (man mọi). Đối với các nước đồng văn thời bấy giờ (Triều Tiên, Lưu Cầu, Đại Việt, Nhật Bản, Đại Thanh), nhà Thanh xuất thân nguồn gốc Mãn Châu, là một thứ di rợ xâm chiếm và đô hộ Trung nguyên (Trung Quốc) nên văn hoá của họ cũng bị cho là thứ văn hoá di rợ man mọi.

Ngay khi quân Thanh chiếm được Trung nguyên, các nước xung quanh gồm Triều Tiên, Đại Việt, Nhật Bản và Lưu Cầu đều lên tiếng chê bai nhà Thanh và tự nhận mình là nơi còn lại lưu giữ văn minh Hoa Hạ. Quả thật, những nước này vẫn giữ được nhiều nét văn hoá từ thời Đường – Tống – Minh, những triều đại chính thống của người Trung nguyên. Thế nhưng nhà Thanh từ khi nhập quan đã nhanh chóng hấp thu văn hoá Hán, thấm nhuần tư tưởng đế vương và hiểu rõ vị trí vùng đất mà họ đang cai trị.

Vậy nên dù bị các nước xung quanh dè bỉu, chê bai là du mục, mọi rợ (chỉ dám nói sau lưng thôi) nhưng Thanh triều vẫn mạnh dạn dùng chữ “di” 夷 để gọi các nước Đông Á đồng văn còn lại. Hàn Nhật Lưu Việt chê Thanh là rợ thì Thanh cũng gọi lại Hàn Nhật Lưu Việt là di. Một cuộc chiến không hồi kết, cho đến nay vẫn vậy.

Dù sao thì với bộ sách này, chúng ta cũng biết được cổ phục các nước Đông Á đồng văn vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Quả là một tài liệu quý giá đúng không nào?

Thứ tự ảnh trong album ảnh là thứ tự được sắp xếp trong bộ sách gốc “Hoàng Thanh chức cống đồ“. Có năm phiên bản hình vẽ khác nhau cho mỗi nhân vật (ba phiên bản màu, hai phiên bản không màu) có lẽ lấy từ năm phiên bản khác nhau của bộ sách.

1. Triều Tiên 朝鮮 (gồm cả Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay)

2. Lưu Cầu 琉球 (tỉnh Okinawa và quần đảo Amami thuộc Nhật Bản ngày nay)

3. An Nam 安南 (Việt Nam ngày nay)

Xem thêm: Cổ phục Việt Nam thế kỷ 17 qua những ghi chép của giáo sĩ phương Tây hoạt động tại Đàng Trong

4. Nhật Bản 日本

Trần Văn Hải Nam