Biểu mẫuĐầu tư - Kinh doanh

Biên bản định giá tài sản góp vốn

Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn
137

Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn

Biên bản định giá tài sản góp vốn

Biên bản định giá tài sản góp vốn là mẫu biên bản được lập ra khi các bên góp vốn tổ chức định giá tài sản góp vốn, từ đó có thể thấy được số vốn góp của mọi người. Mẫu biên bản ghi đầy đủ nội dung thông tin người tham gia định giá, số tài sản định giá, phương thức định giá……. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn tại đây.

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn

Mẫu đơn xin góp vốn

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Biên bản định giá tài sản góp vốn

Biên bản định giá tài sản góp vốn

Nội dung cơ bản của biên bản định giá tài sản góp vốn như sau:

CÔNG TY ……………

—————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số:……/BB – ……

……,ngày……tháng…..năm…….

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Tại thời điểm …………………

Căn cứ Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

Xét nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày ………………..tại …………………………………….. đã tiến hành việc định giá tài sản.

Thành phần tham gia định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:

1. Ông ……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

2. Ông ……..……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

3. Ông ……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

đã tiến hành định giá tài sản như sau

1. Tài sản định giá là ………………………………………………………………………………….

2. Nguyên tắc định giá: Định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc nhất trí

4. Nội dung việc định giá: …………………………………………………………………………..

3. Kết thúc định giá: …………………………………………………………………………………..

5. Cam kết của các bên tham gia định giá: ………………………………………………………

Cuộc họp kết thúc lúc 10h cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các bên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

Chữ ký của các thành viên
Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Phương pháp hạch toán tiền mặt - TK 111
155

Phương pháp hạch toán tiền mặt – TK 111

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày 26/8/2016. Theo đó, các tài khoản kế toán đã có sự thay đổi, để chủ động thực hiện các thay đổi và nắm bắt kịp thời các hạch toán mới của các tài khoản, Thiquocgia.vn xin cung cấp tới các bạn sự thay đổi của TK 111 như sau.

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 – TK 131

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn “Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111” như sau:

1- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế(gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá trị thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

+ Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

2- Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

3- Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt ; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng

Có Tk 341- Vay và nợ thuê tài chính (3411)

4- Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt ; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 128,131,136,138,141,338

5- Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nó TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 112,128,228 (giá vốn)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi)

6- Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 411- Vốn đầu tư chủ sở hữu.

7- Khi bên kế toán BCC nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có Tk 338- Phải trả, phải nộp khác

8- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng hoặc đem ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ Tk 112- Tiền gửi Ngân hàng

Nợ Tk 138- Phải thu khác (1386)

Có TK 111- Tiền mặt.

9- Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán kinh doanh, cho vay hoặc đầu tư vào đơn vị khác…, ghi:

Nợ TK121,128,228

Có TK 111- Tiền mặt

10- Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, BĐSĐT chi cho hoạt động đầu tư XDCB:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi :

Nợ các TK 151,152,153,156,211,217,241

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có Tk 111- Tiền mặt

+ Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

11- Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611- Mua hàng

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111- Tiền mặt

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

12- Khi mua nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 154,642,242,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111- Tiền mặt

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh vào chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

13- Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 331,333,334,335,338,341

Có TK 111- Tiền mặt

14- Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 635,811,…

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111- Tiền mặt.

15- Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1381)

Có TK 111- Tiền mặt.

16- Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3381).

17- Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt.

– Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ:

+ Trường hợp bên Có TK tiền mặt áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ các TK 151,152,153,156,211,217,241,642,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch)

Nợ TK 635 Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111- Tiền mặt (1112)(tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

+ Trường hợp bên có TK tiền mặt áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

++ Khi chi tiền mua vậ tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 151,152,153,156,211,241,642,122,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán)

Có TK 111- Tiền mặt (1112)(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán)

++ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực thiện đồng thời khi chi tiền mặt hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

(++) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính

Có TK 111- Tiền mặt (1112)

(++) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (1112)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi vay tiền mặt bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phát sinh, ghi:

Nợ Tk 111- Tiền mặt (1112)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính

Khi thanh toán nợ phải trả bằng tiền mặt là ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…):

+ Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có tài khoản tiền mặt áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán, ghi:

Nợ các TK 331,336,338,341,111(tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635- Chi phí tài chính( lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111- Tiền mặt (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính( lãi tỷ giá hối đoái).

+ Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có tài khoản tiền mặt áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán, ghi:

++ Khi thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 331,336,338,3341,…(tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 111- Tiền mặt (1112)( tỷ giá ghi sổ kế toán)

++ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện dồng thời khi thanh toán nợ phải trả hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

(++) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính( chênh lệch giá tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặt tài khoản tiền mặt và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)

Có các TK 331,336,338,341,111(1112)…

(++) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 331,336,338,341,111(1112),…(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặt tài khoản tiền mặt và tỷ giá thực tế tại thời điểm trả nợ)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt là ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (1112)( tỷ giá giao dịch thực tế)

Có TK 511,711( tỷ giá diao dịch thực tế).
Khi nhận ứng trước tiền của người mua bằng tiền mặt là ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

+ Kế toán phản ánh số tiền nhận ứng trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (1112)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Phương pháp vận dụng Tài khoản 154 trong ngành công nghiệp
160

Phương pháp vận dụng Tài khoản 154 trong ngành công nghiệp

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để giúp cho doanh nghiệp, các công ty nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, Thiquocgia.vn xin gửi tới các bạn kế toán phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – TK 154. Mời các bạn cùng tải về để tham khảo và áp dụng.

Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 – TK 131

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154 như sau:

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 152, 153.

– Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh phải phân bố dần, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Khi phân bố giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

2. Khi mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (Không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK331, 141, 111, 112,…

Khi mua nguyên liệu, vật liệu (Không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì giá mua nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT.

3. Khi số nguyên liệu, vật liệu xuất ra cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ không sử dụng hết nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

4. Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

5. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK cấp 2).

6. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

7. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

8. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112,331,…

9. Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

10. Nhập kho giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công chế biến xong, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

11. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

12. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) phải hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

13. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:

Nợ TK 155-Thành phẩm

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

14. Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi:

Nợ các TK 642, 241

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

15. Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số nguyên vật liệu đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang, ghi:

Nợ các TK 111, 112,331,….

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số nguyên vật liệu đã xuất dùng đế sản xuất sản phẩm dở dang)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có),

16. Kế toán sản phẩm sản xuất thử:

– Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và sổ thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử:

+ Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đâu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 154 – Chi phỉ sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn sổ thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 241 – XDCB dở dang.

17. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho hoặc dịch vụ sản xuất xong mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước…), ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

II. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dớ dang.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016

Cách hạch toán TK 154 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
169

Cách hạch toán TK 154 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016

Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Như vậy hàng loạt các tài khoản kế toán sẽ có sự thay đổi và bổ sung mới. Vậy nguyên tắc kế toán của Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang thay đổi như thế nào? Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết phần hạch toán tài khoản này.

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 – TK 131

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Ngày 26 tháng 08 năm 2016, Bộ tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vị quy định và thay thế cho Quyết định 48 năm 2006. Thiquocgia.vn xin giới thiệu nội dung Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016 như sau:

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ở những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, Tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

b) Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

c) Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,…); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.

d) Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

đ) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

e) Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

g) Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:

2. Phương pháp vận dụng Tài khoản 154 trong ngành công nghiệp

a) Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong ngành công nghiệp dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng, hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thuê ngoài gia công, chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên ngoài hoặc phục vụ cho việ c sản xuất sản phẩm thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.

b) Chỉ được phản ánh vào Tài khoản 154 những nội dung chi phí sau:

c) Tài khoản 154 ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.

d) Phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc thanh lý, nhượng bán sản phẩm sản xuất thử được hạch toán tăng hoặc giảm giá trị xây dựng cơ bản.

3) Phương pháp vận dụng Tài khoản 154 trong ngành nông nghiệp

a) Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong ngành nông nghiệp dùng để tập hợp tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các hoạt động nuôi trồng, chế biến sản phẩm ho ặc dị ch vụ nông nghiệp. Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo ngành kinh doanh nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,…), theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất,…), chi tiết theo từng loại cây con và từng loại sản phẩm, từng sản phẩm hoặc dịch vụ.

b) Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm nông nghiệp được xác định vào cuối vụ thu hoạch hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.

c) Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:

Đối với các loại cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hoặc trồng năm nay, năm sau mới thu hoạch, hoặc loại cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng một năm,… thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác, của diện tích này với diện tích khác, của năm trước với năm nay và năm sau,…

d) Không phản ánh vào tài khoản này chi phí khai hoang, trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

đ) Về nguyên tắc, chi phí sản xuất ngành trồng trọt được hạch toán chi tiết vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với một số loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán, hoặc liên quan đến nhiều vụ, nhiều thời kỳ thì phải phản ánh trên các tài khoản riêng, sau đó phân bổ vào giá thành của các loại sản phẩm liên quan như: Chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và trồng mới năm đầu của những cây trồng một lần, thu hoạch nhiều lần (chi phí này không thuộc vốn đầu tư XDCB),…

e) Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng xen từ hai loại cây nông nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến loại cây nào thì tập hợp riêng cho loại cây đó (như: Hạt giống, chi phí gieo trồng, thu hoạch,…), chi phí phát sinh chung cho nhiều loại cây (chi phí cày bừa, tưới tiêu nước,…) thì được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng, hoặc theo một tiêu thức phù hợp.

g) Đối với cây lâu năm, quá trình từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm (thu, bói) thì được hạch toán như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ được tập hợp chi phí ở TK 241 “XDCB dở dang”. Chi phí cho vườn cây lâu năm trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm các chi phí cho khâu chăm sóc, khâu thu hoạch.

h) Khi hạch toán chi phí ngành chăn nuôi trên Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau:

i) Phần chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

4. Phương pháp vận dụng Tài khoản 154 trong ngành dịch vụ

a) Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,… Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện.

Biểu mẫuMẫu CV xin việc

Những quy tắc khi viết thư xin việc

Những lưu ý khi viết đơn xin việc
191

Những lưu ý khi viết đơn xin việc

Những quy tắc khi viết thư xin việc

Để bắt đầu với bất cứ một công việc nào đó, bạn phải cần đến một lá thư xin việc. Bởi thư xin việc sẽ giúp bạn được chú ý và “ghi điểm” nhiều hơn với nhà tuyển dụng. Nhằm tạo ấn tượng tốt nhất, hãy áp dụng những quy tắc sau khi viết thư xin việc nhé!

Kinh nghiệm giúp sinh viên tìm được nơi thực tập tốt nhất

Cách chèn ảnh vào CV xin việc

1. Luôn gửi kèm thư xin việc

Nguyên tắc đầu tiên là luôn luôn phải gửi thư xin việc cùng sơ yếu lý lịch, cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu hoặc bạn quá bận rộn và không có thời gian để viết. Đây là nguyên tắc cơ bản khi xin việc giúp bạn có cơ hội thuyết phục nhà tuyển dụng hơn về năng lực của mình.

Những quy tắc viết đơn xin việc

2. Viết ngắn gọn, súc tích

Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc hết tất cả hồ sơ của ứng viên. Nếu viết thư xin việc dông dài tới 2, 3 trang, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không chú ý tới nó. Vì vậy, hãy viết ngắn gọn và súc tích. Đi ngay vào những điểm chính và chia ra thành các đoạn ngắn khoảng 6-8 dòng.

Khi gửi thư xin việc qua email, ngắn gọn là điều rất quan trọng bởi bản chất của email là sự giao tiếp ngắn gọn, nhanh chóng và theo từng phần nhỏ. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà viết thư xin việc quá ngắn, cộc lốc như “Hãy xem sơ yếu lý lịch đính kèm và cám ơn vì đã dành thời gian xem xét”. Bạn nên viết thư xin việc thuyết phục hơn trong vài đoạn ngắn gọn.

3. “Cá nhân hoá” thư xin việc

Trong khi sơ yếu lý lịch thường được viết theo mẫu có sẵn, thư xin việc lại được viết một cách thoải mái hơn, giúp bạn thể hiện tính cách, con người mình. Bạn sẽ có cơ hội để chứng tỏ rằng mình không chỉ là người phù hợp với vị trí mà còn chinh phục cảm tình của nhà tuyển dụng. Do đó, bạn có thể sử dụng sự hài hước một cách thích hợp, kết hợp giọng văn chuyên nghiệp và thân thiện trong thư xin việc.

4. Đề tên người nhận cụ thể

Nếu tin tuyển việc không ghi rõ người nhận cụ thể, bạn có thể tìm hiểu người đó là ai bằng cách gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng (nhưng nên tránh việc này nếu tin tuyển việc nêu rõ “không liên lạc qua điện thoại”) hoặc hỏi bộ phận thư ký, tiếp tân về người phụ trách tuyển dụng. Sau đó, mở đầu thư xin việc với lời chào chuyên nghiệp như “Kính gửi ông/ bà A” thay vì chung chung như “Kính gửi công ty”.

5. Tập trung vào nhu cầu của công ty

Nếu mọi câu trong thư xin việc của bạn đều bắt đầu bằng “Tôi”, “… của tôi”, hãy thay đổi chúng. Hãy tìm hiểu về công ty và những khó khăn họ đang gặp phải, những phẩm chất họ tìm kiếm ở nhân viên và mục tiêu tương lai của họ. Sau đó, dùng thư xin việc để chứng tỏ rằng bạn chính là giải pháp cho những vấn đề đó. Thư xin việc sẽ có hiệu quả nếu nêu lên những gì bạn có thể làm cho công ty, chứ không phải những gì công ty mang lại cho bạn.

Những quy tắc viết đơn xin việc

6. Sáng tạo

Thư xin việc của bạn sẽ nổi bật nếu có sự sáng tạo. Chẳng hạn, bạn có thể khái quát ngắn gọn một thương vụ làm ăn khó hay dự án thách thức nhất bạn từng hoàn thành thành công.

Bạn có thể trích dẫn bản đánh giá hiệu quả công việc trước để nhấn mạnh những thành công đã được ghi nhận của mình. Hoặc bạn cũng có thể chia ra 2 cột trong thư xin việc để chứng tỏ mình đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng ra sao:

7. Đọc kỹ và kiểm tra

Hãy đọc kỹ và kiểm tra để đảm bảo không mắc lỗi trước khi gửi thư xin việc. Nếu không giỏi việc này, bạn có thể nhờ người thành thạo kiểm tra cho mình. Hãy chắc chắn rằng tên công ty, nhà tuyển dụng, địa chỉ, vị trí công việc chính xác để tránh những tình huống nhầm lẫn, đặc biệt khi bạn gửi hồ sơ xin việc tới nhiều công ty khác nhau.

Biểu mẫuXây dựng - Nhà đất

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Mẫu số 10/ĐK theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
242

Mẫu số 10/ĐK theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là mẫu đơn dùng để đề nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu đơn đề nghị tại đây.

Tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nội dung cơ bản của đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu số 10/ĐK

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Kính gửi: …………………………………………………………….

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ,
rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.
Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..
Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn)

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

1.1. Tên (viết chữ in hoa): ……………………………………………………………………………………….

1.2. Địa chỉ(1): ………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi

2.1. Số vào sổ cấp GCN: …………………………; 2.2. Số phát hành GCN: …………….;

2.3. Ngày cấp GCN ………/………/……….

3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: ……………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới)

Tờ bản đồ số Thửa đất số Diện tích (m2) Nội dung thay đổi khác

4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp:

– Thửa đất số: …………………………………………..;

– Tờ bản đồ số: …………………………………………;

– Diện tích: ………………………………………….. m2

– ……………………………………………………………..

– ……………………………………………………………..

4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi:

– Thửa đất số: …………………………………..;

– Tờ bản đồ số: …………………………………;

– Diện tích: ………………………………….. m2

– …………………………………………………….

– …………………………………………………….

5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi – nếu có)

Loại tài sản Nội dung thay đổi

5.1. Thông tin trên GCN đã cấp:

– Loại tài sản: ……………………………………………;

– Diện tích XD (chiếm đất): ………………….. m2;

– ………………………………………………………………

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

5.2. Thông tin có thay đổi:

– Loại tài sản: ……………………………………;

– Diện tích XD (chiếm đất): ………….. m2;

– ………………………………………………………

………………………………………………………..

………………………………………………………..

6. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo

– Giấy chứng nhận đã cấp;

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……………, ngày………tháng……..năm…….
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

Các bạn có thể tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung của đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Biểu mẫuĐầu tư - Kinh doanh

Mẫu đơn xin góp vốn

Mẫu đơn xin góp vốn mới nhất
169

Mẫu đơn xin góp vốn mới nhất

Mẫu đơn xin góp vốn

Mẫu đơn xin góp vốn là mẫu đơn dùng cho cá nhân gửi tới doanh nghiệp về việc muốn xin góp vốn vào doanh nghiệp đó. Mẫu ghi đầy đủ thông tin về lý lịch cá nhân, số vốn góp có thể góp bằng tiền mặt hoặc tài sản….. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu đơn góp vốn tại đây.

Mẫu hợp đồng góp vốn

Mẫu Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn

Mẫu đơn xin góp vốn

Mẫu đơn xin góp vốn

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin góp vốn như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN GÓP VỐN

Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty ……………

Tên tôi là: …………………………Giới tính ……………….Quốc tịch: ………………………

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp ………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………

Tôi đang có nhu cầu kinh doanh về lĩnh vực …………….., qua xem xét quá trình hoạt động của Công ty …………… tôi muốn cùng góp vốn kinh doanh với các thành viên Công ty.

Tài sản để góp vốn là ……………………………………………………………………………….

Tài sản thuộc sở hữu của ……………………… do ………. Quản lý (nếu tài sản góp vốn không phải là tiền mặt)

Tôi cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và điều lệ công ty khi tham gia góp vốn cùng kinh doanh.

Vậy tôi làm đơn này xin góp vốn kinh doanh cùng các thành viên công ty.

………….., ngày…….tháng…….năm………
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Biểu mẫuĐầu tư - Kinh doanh

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp mới nhất
132

Biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp mới nhất

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Mẫu biên bản họp về việc góp vốn thành lập công ty là mẫu biên bản được dùng trong các doanh nghiệp khi họp các cổ đông về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp với nội dung, điều kiện và thỏa thuận giữa các cổ đông cùng tham gia góp vốn. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp tại đây.

Mẫu hợp đồng góp vốn

Mẫu Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp như sau, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết:

CÔNG TY CỔ PHẦN…
—————–

Số: 19 – BB/CP…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Địa danh, ngày ___ tháng ___ năm ____

BIÊN BẢN HỌP …………………………….

(V/v: Góp vốn thành lập Công ty ……….)

Hôm nay, ngày………….tháng…………năm…………, hồi …………. tại địa chỉ…………. Chúng tôi gồm:

Họ và Tên: Nguyễn Văn A

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………

Chổ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………..

CMND số: …………………………………………………………………………………………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết: …………………………………………………………………..

Họ và Tên: Nguyễn Văn B

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………….

Chổ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………………

CMND số: …………………………………………………………………………………………………….

Số cổ phần được quyền biểu quyết: ……………………………………………………………………

Họ và Tên: Nguyễn Văn C

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………..

Chổ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….

CMND số: …………………………………………………………………………………………………….

Số cổ phần được quyền biểu quyết: ……………………………………………………………………

Họ và Tên: Nguyễn Thị D

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………..

Chổ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….

CMND số: ……………………………………………………………………………………………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết: …………………………………………………………………….

Là các cá nhân/và pháp nhân ……….. cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đi đến quyết định các vấn đề sau:

I. GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY …………………………

1. Ông Lê Văn A góp bằng tiền mặt ………….đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm………….tổng vốn điều lệ.

2. Ông Nguyễn Văn B góp bằng tiền mặt……đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm…………..tổng vốn điều lệ.

1. Ông Nguyễn Văn C góp bằng tiền mặt ………….đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm………….tổng vốn điều lệ.

2. Ông Nguyễn Thị D góp bằng tiền mặt……đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm…………..tổng vốn điều lệ.

II. PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN: Các cổ đông công ty cam kết góp vốn trong 1 đợt:

1. Ông Lê Văn A góp bằng tiền mặt ………….đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm………….tổng vốn điều lệ.

2. Ông Nguyễn Văn B góp bằng tiền mặt……đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm…………..tổng vốn điều lệ.

3. Ông Nguyễn Văn C góp bằng tiền mặt……đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm………….tổng vốn điều lệ.

4. Bà Nguyễn Thị D góp bằng tiền mặt………đồng, tương đương……….cổ phần, chiếm…………..tổng vốn điều lệ.

III. SỐ VÀ NGÀY CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP/CỔ PHẦN:

Sau khi góp đủ vốn, các thành viên được người đại diện theo pháp luật của công ty cấp Giấy Chứng nhận cổ phần góp vốn theo các nội dung sau:

Giấy chứng nhận cổ phần vốn góp của Ông Nguyễn Văn A

Số 01/GCN cấp ngày ………/………./………

Giấy chứng nhận cổ phần vốn góp/cổ phần của Ông Nguyễn Văn B

Số 02/GCN cấp ngày ………/………./………

Giấy chứng nhận cổ phần vốn góp/cổ phần của Ông Nguyễn Văn C

Số 03/GCN cấp ngày ………/………./………

Giấy chứng nhận cổ phần vốn góp/cổ phần của Bà Nguyễn Thị D

Số 04/GCN cấp ngày ………/………./………

Các thành viên đã góp đủ phần vốn của mình vào Vốn điều lệ công ty, danh sách những người góp vốn đã được lập trong Sổ đăng ký Cổ đông/thành viên, và có Thông báo lập Sổ đăng ký Cổ đông/thành viên gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……………………

IV. BẦU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:

Bầu Ông Nguyễn Văn B giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty …………..

V. CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT:

Nhất trí cử Ông Nguyễn Văn B là người Đại diện theo Pháp luật của công ty với chức danh là Giám Đốc.

Cuộc họp kết thúc lúc 11h cùng ngày.

Các thành viên nhất rí ký tên dưới đây
NGUYỄN VĂN A NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C NGUYỄN THỊ D
Biểu mẫuHôn nhân - Gia đình

Thủ tục đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngư­ời nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
132

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Thủ tục đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngư­ời nước ngoài

Thủ tục đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngư­ời nước ngoài là thủ tục không còn mới mẻ với nhiều người Việt Nam và ngày càng phổ biến hơn khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển hơn để sánh bước cùng các quốc gia khác trên thế giới. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn đó như thế nào? Mời các bạn tham khảo.

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Đơn xin cấp giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn

Đơn xin ly hôn mới nhất 2016

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Mới đây, nhiều chính sách liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài có sự thay đổi, với mục đích chính yếu là tạo thuận lợi cho người nước ngoài làm ăn, sinh sống, kết hôn và học tập…tại Việt Nam, chẳng hạn như việc đăng ký kết hôn này không còn phải thực hiện ở Sở Tư pháp nữa mà có thể thực hiện ở UBND cấp huyện.

Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định mới được thực hiện như sau:

Chú ý: Hướng dẫn thủ tục được nêu bên dưới áp dụng cho việc đăng ký kết hôn giữa:

Bước 1: Kiểm tra mình đã đủ điều kiện kết hôn chưa?

Phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Bao gồm:

1. 01 Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).

2. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.

Lưu ý: Đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

3. Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.

4. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Lưu ý: Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.

Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn

Thời hạn:

Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn

Bước 6: Trao Giấy chứng nhận kết hôn

Thời hạn:

Một số lưu ý:

1. Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.

2. Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.

Căn cứ pháp lý:

Biểu mẫuHôn nhân - Gia đình

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
121

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay có rất nhiều trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Bao gồm việc kết hôn giữa: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; Công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; Giữa người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với nhau. Vậy thủ tục và trình tự đăng ký kết hôn như thế nào? Căn cứ vào Nghị định hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2014 thì thủ tục như sau:

Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Trình tự thực hiện:

Thành phần hồ sơ:

Ngoài các giấy tờ quy định trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan Công an xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Lệ phí (nếu có): Không quá 1.000.000 đồng