Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức

202

Bản in

Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức là gì? Mẫu sổ gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức là gì?

Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức là mẫu đơn được lập ra để ghi chép theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức. Mẫu đơn được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Mẫu sổ nêu rõ người nghiên cứu, ngày nghiên cứu…

2. Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức

Bìa sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức

Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ viên chức

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THEO DÕI
KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỒ SƠ VIÊN CHỨC

1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi lượt nghiên cứu hồ sơ viên chức.

2. Ngày nghiên cứu: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm tổ chức hoặc cá nhân đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ viên chức mà cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý theo thẩm quyền.

3. Họ và tên người nghiên cứu: ghi họ và tên của người trực tiếp đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ viên chức do cơ quan, đơn vị quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

4. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ viên chức.

5. Nội dung nghiên cứu: ghi rõ nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì theo đúng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

6. Hình thức nghiên cứu: ghi rõ hình thức nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

7. Ngày trả: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm mà tổ chức hoặc cá nhân trả hồ sơ đã mượn để nghiên cứu, khai thác và sử dụng sau khi đã thực hiện theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.

8. Ghi chú: ghi những tình tiết phát sinh trong quá trình nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức (nếu cần thiết) để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hồ sơ viên chức sau này.

Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Giao nhận hồ sơ viên chức theo Mẫu HS09b-VC/BNV

Số TT

Ngày nghiên cứu

Họ và tên người nghiên cứu

Đơn vị công tác

Nội dung nghiên cứu

Hình thức nghiên cứu

Ngày trả

Ghi chú

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức

164

Bản in

Mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức được trình bày như thế nào? Mẫu sổ gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của Thiquocgia.vn để có thể hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức là gì?

Mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức là mẫu sổ được lập ra để giao nhận về hồ sơ viên chức. Mẫu đổ được ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Mẫu nêu rõ nội dung giao nhận…

2. Mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức

Bìa sổ giao nhận hồ sơ viên chức

Sổ giao nhận hồ sơ viên chức

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ GIAO NHẬN HỒ SƠ VIÊN CHỨC

1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của viên chức khi được tiếp nhận hoặc chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý.

2. Ngày bàn giao: ghi ngày, tháng, năm tiến hành việc bàn giao hoặc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

3. Họ và tên người bàn giao: ghi họ và tên của người được cơ quan có thẩm quyền phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc chuyển giao hồ sơ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý.

4. Đơn vị công tác 1: ghi tên cơ quan, đơn vị thực hiện việc chuyển giao hồ sơ của viên chức.

5. Nội dung bàn giao: ghi rõ chuyển giao hồ sơ của ai theo đúng thủ tục chuyển giao hồ sơ viên chức quy định tại Điều 13 Thông tư này.

6. Họ và tên người nhận: ghi họ và tên của công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyền giao cho cơ quan, đơn vị mình quản lý.

7. Đơn vị công tác 2: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ viên chức.

8. Chữ ký người nhận: công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ viên chức ký tên.

9. Chữ ký người bàn giao: công chức, viên chức trực tiếp chuyền giao hồ sơ viên chức ký tên.

10. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ khi bàn giao (nếu cần thiết) để thuận tiện cho công tác quản lý hồ sơ viên chức sau này.

Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Giao nhận hồ sơ viên chức theo Mẫu HS09b-VC/BNV

Số TT

Ngày bàn giao

Họ và tên người bàn giao

Đơn vị công tác 1

Nội dung bàn giao

Họ tên người nhận

Đơn vị công tác 2

Chữ ký người nhận

Chữ ký người giao

Ghi chú

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng ta hiện nay

185

Trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân trong việc góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay

Trong thời kỳ hiện nay bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta cũng gặp không ít khó khăn về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vậy là một cán bộ, đảng viên chúng ta phải có nhiệm vụ gì để đóng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của Thiquocgia.vn nhé.

Vận dụng về quan điểm của Lênin đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải được bổ sung và phát triển trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học và thực tiễn trong cuộc sống, đó là cách duy nhất để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đứng trước thực tế xã hội hiện nay, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên là phải biết vận dụng những quan điểm của Lênin vào đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nhiệm vụ của cán bộ đảng viên là phải:

Một là, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải được bổ sung và phát triển trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học và thực tiễn cuộc sống, đó là cách duy nhất để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”

Như vậy, bất cứ giai đoạn nào kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và là nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản nói chung và của Đảng ta nói riêng cũng là mục tiêu phá hoại của các thế lực thù địch. Họ sẵn sàng bịa đặt, nói xấu, đổi trắng thay đen, suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa biến chất; phủ nhận công lao của Đảng, quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm về cho Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy hiện tượng thay cho bản chất.

Ngày nay, khi đất nước chúng ta đang có hòa bình sau bao nhiêu năm hy sinh của toàn dân tộc mới có được, có những người đã được dân đùm bọc, cưu mang, có những trí thức (không tham gia kháng chiến chống Mỹ) du học trở về, nay rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cùng hùa với những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, đi ngược lại lịch ích dân tộc. Vì vậy, cần nhận thức rõ rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là “cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta”

Hai là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, dựa vào dân, gắn bó mật thiết với nhân dân để xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng

Xây dựng chỉnh đốn Đảng mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong sáng về đạo đức, chuẩn mực về tác phong thì mỗi tổ chức Đảng trong toàn Đảng, mỗi cán bộ đảng viên và cấp ủy các cấp đặc biệt người đứng đầu cấp ủy phải thực sự bản lĩnh về chính trị, tư tưởng, giữ nghiêm kỷ luật của tổ chức và gương mẫu về lối sống, có một nhân cách cao thượng, bao dung, vị tha, thân ái, nghĩa tình với đồng chí, đồng đội, là cách bảo vệ và tự bảo vệ Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng, thì không một thế lực nào có thể công phá được, vừa hợp lòng dân, đó là vấn đề then chốt về xây dựng Đảng trên các mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, là phương thức hữu hiệu nhất làm các thế lực thù, địch tự thất bại. Bởi nguyên tắc của cổ nhân đã đúc kết đó là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, đất nước chúng ta đang hội tụ cả sáu chữ đó, yếu tố cuối cùng quyết định vận mệnh của Đảng là phải chiếm được nhân hòa, ai chiếm được nhân hòa (lòng dân) người đó có được thiên hạ. Nhân dân ta hơn 88 năm qua đã trao sứ mệnh lịch sử cho Đảng dẫn dắt đất nước ta tiến cùng thời đại, mỗi bước đi của dân tộc đều gắn với vai trò của Đảng, vậy mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nhìn lại nghìn xưa, nhìn lại những gì cha ông ta, từ truyền thống tới hiện tại đã dựng xây non sông Việt Nam từng bước tiến cùng loài người làm rạng rỡ tiền nhân mà hãy đoàn kết “một lòng phụ tử” giữ vững bên trong mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức là giải pháp của giải pháp trong đấu tranh chống các thế lực, thù địch chống phá Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ba là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cảnh giác về những thông tin vu khống, bịa đặt của các thế lực thù địch bôi nhọ, chia rẽ các lãnh tụ, lãnh đạo và nền tảng tư tưởng của Đảng

Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mười thế thế kỷ qua do chính các nhà khoa học viện Hoàng gia Anh bình chọn, chỉ cần thế là đủ để khẳng định rằng, ngay cả người tư sản luôn tôn trọng Mác, dành cho Mác một vị trí vĩ đại ứng với những gì Mác đóng góp cho cho giai cấp công nhân và nhân lao động và nhân loại trên toàn thế giới nói chung.

Tháng 4 năm 1993, tại Hoa Kỳ có một cuộc hội thảo với đề tài: Chủ nghĩa Marx đi về đâu? (Whither Marxism?), do Jacques Derrida (1930-2004) đã trình bày trong hai buổi một thuyết trình: Những bóng ma của Marx. Một trong những quan điểm của cuộc hội thảo là: “không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có các di sản của Mác” và các học giả tư sản cho rằng hãy “trở về với Mác”, “nhân loại không thể thiếu Mác”. Như vậy chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là hệ tư tưởng tiến bộ nhất đang tiếp tục dẫn dắt nhân loại như Giắc-cơ Đê-ri-đa đã khẳng định.

Bốn là, đấu tranh phản bác, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Tác động của cuộc cách mạng 4.0 (The Fourth Industrial Revollusion) tới tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, có cả những tác động tích cực và có cả những mặt không tích cực. Mặt tiêu cực đây chính là các thế lực, thù địch lại đang sinh sống ở những nơi, những nước phát triển nhất của thế giới, nắm trong tay công nghệ, chúng lợi dụng cuộc cách mạng này vào mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và sự bình yên của nhân dân. Đây chính là một thách thức không nhỏ trong cuộc đấu tranh chống lại những “thông tin độc hại trên mạng”…Với lượng thông tin khổng lồ chống, phá, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, thì việc tiếp cận thông tin thiếu định hướng sẽ dễ dẫn đến mất phương hướng, rơi vào cực đoan khi bị tác động của các hệ tư tưởng phản tiến bộ.

Vì vậy, thứ nhất, toàn Đảng, tổ chức đảng các cấp, các ngành, các lực lượng phải tự nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nâng cao dân trí giúp cho cán bộ, đảng viên và người dân ứng dụng được công nghệ cao và tiếp cận được thông tin – một trong những yếu tố quan trọng, thậm chí là quyết định trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai, trái của các thế lực phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ nhận thức đến năng lực làm chủ công nghệ, đủ năng lực để phân biệt được đúng, sai, tránh tình trạng người dân bị lợi dụng, kích động, dẫn tới những hành vi cực đoan.

Thứ hai, phát huy vai trò của Nhà nước trong đấu tranh, đòi hỏi sự tham gia góp sức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo. Nhà nước không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cùng với đó Nhà nước phải kiên quyết, ngăn chặn các hành vi vi phạm của cán bộ nhà nước lợi dụng chức quyền vi phạm quyền tự do, quyền làm chủ của nhân dân, thì người dân sẽ tin tưởng vào chính quyền, họ sẽ bảo vệ, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình góp phần bảo vệ Đảng.

Năm là, nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lấy lại niềm tin của dân là cách bảo vệ Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng hữu hiệu nhất

Tham nhũng của một bộ phận cán bộ lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản, tiền của Nhà nước, tổ chức và công dân. Cách đây 24 năm, tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/1/1994), Đảng ta coi tham nhũng, lãng phí là một trong bốn nguy cơ, nhưng nay nó đã trở thành hiện hữu như “cơn bão” cấp 12 tàn phá nền kinh tế, làm “biển động” “lòng người” của một bộ phận cán bộ có chức có quyền rơi vào suy thoái, hủ hóa. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) Việt Nam xếp thứ 107/180 về chỉ số tham nhũng Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng 2017 công bố ngày 22/2/2017

Cuộc chiến chống quan liêu, tham nhũng là quyết tâm của toàn Đảng, được nhân dân ủng hộ, chúng ta hãy tin tưởng vào “trí tuệ, lương tâm và danh dự” của Đảng nhằm ngăn chặn những biểu hiện, hành vi của những cán bộ, đảng viên bị thoái hóa, biến chất, đưa ra khỏi Đảng những cán bộ tham nhũng, như V.I.Lênin đã từng nói tham nhũng là cặn bã của nhân loại, cần phải tống cổ ra khỏi đảng, bỏ tù, thậm chí xử bắn để làm gương…Làm cho cơ thể của Đảng khỏe mạnh ngày càng ít vi trùng hơn

Người bảo vệ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là quần chúng nhân dân, cho nên đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, cần phải phải có sự thống nhất cao trong toàn Đảng về tầm quan trọng của vấn đề này, phải tiến hành từ trên xuống như một cuộc chiến đấu chống lại cái ác.

Tham nhũng là kẻ thù, là tội ác đối với xã hội, cho nên trong cuộc chiến chống lại cái ác cần phải giám sát chặt chẽ, “chủ nhân” của sự giám sát ấy là “toàn dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cuộc chiến đấu này, Đảng phải dựa vào dân, tập hợp lòng dân; trong cuộc chiến đó không phép được mềm yếu, do dự, “lò đã nóng”, “củi đang cháy”, “bếp đang rực hồng”, nếu không đấu tranh phòng, chống cái các ấy là có lỗi với dân. Lênin viết: “Bọn nhà giàu và bọn ăn cắp là hai mặt của một tấm huân chương, đó là hai loại ăn bám chủ yếu…đó là kẻ thù chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Những kẻ thù đó, cần phải có sự giám sát đặc biệt của toàn dân đối với chúng. Bất cứ một sự mềm yếu nào, bất cứ một sự do dự nào, bất cứ một sự thương hại nào về mặt này đều là tội ác tày trời đối với chủ nghĩa xã hội”

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết

194

Bản in

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là gì? Mẫu đơn gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là gì?

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu về việc trưng cầu giám định chứ viết. Mẫu đơn nêu rõ nội dung yêu cầu, nội dung giám định…

2. Mẫu đơn yêu cầu về việc trưng cầu giám định chữ viết

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết là mẫu đơn yêu cầu được lập ra để yêu cầu về việc trưng cầu giám định chứ viết.

Mẫu đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ viết nêu rõ:

Thông tin người yêu cầu

Nội dung yêu cầu

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an

177

Bản in

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an để bạn đọc cùng tham khảo. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Định nghĩa mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an là gì?

Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an là mẫu đơn được lập ra để tố cáo về hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công ăn. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố cáo…

2. Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an

Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an

Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an là mẫu đơn tố cáo được cá nhân lập ra để tố cáo về hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an.

Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an nêu rõ:

Thông tin người làm đơn

Nội dung tố cáo

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc

206

Bản in

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc là gì? Mẫu đơn gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc là gì?

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc. Mẫu nêu rõ nội dung khiếu nại, nội dung kết luận…

2. Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại về chất lượng thuốc là không đúng hoặc không đủ tiêu chuẩn.

Mẫu đơn khiếu nại về kết luận chất lượng thuốc gồm những nội dung:

+ Thông tin người làm đơn

+ Nội dung khiếu nại

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng

204

Bản in

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng được sử dụng khi nào? Mẫu đơn gồm những nội dung gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng là gì?

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học. Mẫu đơn nêu rõ nội dung khiếu nại…

2. Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan cấp trên về việc các khoản thu phí tại trường học là không đúng.

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng nêu rõ:

Thông tin người làm đơn

Nội dung khiếu nại

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBộ đội - Quốc phòng - Thương binh

Nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng của Đảng

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng đảng theo nghị quyết 35
180

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng đảng theo nghị quyết 35

Bản in

Nhằm quán triệt tư tưởng của nghị quyết 35/NQ-TW, Ban tuyên giáo đã ban hành một số nội dung, phương thức chủ yếu trong lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng theo Nghị quyết 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Thiquocgia.vn mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết.

Nội dung, phương thức lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Nghị quyết 35).

Nghị quyết 35 nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị – xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Thời gian qua, hệ thống cấp ủy, lực lượng tuyên giáo các cấp đã tích cực quán triệt, triển khai đưa Nghị quyết 35 vào cuộc sống; đặc biệt là tích cực lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng. Đánh giá bước đầu cho thấy, Nghị quyết 35 đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của thực tiễn, đang từng bước được cấp ủy các cấp thực hiện, trở thành hiện thực sinh động trong đời sống chính trị – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, cũng có hiện tượng một số cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 35, nhất là lúng túng về nội dung và phương thức lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng cho sát với tình hình, điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

NỘI DUNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG HIỆN NAY

Thứ nhất, lãnh đạo đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Về lý luận, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức phủ định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi phù hợp với thời đại của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng tập trung tấn công vào những vấn đề nguyên tắc then chốt, luận điểm cơ bản nhất, như: về hình thái kinh tế – xã hội, về học thuyết giá trị thặng dư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân…

Về thực tiễn, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, chúng rêu rao lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng, rêu rao chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của nhân loại, sẽ tồn tại vĩnh hằng.

Thứ hai, lãnh đạo phản bác các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh theo hai hướng. Một mặt, các thế lực thù địch phủ nhận nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng đây chỉ là “mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề cao, sùng bái cá nhân”, là “một di hại to lớn của lịch sử”, “Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu”… Mặt khác, chúng lại ra sức tuyên truyền, đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác – Lênin, đòi đưa Chủ nghĩa Mác – Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Thứ ba, lãnh đạo phản bác, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hiện nay, các thế lực thù địch tập trung tấn công vào những vấn đề như: lựa chọn mục tiêu, mô hình phát triển, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hệ thống chính trị, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, lãnh thổ, đối ngoại…

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động cũng đang tập trung chống phá hệ thống pháp luật, đòi tách hệ thống pháp luật của Việt Nam “độc lập” khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Thứ tư, lãnh đạo phản bác các luận điệu phủ nhận thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch chỉ tập trung đưa thông tin về những mặt tiêu cực, khoét sâu những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của hệ thống chính trị; phóng đại những sơ hở trong quản lý kinh tế – xã hội, xung quanh vấn đề đất đai, môi trường, phân hóa giàu nghèo, phóng đại một số biểu hiện suy thoái của cá nhân cán bộ, đảng viên, một số việc làm vô cảm, mất lòng dân của cơ quan Nhà nước, thổi phồng những khó khăn về kinh tế – xã hội của đất nước…

Chúng hạ thấp những thành tựu phát triển của đất nước, như: phủ nhận kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phủ nhận sự thay đổi tích cực trên tất cả các mặt của đất nước và đời sống xã hội của nhân dân, phủ nhận vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Chúng xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thứ năm, lãnh đạo đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, phản bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao.

Đặc biệt, chúng ra sức nói xấu, bôi nhọ đời tư, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Các Mác, Lênin, các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng, những người đã trở thành những tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam.

Thời gian qua, công tác nghiên cứu lý luận của Đảng đã thu được rất nhiều thành tựu. Ban chỉ đạo Trung ương 94, Ban chỉ đạo Trung ương 213, Ban chỉ đạo 609 (nay hợp nhất thành Ban chỉ đạo 35). Hội đồng Lý luận Trung ương… đã chỉ đạo xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng cung cấp hệ thống luận cứ giúp cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp sử dụng trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởng. Những ấn phẩm như: “Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Mam”; “Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu biện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng”; “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước”… do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản rất nên là sách “gối đầu giường” cho cấp ủy viên và lực lượng nòng cốt đấu tranh tư tưởng của các cấp ủy.

PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG

Một là, cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng.

Bên cạnh phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, hầu hết cấp ủy các cấp hiện nay lãnh đạo bằng việc ra các kế hoạch, chỉ thị thực hiện Nghị quyết 35, trong đó có đề cập nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Theo chúng tôi, sẽ hiệu quả hơn nếu Ban chỉ đạo 35 của các cấp ủy xây dựng được kế hoạch đấu tranh tư tưởng.

Hai là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua tổ chức đảng và đảng viên.

Tổ chức đảng và đảng viên là những người tiên phong đưa Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng. Trước hết, tổ chức đảng và đảng viên là người quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng thành nghị quyết, kế hoạch thực hiện của cấp mình. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng, xây dựng nhận thức đúng đắn cho mình và cho quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình, phê phán những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc; chấn chỉnh những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đó là cơ sở để những cán bộ, đảng viên được phân công làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách đấu tranh tư tưởng, củng cố trận địa tư tưởng, phát huy tài năng và trí tuệ của mình vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng hằng ngày, hoàn thành các mục tiêu đấu tranh tư tưởng mà Nghị quyết 35 đề ra.

Mỗi tổ chức đảng cần xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng tinh gọn, đủ mạnh để tiến hành đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đây vừa phương thức lãnh đạo, vừa là một nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết 35.

Ba là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua phát huy vai trò chính quyền nhân dân.

Cấp ủy lãnh đạo chính quyền cùng cấp cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về đấu tranh tư tưởng, đặc biệt là mục tiêu, quan điểm, nhiệm và giải pháp theo Nghị quyết 35 vào hoạt động quản lý Nhà nước, vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội, chính quyền các địa phương cần coi trọng tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhận rõ về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế; bao gồm những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận những quan điểm kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta; làm chệch hướng XHCN nền kinh tế nước ta, phá hoại nền kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của sự chống phá đó đối với nền kinh tế nói chung, kích hoạt quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong nội bộ ta nói riêng.

Bốn là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua các đoàn thể chính trị – xã hội.

Phương thức này huy động sức mạnh tổng hợp vào công tác đấu tranh tư tưởng. Cấp ủy đảng trong các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn… đều có lực lượng tuyên giáo làm nòng cốt, cần xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh tư tưởng trong tổ chức mình, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính trị của đoàn viên, hội viên.

Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác đấu tranh tư tưởng.

Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết là một khâu rất quan trọng trong quy trình lãnh đạo của tổ chức đảng. Kiểm tra, giám sát là khâu không thể thiếu nhằm bảo đảm nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp ủy đảng về đấu tranh tư tưởng được thực thi trên thực tế. Sơ kết, tổng kết để nhìn ra ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục. Sơ kết, tổng kết còn giúp cấp ủy phát hiện điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm tốt để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời làm công tác cổ vũ, động viên; làm lan tỏa những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng phải được duy trì thành nền nếp, thường xuyên, có hiệu quả thiết thực, định kỳ hằng năm, nửa năm hoặc qua các đợt đấu tranh cao điểm, qua từng nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng cụ thể. Từ những mô hình hay, những điển hình tốt, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế là cơ sở để cấp ủy xây dựng nghị quyết, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thu được thắng lợi lớn hơn.

Chỉ đạo công tác đấu tranh tư tưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong bối cảnh đó, nếu cấp ủy các cấp không coi trọng lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, ra sức góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thì không thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chính vì lẽ đó, nắm chắc nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng trở thành một nhiệm vụ then chốt của cấp ủy đảng các cấp hiện nay./.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng

192

Bản in

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng là gì? Mẫu biên bản gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng là gì?

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bắt quả tang đối tượng. Mẫu đơn nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản…

2. Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bắt quả tang đối tượng.

Mẫu biên bản bắt quả tang đối tượng nêu rõ:

Thông tin các bên tham gia

Nội dung biên bản

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở

131

Bản in

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của Thiquocgia.vn để có thể hiểu rõ hơn.

1. Định nghĩa mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở là gì?

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở là mẫu đơn được lập ra để xin được sao lại hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở. Mẫu nêu rõ thông tin hồ sơ….

2. Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở thường được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được sao hồ sơ quá trình hình thành sử đụng đất ở.

Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở gồm các nội dung:

+ Thông tin người làm đơn

+ Lý do xin in sao hồ sơ

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.