Những điều cần biết về chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bản in
Thời gian nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trong thời gian nghỉ thai sản mà tạm ngưng đóng BHXH, BHYT, BHTN thì trong thời gian nghỉ thai sản người đó có được hưởng BHTN hay không? Nếu được thì mức hưởng là bao nhiêu? Thiquocgia.vn xin gửi tới các bạn bài viết thời gian nghỉ thai sản thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.
Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Thủ tục chuyển bảo hiểm thất nghiệp
Có nhờ người khác lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp hộ được không?
Thời gian nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Hỏi: Một bạn nữ đã làm việc tại công ty từ trong khoảng thời gian 2011 – 8/2015 thì chấm dứt HĐLĐ. Trong thời gian làm việc tại công ty, công ty đã đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cũng như làm thủ tục nghỉ hưởng thai sản, chốt sổ BHXH cho bạn ấy và bạn ấy có giai đoạn 9/2012 – 01/2013 thời gian nghỉ thai sản (hưởng thai sản 4 tháng, nhưng thực tế bạn ấy nghỉ 5 tháng). Tuy nhiên em có thắc mắc vấn đề sau:
1. Trong thời gian nghỉ thai sản 4 tháng (công ty tạm ngưng không đóng BHXH, BHYT, BHTN) và 2 tháng thử việc tại công ty, thời gian này công ty không đóng BHTN theo quy định. Vậy thời gian này bạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ công ty không? Nếu có thì mức hưởng và cách tính như thế nào?
2. Do bạn này vào công ty sau 31/12/2008, nên khi nghỉ việc công ty chỉ thực hiện chốt sổ BHXH và thanh toán tiền lương nợ của tháng bạn ấy nghỉ việc và không có khoản thanh toán hay hỗ trợ khác theo luật lao động, luật BHXH và nội quy công ty. Vậy công ty có sai sót nào trong vấn đề giải quyết chi cho trường hợp này?
Trả lời: Thứ nhất, về Bảo hiểm thất nghiệp
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn kia đã tham gia đóng BHTN trong suốt quá trình làm việc. Pháp luật có quy định thời gian đóng BHTN cũng đồng thời là thời gian đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ:
Điều 8, Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 8. Đóng bảo hiểm thất nghiệp:
1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Căn cứ vào Nghị định 28/2015/CĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về thời gian đóng BHTN như sau:
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
Căn cứ vào quy định trên, thì thời gian đang đóng BHTN của người lao động nữ là thời gian liền kề trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp cũng như người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian nghỉ thai sản không được tính vào thời gian để hưởng BHTN mà chỉ tính vào thời gian hưởng BHXH.
Theo quy định của pháp luật thì thời gian thử việc, thời gian nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH được tính là thời gian làm việc thực tế. Theo đó, nếu như trong khoảng thời gian này mà doanh nghiệp không đóng BHTN cho bạn thì khi bạn nghỉ việc, thời gian này sẽ được tính vào thời gian để hưởng trợ cấp thôi việc. Mức hưởng trợ cấp thôi việc của bạn được tính theo quy định tại điều 48, Bộ luật lao động 2012.
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Thứ hai, các khoản hỗ trợ khi nghỉ việc.
Ngoài các khoản nợ lương thì căn cứ vào lý do chấm dứt hợp đồng mà bạn kia sẽ được hưởng thêm trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc theo quy định tại điều 48, điều 49, Bộ luật lao động 2012.
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.