Hỏi đáp pháp luật

Tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm bồi thường

Quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích
85

Quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích

Bản in

Tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm bồi thường

Tội cố ý gây thương tích với người khác sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là bao nhiêu? Và tội cố ý gây thương tích cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại bộ luật nào? Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm bồi thường để các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.

Chỉ thị 1572/CT-BGDĐT giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên 2016

Quyết định 234/QĐ-TTg về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em 2016 – 2020

Bồi thường thiệt hại khi người bị thiệt hại có lỗi gây ra tai nạn giao thông

Tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Hỏi: Ba mẹ em đi chợ về thì mẹ em buồn ngủ và vào phòng ngủ, còn ba em ra vườn sau cho gà ăn thì bị tên hàng xóm đánh lén từ phía sau, mẹ em nghe tiếng ồn nên ra xem thì thấy tên hàng xóm đang hung hổ đánh và người ba em cũng rướm máu, mẹ em cầm cục gạch chạy lại kêu bỏ ra nếu không mẹ em đánh thì nó bỏ ra, mẹ em khuyên bố em thôi bỏ đi nó uống rượu say rồi, ba mẹ em vào bàn nhau đi báo trưởng ấp.

Trong lúc ba em đi báo thì ở nhà tên hàng xóm qua nhà và chém vào mặt mẹ em một đường dài từ thái dương bên trái qua khóe mũi bên phải (vết thương khá nặng dài 16 cm), nó tiếp tục chém vào ngực mẹ em làm rách áo ngoài và trong, nó cầm dao chém cái thứ ba thì bị té, mẹ em chạy ra ngoài được hàng xóm đưa đến bệnh viện kịp thời. Sau đó khi ba em về hắn tiếp tục xông vào đánh ba em, thì bị công an bắt (tên hàng xóm nói lý do là nhà em đánh chết gà nhà hắn, nhưng ba mẹ em hoàn toàn không biết về sự việc trên). Bây giờ nhà em đang khởi kiện và đòi bồi thường 130 triệu.

Vậy em xin hỏi tên hàng xóm bị xử tù như thế nào và bồi thường như thế có hợp lý không? Và căn cứ vào đâu?

Tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm bồi thường

Trả lời: Sau khi đi giám định tỉ lệ thương tích dưới sự giới thiệu của cơ quan điều tra mà tỉ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng sử dụng hung khí nguy hiểm (dao) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng khung hình phạt theo Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

– Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Khi sức khỏe bị xâm phạm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Cụ thể:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Theo đó, gia đình sẽ thỏa thuận với đối tượng đã thực hiện hành vi về mức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được thì bạn sẽ đối chiếu mức bồi thường mà gia đình đưa ra 130 triệu với mức bồi thường mà pháp luật quy định để xác định được mức bồi thường gia đình đưa ra có phù hợp hay không.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm