Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Nguyên tắc kế toán hao mòn TSCĐ theo Thông tư 133

Phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định theo Thông tư 133 - TK 214
103

Phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 214

Nguyên tắc kế toán hao mòn TSCĐ theo Thông tư 133

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn nguyên tắc kế toán hao mòn TSCĐ theo Thông tư 133 mới nhất và phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 214. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho phương pháp hạch toán kế toán năm 2017.

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 – TK 333

Nguyên tắc kế toán giá thành sản xuất theo Thông tư 133 – TK 631

Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán theo Thông tư 133 – TK 632

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Nguyên tắc kế toán hao mòn TSCĐ theo Thông tư 133 như sau:

1. Nguyên tắc kế toán hao mòn TSCĐ

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐ

b) Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ, BĐSĐT chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.

c) Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ, BĐSĐT phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ và BĐSĐT.

d) Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành, các năm tiếp theo và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính.

đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn) nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

e) Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền).

g) Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thu hồi đủ vốn

h) Đối với BĐSĐT cho thuê hoạt động phải trích khấu hao và ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Doanh nghiệp có thể dựa vào các BĐS chủ sở hữu sử dụng (TSCĐ) cùng loại để ước tính thời gian trích khấu hao và xác định phương pháp khấu hao BĐSĐ Trường hợp BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, doanh nghiệp không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị. Khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT tăng giá trở lại thì doanh nghiệp được điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT nhưng tối đa không vượt quá nguyên giá ban đầu của BĐSĐT.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ.

Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT giảm do TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị hạch toán phụ thuộc, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác,…

Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐSĐT tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT,…

Số dư bên Có: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐSĐT hiện có cuối kỳ ở doanh nghiệp.

3. Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2.

Phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định theo Thông tư 133 – TK 214 như sau:

1. Định kỳ, tính và trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, ghi:

Nợ các TK 154, 642,811

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

2. Định kỳ tính, trích khấu hao BĐSĐT đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐSĐT)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147).

3. Trường hợp giảm TSCĐ, BĐSĐT thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ, BĐSĐT (xem hướng dẫn hạch toán các TK 211, 217).

4. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

5. Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

– Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ các TK 154, 642, 811,… (số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

– Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có các TK 154, 642, 811,… (số chênh lệch khấu hao giảm)

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ Tài khoản 336
98

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ Tài khoản 336

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336 là phương pháp hoạch toán, kế toán về các khoản chi phí phải trả cho nội bộ mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp kế toán phải trả nội bộ thì Thiquocgia.vn xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Phương pháp kế toán phải trả cho người bán theo Thông tư 133 – TK 331

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 – TK 333

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết: Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336 để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp kế toán theo Thông tư 133.

Phương pháp kế toán phải trả nội bộ theo Thông tư 133 – TK 336

I. Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp dưới)

1. Khi đơn vị hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng, … nhận vốn được cấp bởi doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 217

Có TK 336 – Phải trả nội bộ (3361)

2. Số tiền phải trả cho các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được chi hộ, trả hộ, hoặc khi nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các đơn vị nội bộ chuyển đến, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 331, 642, …

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

3. Khi thu tiền hộ hoặc vay các đơn vị nội bộ khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

4. Khi trả tiền cho doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112.

5. Khi có quyết định điều chuyển tài sản cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn kinh doanh ở đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3361)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (nếu điều chuyển TSCĐ, BĐSĐT)

Có các TK 152, 155, 156, 211, 217

6. Bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả phát sinh từ giao dịch với các đơn vị nội bộ, ghi:

7. Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421), định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 – Phải trả nội bộ hoặc qua TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

– Kết chuyển doanh thu, thu nhập, ghi:

Nợ các TK 511, 515, 711

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc theo dõi kết quả kinh doanh không theo dõi kết quả kinh doanh).

– Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh)

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán trong kỳ)

Có TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh riêng)

Có các TK 632, 635, 642, 811.

– Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi hoặc lỗ) lên đơn vị cấp trên, ghi:

+ Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

+ Kết chuyển lỗ:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

8. Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, ghi:

– Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

– Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

II. Hạch toán tại doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp trên)

1. Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải cấp cho cá đơn vị hạch toán phụ thuộc. ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, Phúc lợi

Có TK 336 : Phải trả nội bộ

2. Các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 331, 642

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

3. Khi thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112.

4. Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải nội bộ

Có TK 136 – Phải thu nội bộ

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp kế toán phải trả cho người bán theo Thông tư 133 – TK 331

Nguyên tắc kế toán phải trả người bán theo thông tư 133 - TK 331
106

Nguyên tắc kế toán phải trả người bán theo thông tư 133 – TK 331

Phương pháp kế toán phải trả cho người bán theo Thông tư 133 – TK 331

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/1/2017 thì cách hạch toán các tài khoản kế toán sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ như phương pháp kế toán phải trả cho người bán – TK 331. Mời các bạn cùng chia sẻ kiến thức này về để có thể chuẩn bị tốt cho năm 2017 nhé.

Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 – TK 242

Nguyên tắc kế toán giá thành sản xuất theo Thông tư 133 – TK 631

Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán theo Thông tư 133 – TK 632

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Phương pháp kế toán phải trả cho người bán theo Thông tư 133 – TK 331 như sau:

1. Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:

a. Trường hợp mua trong nội địa, ghi:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

b. Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

2. Trường hợp nhập khẩu, ghi:

– Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT (nếu có) và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 157,211

Có TK 331 – Phải trả cho người bán Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có)

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (Thuế GTGT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ).

– Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

a. Trường hợp mua trong nội địa:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611- Mua hàng (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

b. Trường hợp nhập khẩu, ghi:

– Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế BVMT (nếu có) và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu có) Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

– Nếu thuế GTGT hàng NK được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

3. Trường hợp đơn vị có thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của bên nhận thầu xây lắp, căn cứ hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp, hóa đơn khối lượng xây lắp hoàn thành:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị đầu tư XDCB bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

4. Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112, 341,…

5. Trường hợp ứng trước tiền cho người bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ:

– Ghi nhận số tiền ứng trước cho người bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá ghi sổ:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu phát sinh lỗ tỷ giá)

Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu phát sinh lãi tỷ giá).

+ Trường hợp bên Có TK tiền sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112(1112, 1122).

Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được ghi nhận ngay tại thời điểm ứng trước tiền cho người bán hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

Có các TK 111, 112 (1112, 1122), 331.

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (1112, 1122), 331 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi nhận hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành thì giá trị tài sản mua, chi phí XDCB dở dang, nợ phải trả người bán tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị tương ứng với số còn phải trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156,211,241, …

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

6. Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

7. Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hóa, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 156, 241, 242, 642, 635, 811

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

8. Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ do thanh toán trước thời hạn được trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

9. Trường hợp vật tư, hàng hóa mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156,611,…

10. Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

Có TK 711 – Thu nhập khác.

11. Đối với nhà thầu chính, khi xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn, phiếu giá công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành và hợp đồng giao thầu phụ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả cho nhà thầu phụ gồm cả thuế GTGT đầu vào).

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133
104

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335 là phương pháp kế toán, hạch toán chuyên sâu về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán chi phí phải trả được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết phương pháp kế toán chi phí phải trả – TK 335 tại đây.

Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 – TK 242

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 – TK 333

Phương pháp kế toán đầu tư vốn góp vào đơn vị khác theo Thông tư 133 – TK 228

Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết: Phương pháp kế toán chi phí phải trả theo Thông tư 133 – TK 335.

1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 (631) (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (Số đã trích trước)

Có TK 334 – Phải trả người lao động (Tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)

Có TK 154 (631) (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).

3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số tiền chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, chưa xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 241, 154 (631), 642

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

4. Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh)

Có các TK 241, 154 (631), 642.

5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 154 (631)

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

6. Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi:

Nợ TK 154 (631) (nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334

Có TK 154 (631) (nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước)

7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay tính vào chi phí tài chính)

Nợ TK 154 (631) (lãi vay tính vào chi phí SXKD dở dang)

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (lãi tiền vay được vốn hóa)

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Biểu mẫuThủ tục hành chính

Mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
169

Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

Mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật là mẫu giấy chứng nhận của Cục thú ý chứng nhận cho vùng nuôi trồng động vật là vùng có an toàn về dịch bệnh động vật. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật tại đây.

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

Mẫu báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

Mẫu báo cáo điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

Mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Nội dung cơ bản của mẫu giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

LOGO CỤC THÚ Y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
————————-
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTHEOF VIETNAM
—————————

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE

CHỨNG NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT

Cơ sở/vùng: ………………………………………………………………………………………………
The establishment/zone:

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Address:

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh: ……………………………………………..
In recognition of the free status in regard to the following disease(s)

Số (No.): …………………./TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến……..
This certificate is valid to…………………..

…….., ngày…… tháng ……. năm …

CỤC TRƯỞNG
Director General

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Mẫu số BC21/AC – Mẫu báo cáo mất hóa đơn

Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn
104

Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn

Mẫu số BC21/AC – Mẫu báo cáo mất hóa đơn

Mẫu báo cáo mất hóa đơn là mẫu báo cáo được các cơ quan tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, cá nhân báo cáo về việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn của mình. Mẫu nêu đầy đủ số lượng hóa đơn bị cháy, hỏng, mất kèm theo tên, ký hiệu hóa đơn. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết mẫu báo cáo mất hóa đơn tại đây.

Hóa đơn Giá trị gia tăng – Mẫu số 01GTKT3/001

Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan Thuế mới nhất

Mẫu cam kết về quy định sử dụng hóa đơn

Mẫu số BC21/AC – Mẫu báo cáo mất hóa đơn

Mẫu báo cáo mất hóa đơn

Nội dung cơ bản của Mẫu số BC21/AC – Mẫu báo cáo mất hóa đơn như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–

Mẫu số: BC21/AC
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 39/2014/TT-BTC ngày
31/3/2014 của Bộ Tài chính)

………, ngày………tháng………năm 20……

BÁO CÁO MẤT, CHÁY, HỎNG HÓA ĐƠN

Tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng hóa đơn:…………………………………………………..

Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………….

Hồi……..giờ……..ngày……..tháng……..năm…….., (tổ chức, cá nhân) phát hiện bị mất, cháy, hỏng hóa đơn như sau:

STT

Tên loại hóa đơn

Mẫu số

Ký hiệu hóa đơn

Từ số

đến số

Số lượng

Liên hóa đơn

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

AA/14T

Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ đã sử dụng hoặc chưa sử dụng (đã phát hàng hoặc chưa phát hành)

Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ

Lý do mất, cháy, hỏng hoá đơn: ………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị cam kết: Việc khai báo trên là đúng sự thật, nếu phát hiện khai sai đơn vị xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nơi nhận:

– Cơ quan thuế trực tiếp quản lý

– Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Ký đóng dấu và ghi rõ họ tên

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng

Đơn xin học giáo dục quốc phòng
306

Đơn xin học giáo dục quốc phòng

Mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng

Mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng là mẫu đơn xin học bộ môn giáo dục quốc phòng của học sinh, sinh viên gửi tới ban giám hiệu nhà trường cùng với trung tâm đào tạo giáo dục quốc phòng vì một lý do nào đó mà học sinh, sinh viên không thể tham gia lớp học giáo dục quốc phòng đúng khóa. Mẫu nêu đầy đủ nội dung thông tin của người làm đơn, lý do xin học lớp giáo dục quốc phòng….. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng tại đây.

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Đơn xin học lại

Mẫu đơn xin học thêm

Mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng

Mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin học giáo dục quốc phòng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

ĐƠN XIN HỌC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Kính gửi:

– Ban Giám hiệu trường ………..

– Ban Giám hiệu trường ………….

– Ban Giám đốc Trung tâm ……..

– Phòng Đào tạo – Trường ……….

Tôi tên là:…………………………………………………………. Sinh ngày:………………………….

Nơi sinh:…………………………………………………………… Sinh viên lớp: …………………….

Ngành:………………………………………………………………..Khoa:……………………………….

Trường ……………………………………………….. Mã số sinh viên: ……………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………….

Trong thời gian vừa qua, do …………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….. nên tôi không tham gia học Giáo dục Quốc phòng cùng với khóa học của tôi được.

Nay tôi làm đơn này kính xin Quý Cấp cho tôi được tham gia học Giáo dục Quốc phòng cùng với sinh viên của trường …………………………………………………………………………………………………………………

học tại ……………………………………………………………………………………………………….

Thời gian học trong dịp hè từ ngày …………………….. đến ngày ………………………………

Nếu được chấp thuận, tôi xin hứa chấp hành đúng quy chế và nội quy của Nhà trường và Trung tâm.

Trân trọng cám ơn!

………..ngày……tháng…..năm……

Xác nhận của Trường ………….

.……, ngày…….tháng …..năm 20……

TL. HIỆU TRƯỞNG
Trưởng phòng Đào tạo

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

* Ghi chú: Sinh viên chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục học theo yêu cầu của Phòng Đào tạo – Trung tâm GDQP và nộp lại chứng chỉ cho Phòng Đào tạo – Trường ……………………………….

Biểu mẫuXây dựng - Nhà đất

Hợp đồng cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê, thuê lại quyền sử dụng đất
160

Hợp đồng cho thuê, thuê lại quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất là mẫu hợp đồng cho thuê, (cho thuê lại) quyền sử dụng đất mới nhất đáp ứng nhiều nhu cầu mới phát sinh trong giao dịch liên quan đất đai, kinh doanh được ban kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Mời các bạn nghiên cứu và tham khảo.

Mẫu hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Giấy đặt cọc mua bán nhà

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………….., ngày ….. tháng ….. năm ………

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ (CHO THUÊ LẠI) QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số ………./HĐ

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị định số: ………./2015/NĐ-CP ngày ……. tháng ……. năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản;

Các căn cứ pháp lý khác.

Hai bên chúng tôi gồm:

I. BÊN CHO THUÊ (BÊN CHO THUÊ LẠI)

– Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:……………..

– Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………

– Người đại diện theo pháp luật:……………………………….. Chức vụ:………………………………

– Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………………….

– Số tài khoản:…………………………………………………….. Tại ngân hàng…………………………

– Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………….

II. BÊN THUÊ (BÊN THUÊ LẠI)

– Ông/Bà[Nếu bên thuê là tổ chức thì ghi thông tin tên của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, tên và chức vụ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó, số điện thoại liên hệ, số tài khoản (nếu có), mã số thuế.]:

– Sinh ngày: ……………../……………./………………….

– Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Cấp ngày: ……/……/………

Tại:………………………………………………………………………………………………………………

– Quốc tịch (đối với người nước ngoài):……………………………………………………………….

– Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………………………………………..

– Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………..

– Email:………………………………………………………………………………………………………..

(Trường hợp bên thuê là cá nhân thì chỉ ghi thông tin về cá nhân. Trường hợp bên thuê là nhiều người thì ghi thông tin cụ thể của từng cá nhân. Trường hợp bên thuê là vợ và chồng thì ghi thông tin của cả vợ và chồng. Trường hợp bên thuê là tổ chức thì ghi thông tin của tổ chức).

Hai bên đồng ý thực hiện việc cho thuê quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Thông tin về đất cho thuê (cho thuê lại)

1. Quyền sử dụng đất của Ông (bà) hoặc tổ chức:

(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

(Đối với hợp đồng cho thuê lại cần thêm thông tin về tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất của thửa đất cho thuê)

2. Đặc điểm cụ thể của thửa đất như sau:

– Thửa đất số:……………………………………………………………………………………………….

– Tờ bản đồ số:…………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ thửa đất:………………………………………………………………………………………..

– Diện tích: ……………../…………..m² (bằng chữ:…………………………………………………)

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng:……………….. m²

+ Sử dụng chung:………………. m²

– Mục đích sử dụng:………………………………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng:……………………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng:……………………………………………………………………………………..

Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có):…………………………………………………….

3. Các chỉ tiêu về xây dựng của thửa đất như sau:

– Mật độ xây dựng:…………………………………………………………………………………………

– Số tầng cao của công trình xây dựng:……………………………………………………………….

– Chiều cao tối đa của công trình xây dựng:………………………………………………………….

– Các chỉ tiêu khác theo quy hoạch được duyệt):…………………………………………………….

4. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất:

a) Đất đã có hạ tầng kỹ thuật (nếu là đất trong dự án đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng);

b) Đặc điểm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất: (nếu có).

Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Mẫu đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng
315

Mẫu đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng là mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng chỉ bộ môn giáo dục quốc phòng được sinh viên gửi tới ban giám hiệu trường, giám đốc trung tâm đào tạo quốc phòng vì lý do làm mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận giáo dục quốc phòng đã được cấp trước đó. Mẫu ghi đầy đủ nội dung thông tin của sinh viên, lý do xin cấp lại….. Mời các bạn cùng xem và tải về đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng tại đây.

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Đơn đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch

Mẫu tờ khai đề nghị cấp lại thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng

Nội dung cơ bản của đơn xin cấp lại chứng chỉ giáo dục quốc phòng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-

ĐƠN XIN CẤP LẠI CHỨNG CHỈ
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Kính gửi:

– Ban Giám hiệu trường …….

– Ban Giám hiệu trường ……….

– Ban Giám đốc Trung tâm ………….

– Phòng Đào tạo – Trường ……….

Tôi tên là:…………………………………………………………. Sinh ngày:…………………………….

Nơi sinh:……………………………………………………………Sinh viên lớp: ………………………..

Ngành:………………………………………………………………Khoa:……………………………………

Trường …………………………………………………………….Mã số sinh viên: ……………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………………

Tôi đã tham gia học chương trình Giáo dục Quốc phòng cùng với lớp của tôi tại …………… Khóa……….ngày……….tháng………năm…………

Vừa qua, do…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

tôi đã mất chứng chỉ Giáo dục quốc phòng.

Nay tôi làm đơn này kính xin Quý Cấp cho tôi được cấp lại chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng để bổ sung hồ sơ tốt nghiệp.

Trân trọng cám ơn!

……., ngày ….. tháng ……. năm …….

Xác nhận của Trường …………
TL. HIỆU TRƯỞNG
Trưởng phòng Đào tạo

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Biểu mẫuThuế - Kế toán - Kiểm toán

Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT

Dành cho người nộp thuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
142

Dành cho người nộp thuế tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT

Những DN mới thành lập, DN có doanh thu hàng năm < 1 tỷ, Hộ, cá nhân kinh doanh phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo mẫu 04/GTGT (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo pp khấu trừ). Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/ quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành luật quản lý thuế. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT tại đây.

Mẫu số 01/GTGT: Tờ khai thuế GTGT

Mẫu Tờ khai thuế GTGT

Mẫu số 03/GTGT: Tờ khai thuế GTGT

Mẫu số 05/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————o0o———–

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

(Dành cho người nộp thuế tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu)

[01] Kỳ tính thuế:…….. Lần phát sinh:…..

Tháng …… năm ……. hoặc quý…….năm……..

[02] Lần đầu:

[03] Bổ sung lần thứ:

[04] Tên người nộp thuế: …………………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

[07] Quận/huyện: ………………………………… [08] Tỉnh/thành phố: ………………………………

[09] Điện thoại: ………………….. [10] Fax: …………………….. [11] Email: ………………………

[12] Tên đại lý thuế (nếu có): …………………………….…………………………………………..

[13] Mã số thuế:

[14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

[15] Quận/huyện: …………………….. [16] Tỉnh/thành phố: …………………………………………..

[17] Điện thoại: ……………………… [18] Fax: ……………… [19] Email: …………………………..

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số ……………………………………………… ngày ……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Nhóm ngành Doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế Doanh thu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế Tỷ lệ GTGT Thuế giá trị gia tăng phải nộp
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Phân phối, cung cấp hàng hoá [21] [22] 1% [23]=[22]x1%
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu [24] 5% [25]=[24]x5%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu [26] 3% [27]=[26]x3%
4 Hoạt động kinh doanh khác [28] 2% [29]=[28]x2%
Tổng [30]=[22]+[24]+[26]+[28] [31]=[23]+[25]+[27]+[29]

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT [32] = [21] + [30]: ……….

Tổng số thuế GTGT phải nộp trong kỳ [33] = [31]: …………………………………………

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….
Chứng chỉ hành nghề số: …….

Ngày ……. tháng ……. năm …….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)