Biểu mẫuVăn hóa - Du lịch - Thể thao

Bài dự thi phòng chống tham nhũng

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng
310

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng

Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật phòng chống tham nhũng, cuộc thi phòng chống tham nhũng được sử ủng hộ và diễn ra tại nhiều tổ chức, đơn vị trên khắp cả nước. Mời các bạn tham khảo mẫu bài dự thi phòng chống tham nhũng sau đây.

Bài dự thi Tự hào Việt Nam 2017

Bài dự thi “Biến đổi khí hậu với Cuộc sống”

Đáp án câu hỏi thi viết tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND

Câu 1: Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu chương, điều?

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu chương, điều?

Trả lời:

Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua tại phiên họp ngày 29 tháng 11 năm 2005, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2006, thay thế Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng năm 1998 Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm 8 chương, 92 điều.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá Xi, kỳ họp thứ 8 thông qua tại phiên họp ngày 29 tháng 11 năm 2005, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006, thay thế Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm 86 điều chia thành 11 chương, quy định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong 7 lĩnh vực.

Câu 2: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng thì tham nhũng bao gồm những hành vi cụ thể nào?

Trả lời:

Các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng gồm:

1. Tham ô tài sản.

2. Nhận hối lộ.

3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.

10. Những nhiễu vì vụ lợi.

11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hhành vi, vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét sử, thi hành án vụ vì vụ lợi.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng thì hành vi đưa hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng, hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì lợi vụ được hiểu bao gồm những hành vi sau:

1. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, đơn vị.

2. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngăn sách cho cơ quan, tổ chức đơn vị, địa phương.

3. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

4. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với tập thể và cá nhân cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

5. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chi tiêu về tổ chức, biên chế Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

6. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán nhằm che dấu hành vi vi phạm pháp luật.

7. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Câu 4: Để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định những hình thức công khai nào?

Trả lời:

Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định các hình thức công khai gồm:

1. Công bố tại cuộc hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

4. Phát hành ấn phẩm.

5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Đưa lên trang thông tin điện tử.

7. Cung cấp thông tin theo yên cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai quy định ở trên.

Câu 5: Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về những việc cán bộ công chức, viên chức không được làm như thế nào?

Trả lời:

Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định nhưng việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

a. Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

b. Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác pháp luật có quy định khác.

c. Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan bí mật Nhà nwcs, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.

d. Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

e. Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chống của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, am ruột của mìnhgiữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột, cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình, bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

6. Quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 ở trên cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phóng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.

b. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân.

Câu 6: Để bảo vệ người tố cáo, pháp luật Phòng, chống tham nhũng quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm và xử lý?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

1. Đe doạ, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

2. Đe doạ, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp, các hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp của ngươi tố các, người thân của người tố cáo.

3. Ngăn cản, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo trong việc nâng ngạch, tăng bậc lương, phụ cấp, khen thưởng, bổ nhiệm và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

4. Phân biệt, đối xử, lôi kéo người khác căn trở việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người tố cáo, người thân của người tố cáo.

5. Xử lý kỷ luật, thay đổi công việc của người tố cáo, người thân của người tố cáo với động cơ trù dập.

Người nào thực hiện hành vi quy định trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.

Câu 7: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực nào?

Trả lời:

Ngoài các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được điều chỉnh tại Pháp lệnh năm 1998, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn quy định bổ sung về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi công cộng và trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước. Như vậy, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh trong 7 lĩnh vực sau:

1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (Chương II).

2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản Nhà nước (Chương III).

3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và các công trình phúc lợi công cộng (Chương IV).

4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Chương V).

5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực Nhà nước (Chương VI).

6. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (Chương VII).

7. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân (Chương VIII).

Câu 8: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định những lĩnh vực nào phải công khai?

Trả lời:

Điều 6 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định các lĩnh vực công khai bao gồm:

– Phân bố và sử dụng ngân sách Nhà nước.

– Tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước.

– Động viên vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng Nhà nước, các quỹ có nguồn duy động đóng góp của nhân dân.

– Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng, kế hoạch mới thầu.

– Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

– Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động.

Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai không thuộc lĩnh vực quy định ở trên và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân.

Câu 9: Việc khen thưởng và xử lý vi phạm được pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định như thế nào?

Trả lời:

Việc khen thưởng và xử lý vi phạm được quy định tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị định số 68/2006/ NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cuả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

* Khen thưởng:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trực tiếp phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây lãng phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản Nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên thiên nhiên được khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị; được tặng thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi được giao khoán, được giao tự chủ để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của các cơ chế đó.

3. Cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng thực hiện cơ ché tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc co chế tự chủ tài chính được sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động hàng năm để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và được dành tối đa 30% số tiền tiết kiệm được hưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

* Xử lý vi phạm:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tích chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây lãng phí phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương không triển khai thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Câu 10: Theo bạn, để thực hiện tốt pháp luật phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay cần phải tập trung và những vấn đề gì?

Trả lời:

Để thực hiện tốt pháp luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay cần làm tốt những vấn đề sau:

– Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ công chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí.

– Nâng cao tính tiên phong gương mẫu của tổ chức Đảng và Đảng viên , tăng cường vai trò của chio bộ trong giáo dục quản lý Đảng viên .

– Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng chống tham nhũng lãng phí sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai dân chủ, tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, Đảng viên , công chức. Xây dựng thực hiện quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm liêm chính của Đảng viên , cán bộ, công chức.

– Bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị.

– Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý kinh tế xã hội, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý sử dụng đất đai công sở. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động mua sắm công, chấn chỉnh công tác thu chi ngân sách.

– Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra truy tố xét xử các hành vi tham nhũng.

– Các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng lãng phí. Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách các cấp.

– Tăng cường công tác giám sát của nhân dân và các cơ quan dân cư.

* Hội CCB là một đoàn thể chính trị xã hội, thành viên của mặt trận tổ quốc:

Là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền nhân dân, từ ngày thành lập đến nay hội đã phát huy được truyền thống anh bộ đội cụ Hồ. Ngày nay trong công cuộc đổi mới của đất nước, vai trò của CCB trong công tác phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần làm tốt những việc sau:

– Các cấp hội tổ chức phổ biến quán triệt sâu rộng trong cán bộ hội viên các nghị quyết luật, Nghị tịch của Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, thái độ hành động, biểu quyết tâm, chính trị của Đảng, Nhà nước thành quyết tâm, chính trị của hội và mỗi cán bộ hội viên trong phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

– Động viên cán bộ, hội viên tích cực phát hiện tố cáo những hành vi tham nhũng lãng phí, kịp thời đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương, khen thưởng, bảo vệ những người tố cáo tham nhũng lãng phí. Không được lợi dụng chống tham nhũng làm mất ổn định ở địa phương.

– Phối hợp với mặt trận tổ quốc ở địa phương tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là về việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đời sống của nhân dân và CCB.

– Giáo dục, động viên, quản lý cán bộ hội viên, gương mẫu chấp hành thực hiện tốt pháp luật về phòng chống tham nhũng, chống lãng phí thực hành tiết kiệm.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm