Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Mẫu slide hàng đầu thế giới

Template PowerPoint cho bài thuyết trình
343

Template PowerPoint cho bài thuyết trình

Mẫu slide hàng đầu thế giới

Mẫu template PowerPoint là mẫu slide được nhiều người dùng ưu chuộng trên thế giới, với thiết kế trên nền PowePoint dành cho các chủ đề trình chiếu về phim ảnh, thuyết trình, giáo án, luận văn. Tải mẫu slide đẹp với bố cục đơn giản và thiết kế ấn tượng, chắc chắn bạn sẽ có một phần trình bày đẹp trên mỗi slide.

Mẫu template này bao gồm 5 trang slide, tuy nhiên bạn có thể bổ sung chèn thêm các trang cho nội dung của bạn được phong phú hơn. Hãy download mẫu slide PowerPoint và trải nghiệm những điều thú vị từ nó mang đến cho bạn nhé.

Mẫu slide hàng đầu thế giới

Mẫu slide hàng đầu thế giới

Mẫu slide hàng đầu thế giới

Làm các bài thuyết trình thì mẫu slide càng đẹp, bắt mắt với nội dung ấn tượng sẽ càng mang đến cho bạn thêm sự chuyên nghiệp, nâng cao đánh giá người khác về bạn.

Chúc các bạn làm việc hiệu quả với những mẫu Slide mà Thiquocgia.vn đã giới thiệu ở trên nhé!

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Thủ tục lắp đặt cấp nước sạch

Quy định đấu nối cấp nước sạch tại Hà Nội
189

Quy định đấu nối cấp nước sạch tại Hà Nội

THỦ TỤC LẮP ĐẶT CẤP NƯỚC SẠCH

Bạn muốn làm thủ tục đấu nối cấp nước sạch do Công ty nước sạch Hà Nội quản lý nhưng chưa biết giấy tờ, quy định cũng như thời gian cấp nước như nào? Thiquocgia.vn xin giấy thiệu với bạn đọc những thông tin cần thiết nhất để hoàn thiện bộ hồ sơ xin lắp đặt cấp nước sạch, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Mẫu thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện

Giấy đề nghị mua điện

Mẫu thông báo thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện

QUI ĐỊNH ĐẤU NỐI CẤP NƯỚC SẠCH DO CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI QUẢN LÝ

I. Thủ tục đấu nối cấp nước sạch

1. Khách hàng tư nhân

1.1. Hồ sơ lắp đặt mới:

1.2. Hồ sơ cho khách hàng tách hộ, tách đầu máy, ký hợp đồng riêng:

1.3. Hồ sơ cho khách hàng lắp đặt lại:

2. Khách hàng là cơ quan

Chú ý: Trường hợp cơ quan đi thuê trụ sở, hoặc thuê đất phải có bản công chứng hợp đồng thuê. Đồng thời có công văn của chủ sở hữu nhà đất uỷ quyền về việc đấu nối cấp nước .

3. Lưu ý

3.1. Khu vực đã có hệ thống đường ống dịch vụ do các chủ đầu tư khác đang quản lý về mặt tài sản, đơn vị cấp nước quản lý về mặt kỹ thuật thì Đơn vị cấp nước chỉ đồng ý giải quyết khi khách hàng đã có thoả thuận sử dụng chung đường ống với các chủ đầu tư ban đầu và được chủ đầu tư ban đầu xác nhận.

3.2. Khu vực chưa có tuyến ống dịch vụ, Đơn vị cấp nước chỉ tiếp nhận đề nghị cấp nước của khách hàng để xem xét trong các trường hợp sau:

3.3. Khách hàng có nhu cầu sử dụng nước ở quá xa tuyến ống phân phối hoặc dịch vụ, hoặc nằm ngoài vùng phục vụ của Đơn vị cấp nước thì phải có sự thoả thuận về điểm đấu nối và kinh phí đấu nối giữa hai bên nhằm đảm bảo quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.

II. Các thông tin khách hàng cần biết

1. Qui định về đấu nối

1.1. Điểm đấu nối cấp nước được xác định trong phạm vi từ đường ống dịch vụ cấp 3 đến vị trí ranh giới sử dụng đất hoặc chân tường rào của khách hàng (trên đất nhà nước quản lý) khoảng cách ≤ 2 m và do Đơn vị cấp nước đầu tư.
1.2. Trường hợp điểm đấu nối cấp nước được xác định dài hơn 2 m. Khách hàng có trách nhiệm đầu tư phần kinh phí chiều dài tuyến ống tăng thêm theo hồ sơ thiết kế và dự toán được lập.
1.3. Khách hàng là cơ quan: Tuỳ theo nhu cầu sử dụng nước sẽ thoả thuận với đơn vị cấp nước để được cấp nước theo yêu cầu và theo qui định.

2. Chi phí lắp đặt

2.1. Đơn vị cấp nước đầu tư: Đồng hồ đo nước và thiết bị phụ trợ kèm theo gọi tắt là cụm đồng hồ đo nước đối với trường hợp khách hàng lắp đặt mới; khách hàng tách hộ (đối với các khách hàng nằm trong phạm vi cấp nước của công ty và khu vực dự án đã đầu tư toàn bộ tuyến ống phân phối và dịch vụ).
2.2. Khách hàng lắp đặt lại: Kinh phí khách hàng chịu toàn bộ theo dự toán được phê duyệt do Đơn vị cấp nước lập.
2.3. Khách hàng là cơ quan: Phải đóng góp phần kinh phí lắp đặt theo thoả thuận nhằm đảm bảo quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.
2.4. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng nước ít hơn so với đề nghị cấp nước ban đầu, đơn vị cấp nước sẽ hạ cấp đồng hồ theo đúng nhu cầu sử dụng nước hiện tại, kinh phí do khách hàng thanh toán theo dự toán được phê duyệt.

3. Thời gian và quy trình thực hiện

3.1. Thời gian lắp đặt đầu máy nước đối với khách hàng là 30 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp pháp của khách hàng và chưa tính thời gian xin phép đào đường, hè.
3.2. Qui trình thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ cấp nước sạch —> Khảo sát thiết kế, lập hồ sơ dự toán —> Khách hàng nộp tiền (nếu có) —> Thi công cấp nước —> Nghiệm thu bàn giao —> Thanh quyết toán công trình.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu số 01-7/GTGT – Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương

Mẫu bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt
141

Mẫu bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt

Mẫu số 01-7/GTGT – Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính. Đây là mẫu mới nhất có hiệu lực hiện nay, mời các bạn cùng tải về để sử dụng.

Mẫu số 06/GTGT: Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT

Mẫu Tờ khai thuế GTGT

Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai

Mẫu số 01-7/GTGT

Mẫu số 01-7/GTGT – Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương

Nội dung chi tiết của Mẫu số 01-7/GTGT – Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương, mời các bạn tham khảo:

Mẫu số: 01-7/GTGT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)

Phụ lục
BẢNG PHÂN BỔ SỐ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHẢI NỘP CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG NƠI CÓ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT LIÊN TỈNH.

(Kèm theo Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT)

[01] Kỳ tính thuế: tháng…….. năm hoặc quý………..năm……….

[02] Tên người nộp thuế: ………………………………………………………………………………..

[03] Mã số thuế:

Mẫu số 01-7/GTGT-1

[04] Tên đại lý thuế (nếu có): …………………………………………………………………………..

[05] Mã số thuế:

Mẫu số 01-7/GTGT-1

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT Tên công trình Doanh thu Cơ quan thuế địa phương quản lý Tỷ lệ phân bổ (%) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Công trình A Cơ quan thuế A
2 Công trình B Cơ quan thuế B
Cơ quan thuế C
…. …. ….
Tổng cộng:

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…………………………………….

Chứng chỉ hành nghề số:…………………

……………, ngày …….tháng ……năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Các bạn có thể tải Mẫu số 01-7/GTGT định dạng .Doc hoặc .Pdf về để tham khảo và chỉnh sửa.

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về DMTKKT với Thông tư 200
209

Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về DMTKKT với Thông tư 200

Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về Danh mục tài khoản kế toán với Thông tư 200/2014/TT-BTC

Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Điểm mới của Thông tư số 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nổi bật nhất là Danh mục tài khoản kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo để có thể So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bảng cân đối kế toán

Mẫu số S05b-DNN: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt

Hệ thống Tài khoản kế toán Ngân hàng

Định nghĩa về Hệ thống tài khoản là gì? Chế độ kế toán trong doanh nghiệp là gì? trong đó có liệt kê ra tất cả các tài khoản kế toán và mỗi tài khoản đều được quy định: số thứ tự (mã hiệu) và tên gọi của nó. Hệ thống tài khoản thường có hướng dẫn sử dụng đi kèm…, trong đó có chỉ ra các đối tượng thực tế cần kế toán và phương pháp hạch toán.

Trong hệ thống tài khoản, trước hết các tài khoản cần được hợp nhất lại vào các phần hành (mức độ phân loại ban đầu). Sau đó, các phần hành được chia thành các tài khoản (phân loại cấp một). Nếu cần thiết các tài khoản lại được chia thành các tiểu khoản (phân loại cấp hai). Các tiểu khoản cũng có thể được chia tiếp tục (phân loại cấp ba).

Định nghĩa về Hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán chính là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Có thể là việc: Mua hàng/ Bán hàng/ Thu tiền/ Chi tiền,…

Hệ thống tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi, nhập xuất tiền, tài sản trong thi hành án, kết quả hoạt động thi hành án ở đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án.

Tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam gồm có nhiều bảng hệ thống khác nhau theo từng loại hình, nó dùng để phân loại các tài khoản từ loại 0 – 9, các định khoản kinh tế theo trình tự, đơn vị này quy định thống nhất về các loại tài sản, ký hiệu, tên gọi của tài khoản kế toán.

Định nghĩa về Chế độ kế toán:

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.

Sau đây Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về Danh mục tài khoản kế toán với Thông tư 200/2014/TT-BTC để các bạn đọc có thể phân biệt và nhìn thây rõ sự khác biệt giữa Thông tư 133 chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa và Thông tư 200 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mời các bạn tải Hệ thống Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây: Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bảng So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

Mời các bạn tải bảng So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200. XLS về để xem chi tiết.

Biểu mẫuViệc làm - Nhân sự

Bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự

Mẫu bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự
455

Mẫu bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự

Bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự

Mẫu bảng mô tả công việc trưởng phòng nhân sự là mẫu mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự trong một doanh nghiệp với quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm trong công việc thực tế phải làm những gì và làm như thế nào để phù hợp với chức danh công việc của mình. Mời các bạn cùng xem và tải về bảng mô tả công việc trưởng phòng nhân sự tại đây.

Bảng mô tả công việc nhân viên nhân sự

Mẫu bảng mô tả công việc

Bảng mô tả công việc của Kế toán trưởng

Bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự

Bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự

Nội dung cơ bản của bảng mô tả công việc Trưởng phòng Nhân sự như sau:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

I/ Thông tin chung:

Vị trí

Thời gian làm việc

Bộ phận

Quản lý trực tiếp

II/ Mục đích công việc

Quản lý toàn bộ hoạt động nhân sự của công ty.

III/ Nhiệm vụ cụ thể:

1. Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.

2. Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty.

3. Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.

4. Lập ngân sách nhân sự.

5. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.

6. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.

7. Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Giám đốc.

8. Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty.

9. Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

10. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty. Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.

11. Tham mưu cho BGĐ xây dựng có tính chất chiến lược bộ máy tổ chức hoạt động của công ty.

12. Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chánh-Nhân sự.

13. Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty.

14. Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty.

15. Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động.

16. Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chánh của công ty.

17. Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.

IV/ Tiêu chuẩn:

1. Trình độ học vấn/chuyên môn:

2. Kỹ năng:

3. Kinh nghiệm:

4. Phẩm chất cá nhân:

V/ Quyền lợi được hưởng:

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Biểu mẫu kế toán Tiếng Anh – Twelve-month profit and loss projection

Mẫu báo cáo lãi lỗ hàng tháng bằng Tiếng Anh
199

Mẫu báo cáo lãi lỗ hàng tháng bằng Tiếng Anh

Biểu mẫu kế toán Tiếng Anh – Twelve-month profit and loss projection

Trong một doanh nghiệp đang hoạt động các kế toán phải kết chuyển doanh thu chi phí và lãi lỗ được thực hiện trong một tháng sau đó tính theo quý và tổng kết lại trong một năm. Vậy Mẫu báo cáo lãi lỗ hàng tháng như thế nào? Không chỉ vậy nhiều doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài cần phải có Mẫu báo cáo lãi lỗ hàng tháng bằng Tiếng Anh. Vậy Mẫu bằng Tiếng Anh đó như thế nào? Tất cả sẽ được Thiquocgia.vn giới thiệu tới các bạn như sau. Mời các bạn tham khảo.

Bảng mô tả công việc của Kế toán trưởng

Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh

Bảng thanh toán tiền lương bằng tiếng Anh

Mẫu CV bằng tiếng Anh

Có rất nhiều bạn kế toán chưa hiểu rõ cách tính hay chưa xác định được các câu hỏi về kế toán hoặc trong quá trình học kế toán thì các bạn sẽ thắc mắc về câu hỏi như: Khi nào thì mình kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ? Cuối tháng, cuối quý, hay cuối năm? Thiquocgia.vn xin trả lời như sau: Lãi hay lỗ đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (kỳ ở đây có thể là quý – năm) và để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán cần phải tính ra các loại thu nhập trong kỳ và tổng kết lại 12 tháng. Lãi là phần doanh thu, lợi nhuận mà công ty được hưởng khi đã trừ hết chi phí, còn lỗ là phát sinh trong kỳ tính thuế là số lỗ giữa chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.

Các bạn hãy dùng mẫu này để tạo báo cáo lỗ và lãi toàn diện cho công ty của mình. Đây cũng chính là Mẫu tự động tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi so với kỳ trước và so với dự toán. Nhờ đó mà nó đã có điều kiện giúp tạo sự chú ý trực quan tới những mục cần lưu ý, giúp doanh nghiệp nhìn ra sự chênh lệch của lãi lỗ một cách rõ ràng và chi tiết, tránh những thiếu xót trong khi lập báo cáo.

Các bạn hãy tải file Biểu mẫu kế toán Tiếng Anh – Twelve-month profit and loss projection

Các bạn theo dõi thu nhập và chi phí của công ty bằng bảng tính lãi lỗ trong mười hai tháng bảng Excel sau đây:

Mẫu báo cáo lãi lỗ hàng tháng bằng Tiếng Anh

Biểu mẫu kế toán Tiếng Anh - Twelve-month profit and loss projection

Các bạn có thể tải Biểu mẫu kế toán Tiếng Anh – Twelve-month profit and loss projection định dạng .XLS hoặc .PDF về để chỉnh sửa thêm.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu của Bộ Quốc phòng
112

Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu của Bộ Quốc phòng

Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu là mẫu biên bản kiểm định được dùng khi Bộ Quốc phòng kiểm định về thông số kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu được sử dụng trong Bộ Quốc phòng. Mẫu biên bản trình bày đầy đủ nội dung về người tham gia kiểm định, thông số cơ bản của nồi, phương pháp kiểm định…… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 117/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với nồi gia nhiệt dầu. Mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.

Mẫu biên bản tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm

Biên bản định giá tài sản góp vốn

Mẫu biên bản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu như sau:

MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN

(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên tổ chức KĐ)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………….., ngày …….. tháng …….. năm …….

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Nồi gia nhiệt dầu)

Số: ……../BBKĐ

Chúng tôi gồm:

1 ……………………………………………… Số hiệu kiểm định viên: …………………………….

2 ……………………………………………… Số hiệu kiểm định viên: …………………………….

Thuộc: ……………………………………………………………………………………………………..

Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định: …………………………………………………..

Đã tiến hành kiểm định: ………………………………………………………………………………..

Của (ghi rõ tên cơ sở): …………………………………………………………………………………

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): ……………………………………………………………………

Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: …………………………………………………………………………………..

Quy trình kiểm định áp dụng: …………………………………………………………………………

Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản: ……………………………………………………

1. ………………………………………………. Chức vụ: …………………………………………….

2. ………………………………………………. Chức vụ: …………………………………………….

I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NỒI

Loại, mã hiệu: ……………………………………………………….. Áp suất thiết kế:……… bar

Số chế tạo: ………………………………………………………….. Áp suất làm việc:…….. bar

Năm chế tạo: …………………………………….. Dung tích: ………………………………… lít

Nhà chế tạo: ……………………………………. Môi chất làm việc: ……………………………

Công dụng của nồi: ………………………………………. Nhiệt độ làm việc: ……………. °C

Ngày kiểm định lần trước: …………………………………………… Do: ……………………….

II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □ ; Định kỳ □ , Bất thường □

III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

1. Kiểm tra hồ sơ

– Nhận xét: ………………………………………………………………………………………………….

– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □

2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong

Hạng mục kiểm tra Đạt Không đạt
Khoảng cách
Cửa
Sàn, cầu thang thao tác
Chiếu sáng vận hành
Tiếp địa chống sét, tiếp địa an toàn.
Tình trạng các bộ phận chịu áp lực
Tình trạng mối hàn, các mối nối.
Các van, thiết bị phụ trợ
Hệ thống bơm tuần hoàn
Van an toàn
Áp kế
Đo mức
Đo nhiệt độ
Các thiết bị an toàn, đo lường, tự động khác

– Nhận xét:

– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □

3. Thử nghiệm

Nội dung Môi chất thử Áp suất thử (bar) Thời gian duy trì (phút)
Thử bền
Thử kín
Thử vận hành

– Nhận xét:

– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nồi được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □

2. Đã được dán tem kiểm định số: ………………………. Tại vị trí: ……………………………

3. Áp suất làm việc cho phép: …………. bar

4. Nhiệt độ làm việc của dầu:…………… °C

5. Áp suất đặt van an toàn:

Trên nồi Áp suất mở (bar) Áp suất đóng (bar)
Trên nồi
Trên đường ống

6. Các kiến nghị: …………………………………………………………………………………………

Thời gian thực hiện kiến nghị: ………………………………………………………………………..

V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Kiểm định định kỳ ngày ……. tháng …….. năm ………….

Lý do rút ngắn thời hạn: ………………………………………………………………………………..

Biên bản đã được thông qua ngày ….. tháng …….. năm ………..

Tại: ………………………………………………………………………………………………………….

Biên bản được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …….. bản.

Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.

CHỦ CƠ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 – TK 131

Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 131 theo Thông tư 133
142

Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 131 theo Thông tư 133

Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 – TK 131

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn hướng dẫn cách định khoản hạch toán phải thu của khách hàng – Tài khoản 131 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017. Đây là phương pháp kế toán mới nhất với nội dung cụ thể và chi tiết. Mời các bạn kế toán cùng tham khảo để hạch toán, áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Tài khoản 154 theo thông tư 133 năm 2016

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền (kể cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b. Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ, kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

2. Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế)

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

3. Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

a) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá.

b) Trường hợp trên hóa đơn chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu, giảm giá (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận khoản chiết khấu, giảm giá là khoản giảm doanh thu gộp, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).

4. Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua khi người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

5. Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ – nếu có), nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi).

6. Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng:

a. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

b. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

c) Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay các bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (như sự chậm trễ, sai sót của khách hàng và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

d) Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

7. Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng (theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý ghi trong Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng của khách hàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156

Nợ TK 611 – Mua hàng (hàng tồn kho kế toán theo phương pháp KKĐK)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

8. Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (số chưa lập dự phòng)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

9. Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

10. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ chưa thu được tiền của khách hàng, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:

Nợ TK 131 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh)

Có các TK 511,711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh).

11. Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

a. Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112(1122)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

b. Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua thì phần nợ phải thu, doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước và phần nợ phải thu, doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có các TK 511,711.

12. Khi thu nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ:

a. Trường hợp bên Có tài khoản phải thu của khách hàng áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lồ tỷ giá hối đoái)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b. Trường hợp bên Có tài khoản phải thu của khách hàng áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán:

+ Khi thu các khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ).

+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điềm thu nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

(+) Nếuphát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giũa tỷ giá ghi số của khoản nợ phải thu nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điếm thu nợ).

13. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá chuyển khoản trung bình tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

a. Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

b. Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn
235

Quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn là mẫu quyết định được dùng khi cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm ra quyết định về việc thu hồi những sản phẩm không bảo đảm an toàn trên thị trường để tránh cho người tiêu dùng mua phải những hàng kém chất lượng, không an toàn. Biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu giấy chứng nhận thu hồi con dấu

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn đã lập

Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /QĐ-… …………., ngày …….. tháng …….. năm …….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN(1)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ…….(Luật và Nghị định liên quan)(2);

Căn cứ Thông tư số………. Quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

Căn cứ Kế hoạch…hoặc thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn …..(3):

Xét đề nghị của…………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thu hồi … (tên sản phẩm, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng) từ ngày… của …(Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị thu hồi), địa chỉ…

Điều 2. Thời hạn thực hiện thu hồi sản phẩm là …(số ngày) ngày, thời hạn xử lý sản phẩm sau thu hồi là … (số ngày) ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân …..(tên tổ chức, cá nhân) chịu trách nhiệm tự tổ chức thu hồi và xử lý sản phẩm vi phạm nêu tại Điều 1 dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm trên……(tên tổ chức, cá nhân) phải báo cáo với Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế (địa phương) về kết quả thu hồi và xử lý sau thu hồi.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ghi các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều…;

– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân cần thông báo;

– Lưu: VT, ….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;

(2) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định.

(3) Ghi kế hoạch thu hồi được phê duyệt; Nếu là thông tin cảnh báo thì ghi rõ.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo Thông tư 17
168

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo Thông tư 17

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn là mẫu bản báo cáo của cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả thử việc

Mẫu báo cáo tổng hợp công nợ theo Thông tư 200

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn

Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

MẪU BÁO CÁO THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ SẢN PHẨM SAU THU HỒI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……
V/v báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn.
……, ngày …. tháng …. năm ….

Kính gửi: …….. (Tên cơ quan/đơn vị nhận báo cáo)

Tổ chức, cá nhân ………. báo cáo về việc thu hồi sản phẩm theo bản Thông báo số …… và bản Kế hoạch thu hồi số …….. như sau:

1. Thông tin về sản phẩm thu hồi:

– Tên sản phẩm: …………………………………………………………………………………………

– Quy cách bao gói: (Khối lượng hoặc thể tích thực)

– Số lô: …………………………………………………………………………………………………….

– Ngày sản xuất và/hoặc hạn dùng: …………………………………………………………………

– Lý do thu hồi: …………………………………………………………………………………………..

2. Thông tin về số lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn:

– Số lượng sản phẩm đã sản xuất (hoặc nhập khẩu): …………………………………………..

– Số lượng đã tiêu thụ: …………………………………………………………………………………

– Số lượng sản phẩm đã thu hồi: …………………………………………………………………….

– Số lượng sản phẩm còn tồn chưa thu hồi được: ………………………………………………

3. Danh sách tên, địa chỉ các địa Điểm tập kết sản phẩm bị thu hồi.

4. Thời gian thu hồi thực tế (từ ngày… đến ngày…).

5. Đề xuất phương thức, thời gian khắc phục lỗi của sản phẩm thu hồi

6. …….. (tên tổ chức, cá nhân) báo cáo và đề nghị…(cơ quan/đơn vị liên quan) cho ý kiến bằng văn bản về phương thức xử lý sản phẩm thu hồi của tổ chức, cá nhân.

Nơi nhận:

– Cơ quan/đơn vị cần báo cáo;

– Lưu: …

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)