Biểu mẫuBiểu mẫu trực tuyến

Báo cáo chính trị của đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2023

Mẫu báo cáo chính trị của Chi bộ
47

Mẫu báo cáo chính trị của Chi bộ

Mẫu báo cáo chính trị đại hội Chi bộ là mẫu bản báo cáo được chi bộ lập ra để báo cáo về công tác chính trị của chi bộ. Mẫu báo cáo nêu rõ những thành tích đạt được của chi bộ trong nhiệm kỳ trước và phương hướng hoạt động của chi bộ trong nhiệm kỳ mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo cáo chính trị của chi bộ tại đây.

1. Báo cáo chính trị đại hội chi bộ số 1

ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ…………..

LẤN THỨ…….. (NHIỆM KỲ 2020- 2025)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

…….., ngày tháng năm 2020

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ

TRÌNH ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ LẦN THỨ ….. (NHIỆM KỲ 2020 – 2025)

—–

PHẦN I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI

CHI, ĐẢNG BỘ …………, NHIỆM KỲ 2015 – 2020

(Bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015 – 2020 để đánh giá)

* Bối cảnh triển khai thực hiện (Nêu rõ những nhân tố có ảnh hưởng, tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2015 – 2020)

– Thuận lợi

– Khó khăn

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu (đánh giá thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội của chi, đảng bộ đề ra trong nhiệm kỳ. Thống nhất lấy kết quả thực hiện 05 năm 2015 – 2020, để đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cụ thể trên các lĩnh vực được đề ra trong Nghị quyết)

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

Cấp ủy các chi, đảng bộ căn cứ nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch, đề án để đánh giá, cụ thể :

1.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Cấp ủy xác định vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; đã nêu trong Nghị quyết Đại hội chi, đảng bộ cơ sở để đánh giá ( so sánh chỉ tiêu trong Đại hội nhiệm kỳ 2015 – 2020).

1.2. Công tác quốc phòng, an ninh

Tình hình và kết quả công tác bảo đảm an ninh chính trị; trật tự an toàn cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tăng cường quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.

2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

– Tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng

– Công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội

– Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với cam kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII

Kết quả thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp. Việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức. Bản lĩnh chính trị của Đảng, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trước những khó khăn, thách thức trong tình hình mới.

– Vấn đề đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng.

3. Công tác tổ chức, xây dựng Đảng; gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3.1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)

– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

– Việc đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

3.2. Công tác tổ chức, cán bộ; sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các nghị quyết, kết luận của Trung ương

– Công tác tổ chức, cán bộ

+ Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp cán bộ và quy trình của công tác cán bộ.

+ Công tác quy hoạch cán bộ.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ,….

+ Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy.

+ Kết quả thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và kỷ luật cán bộ

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.3. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.

– Công tác kiện toàn cấp ủy chi, đảng bộ cơ sở.

– Công tác sắp xếp tổ chứcĐảng gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

– Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Quy định, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; nhất là chất lượng sinh hoạt của các chi, đảng bộ cơ sở.

– Công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

– Công tác kết nạp đảng viên mới

– Công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vướng mắc, bất cập của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay; quản lý đảng viên đi công tác ở nước ngoài.

– Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.

4. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

– Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

– Kết quả công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng; trọng tâm kiểm tra, giám sát khắc phục những hạn chế, yếu kém sau kiểm điểm nghị quyết Trung ương 4(khóa XII).

– Công tác tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

– Việc tổ chức học tập và thực hiện các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; việc cụ thể hóa thành các quy định của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

– Việc xử lý cấp ủy, đảng viên vi phạm.

– Đánh giá kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.

5. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

– Kết quả việc thực hiện nghị quyết chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

– Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

– Việc tự phát hiện tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”; Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thu hồi tài sản tham nhũng.

6. Công tác dân vận của Đảng và các tổ chức đoàn thể vững mạnh

– Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Thực hiện công tác dân vận; thực hiện dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại với dân; giải quyết những bức xúc, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

– Thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; giải quyết các công việc có liên quan đến dân, hạn chế tồn đọng đơn thư khiếu nại kéo dài.

– Việc Lãnh đạo củng cố tổ chức bộ máy của các đoàn thể (tổ chức Công đoàn và tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh cơ sở)

7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở.

– Thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của cấp ủy.

– Xác định nội dung, công việc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và những kết quả đã đạt được.

– Ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình cụ thể hóa nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy khối…

III- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá ưu điểm tổng quát: (bám sát các định hướng cơ bản để đánh giá trên các lĩnh vực cụ thể, những nội dung cơ bản thuộc chủ đề Đại hội chi, đảng bộ cơ sở).

2. Những hạn chế, yếu kém

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được

– Nguyên nhân khách quan

– Nguyên nhân chủ quan

3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ( chủ yếu nêu nguyên nhân chủ quan).

4. Một số kinh nghiệm (nêu một số kinh nghiệm chính quathực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ vừa qua)

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 2020 – 2025

I- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

1. Phương hướng

Về thuận lợi

– Về khó khăn

2. Mục tiêu chung

II- MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2020 – 2025.

2. Báo cáo chính trị đại hội chi bộ số 2

ĐẠI HỘI ĐẢNG VIÊN
CHI BỘ TRƯỜNG …….
LẦN THỨ……..
_______

Số: …-BC/CB

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

….., ngày ….tháng …. năm……

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA CHI BỘ TRƯỜNG …..
TRÌNH ĐẠI HỘI
NHIỆM KỲ …….
______________

Căn cứ vào kế hoạch……………………………..của Đảng ủy xã ……… về Kế hoạch chỉ đạo Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ………………

Đại hội Chi bộ Trường………… nhiệm kỳ…………………. là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đơn vị. Nhiệm vụ của Đại hội là kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm, rút ra bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ………………., xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới; lựa chọn và bầu vào chi bộ những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng, lối sống, năng lực công tác để xây dựng chi bộ và lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI BỘ NHIỆM KỲ………………

I/ Đánh giá tình hình:

1. Thuận lợi:

– Chi bộ nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của Cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ. Sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể của địa phương trong mọi hoạt động. Có Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng sát đúng với tình hình thực tế; CSVC cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đội ngũ CBGV cơ bản đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo cho công tác dạy và học. Số đảng viên đầu nhiệm kỳ………….., trong đó có……. đảng viên chính thức. Cuối nhiệm kỳ tăng số lượng đảng viên lên ………………, trong đó có ………… dự bị. Số Đảng viên nữ chiếm………………

2. Khó khăn:

– Do chi bộ sinh hoạt ghép của 02 trường vì vậy cũng gặp khó khăn trong công tác lãnh chỉ đạo các hoạt động của chi bộ. Cơ sở vật chất, phòng học, các phòng chức năng còn thiếu chưa đảm bảo để thực hiện học 02 buổi/ngày, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.

II/ Kết quả đạt được:

Nhiệm kỳ……………….., Chi bộ trường ……………………… tiếp tục thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, thực hiện việc: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, khắc phục những khó khăn, đã chỉ đạo và lãnh đạo đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các mặt sau:

1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở đơn vị.

Chi bộ đã tập trung chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình theo Quyết định 16/BGD&ĐT; chuẩn kiến thức-kỹ năng các môn học; linh hoạt thực hiện văn bản 5842/BGD&ĐT về hướng dẫn điều chỉnh nội dung trong dạy và học. Đối với Mẫu giáo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, triển khai thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Thực hiện cuộc vận động “Hai không” do Bộ giáo dục phát động bằng hình thức tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nội dung cuộc vận động, 100% CB/GV/NV đều thực hiện ký cam kết; phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện cuộc vận động. Phối hợp chặt chẽ giữa tổ, khối chuyên môn đến nhà trường xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh năng khiếu. Đánh giá học sinh một cách công bằng, khách quan theo thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học.

* Kết quả đạt được:

+ Đối với tiểu học:

– Nhiệm kỳ……………………., có 06 CSTĐ cấp cơ sở; 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 04 Giáo viên giỏi cấp huyện. Trường đạt Tập thể lao động tiên tiến cấp huyện và được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen.

– Chất lượng mũi nhọn:

Nhiệm kỳ qua có học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt giải Nhì toàn đoàn khối tiểu học, có 02 em đạt giải nhất và dự thi cấp tỉnh trong đó có 01 em đạt giải KK cấp tỉnh. Tổ chức các diễn đàn “Lắng nghe học sinh nói”; tham vấn học sinh; rung chuông vàng, đấu trường 100; ai là triệu phú vào các đợt sinh hoạt chủ điểm trong tháng; Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa học sinh với thầy cô giáo, với chính quyền; phụ huynh để tìm tiếng nói chung trong hoạt động nhà trường.

– Chất lượng đại trà:

– Học sinh lớp 5 HTCT Tiểu học tỉ lệ 100%;

– Học sinh hoàn thành tốt chương trình lớp học đạt 95,5 %

– Năng lực đạt 100%; Phẩm chất đạt 100%.

– Học sinh được khen thưởng chiếm 48,7 %.

– Phong trào đoàn đội đạt loại giỏi: 15 em.

+ Đối với mầm non:

– Có 04 Giáo viên giỏi cấp huyện, 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Trường đạt Tập thể lao động tiên tiến cấp huyện và được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen.

– Chất lượng mũi nhọn:

Trường tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: “Bé vui khỏe” Kết quả phần thi kỹ năng, bé có thời gian hoàn thành nhanh nhất huyện là bé……………………………

– Chất lượng đại trà:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mà ngành và địa phương giao thể hiện trên một số nội dung sau:

+ Tuyển sinh đầu năm đạt 111% (343/309 cháu)

+ Duy trì sĩ số 100%.

+ Hoàn thành chương trình trẻ 5T: 100%

+ Cháu ngoan, cháu ngoan xuất sắc: tỷ lệ 42%

– 100% các lớp thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN mới.

+ Thể nhẹ cân: 9,6% (Đầu năm SDD: 82 trẻ, cuối năm SDD còn 30 trẻ, giảm 52 trẻ).

+ Thể thấp còi: 9,96% (Đầu năm SDD: 81 trẻ, cuối năm SDD còn 31 trẻ, giảm 50 trẻ).

– Tham gia hội thi ĐDDH-ĐC tự làm về giáo dục thể chất cấp trường đạt kết quả cao, cấp huyện đạt giải khuyến khích.

Trong nhiệm kỳ vừa qua cả 02 nhà tr­ường đã không ngừng phát động phong trào thi đua “2 tốt”. Xây dựng mối đoàn trong nội bộ nhà trư­ờng, phát huy dân chủ trong đơn vị. Mỗi một CBGV thực sự gương mẫu, nhiệt tình trong công tác, tiêu biểu trong các phong trào như­: Đ/c ………………………….…

2) Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị:

2.1) Công tác xây dựng Đảng:

a) Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:

– Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng đến tận đảng viên và cán bộ, giáo viên trong đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị; tập trung chỉ đạo, lãnh đạo việc làm theo gương Bác Hồ một cách thiết thực, hiệu quả gắn với thực hiện Chỉ thị 57-CT/TU ngày 03/9/2014 của tỉnh ủy Ninh Thuận chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận Quyết định ban hành quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; Song song với thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Chi bộ tập trung chỉ đạo cho mỗi đảng viên và CBCC-VC xây dựng kế hoạch thực hiện; hàng tháng sinh hoạt chi bộ đảng viên báo cáo trước chi bộ những việc đã làm theo tấm gương của Bác, tổ chức rút kinh nghiệm trong việc thực hiện, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt.

b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, quản lý, phát triển đảng viên:

– 100% Đảng viên đều tham gia học tập tốt các Chỉ thị, Nghị quyết được tổ chức ở Đảng bộ, chi bộ và của ngành; Sau những đợt học tập chính trị, nhận thức của mỗi đảng viên, CBCC-VC được nâng lên và tạo nên sức mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ. Mỗi đảng viên luôn có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, gương mẫu trong công tác.

– Tạo điều kiện cho Cán bộ đảng viên tham gia học đại học, cao đẳng, trung cấp chính trị đến cuối nhiệm kỳ có 2 đ/c có trình độ lý luận chính trị trung cấp. 100% đảng viên có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

– Không ngừng duy trì và phát triển số lượng đảng viên, trong nhiệm kỳ…………….. kết nạp 02 đảng viên và được đề nghị chuyển đảng viên chính thức cho 01 đ/c mới chuyển về công tác tại trường mẫu giáo; Hiện chi bộ đã gửi 03 hồ sơ (mẫu giáo) cho đảng ủy xem xét và trình huyện ủy thẩm tra. Giới thiệu 4 quần chúng là đoàn viên ưu tú đi học lớp cảm tình đảng và đang được theo dõi, giúp đỡ để đề nghị chi bộ, đảng ủy xem xét.

– Phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên theo từng mảng công việc, phù hợp với tình hình đơn vị và nhiệm vụ của chi bộ.

– Tổ chức phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đúng quy định theo hướng dẫn của cấp trên. Nhiệm kỳ qua Chi bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh; 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 100% đảng viên tham gia sinh hoạt thường kỳ có chất lượng, đóng đảng phí đầy đủ, đúng quy định. Làm tốt công tác chuyển đảng viên đi, đến đảm bảo nguyên tắc.

c) Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng tổ chức đảng:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát từng đảng viên trong việc thực hiện đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm; phát hiện, nhắc nhở, ngăn ngừa kịp thời những sai phạm. Nghiêm túc phê bình những đảng viên chưa thật sự gương mẫu trong công tác, thực hiện tinh thần phê và tự phê để xây dựng tổ chức Đảng.

Kịp thời khuyến khích, động viên những đảng viên có thành tích trong công tác, tạo điều kiện cho mỗi đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì thế trong nhiệm kỳ qua không có đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong đơn vị hay vượt cấp.

2.2. Hoạt động các tổ chức quần chúng:

Chi bộ đã tập trung xây dựng tốt mối đoàn kết trong nội bộ nhà trường, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi bộ với Công đoàn, TTrND, Đoàn thanh niên, Đội TNTP. Thực hiện tốt Nghị định 71/CP về quy chế dân chủ ở đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Ban đại diện CMHS, các ban ngành đoàn thể trong xã.

Chi bộ đã tập trung chỉ đạo cho các đoàn thể trong đơn vị phát động các phong trào thi đua, các đợt phát động của ngành của địa phương như: Hội khỏe Phù Đổng, VN-TDTT, tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh, tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu về Đảng do Đảng ủy và ngành tổ chức. Xây dựng đội bóng chuyền Nam, Nữ để giao lưu với các đơn và tham gia giải bóng chuyền ngành giáo dục tổ chức hằng năm. Thực hiện đóng góp kịp thời và đầy đủ các loại quỹ do cấp trên phát động. Kịp thời thăm hỏi động viên cán bộ đảng viên, CC-VC gặp rủi ro, hoạn nạn. Đồng thời tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương tổ chức tốt các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, 03/02; 26/3; 30/4; 19/5 …

Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể thực hiện tốt an ninh trường học, phòng chống tai tệ nạn xã hội, không có hiện tượng các tệ nạn xã hội xâm nhập và trường học. Thực hiện tốt bảo hộ lao động và ATVS trong trường học.

…………………

3. Báo cáo chính trị của Chi bộ số 3

ĐẢNG BỘ TRƯỜNG …………

CHI BỘ …………………………….

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: …………………….

……….., ngày…tháng…năm….

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA CHI BỘ NHIỆM KỲ …..

TẠI ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ ….

Đại hội Chi bộ ………………………………………… nhiệm kỳ 2017 – 2020 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đơn vị. Nhiệm vụ của Đại hội là kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm, rút ra bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015 – 2017, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới; lựa chọn và bầu vào cấp ủy chi bộ những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng, lối sống, năng lực công tác để xây dựng chi bộ và lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ,

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG NHIỆM KỲ 2015-2017

I. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ

1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (có 2 phần: 1.1. Ưu điểm; 1.2. Khuyết điểm).

– Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn của chi bộ và nhiệm vụ được cấp ủy cấp trên giao;

– Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác;

2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh (có 2 phần: 2.1. Ưu điểm; 2.2. Khuyết điểm).

– Lãnh đạo công tác quốc phòng toàn dân và thực hiện chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở đơn vị.

II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (có 2 phần: 1.1. Ưu điểm; 1.2. Khuyết điểm).

– Việc phổ biến, quán triệt và lãnh đạo đảng viên, quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

– Công tác phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh với những biểu hiện về tư tưởng và hành vi (nói, viết, làm …) trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Việc nắm tình hình tư tưởng và diễn biến tư tưởng của đảng viên, quần chúng để có biện pháp lãnh đạo hoặc báo cáo lên cấp trên giải quyết.

2. Công tác tổ chức xây dựng đảng (có 2 phần: 2.1. Ưu điểm; 2.2. Khuyết điểm).

– Công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng

chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh và nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, đảng viên;

– Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy, đảng bộ, chi bộ; thực hiện tự phê bình, phê bình và nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng;

– Thực hiện chế độ sinh hoạt đảng định kỳ và đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ; xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng;

– Công tác giáo dục, bồi dưỡng, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; thực hiện việc giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú;

– Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn và kết nạp đảng viên; nhất là ở những địa bàn trọng yếu, những nơi có ít hoặc chưa có đảng viên.

3. Công tác kiểm tra, giám sát (có 2 phần: 3.1. Ưu điểm; 3.2. Khuyết điểm).

– Công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và các nhiệm vụ được giao; việc phát hiện, xử lý đảng viên sai phạm; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác;

4. Công tác lãnh đạo xây dựng chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội (có 2 phần: 4.1. Ưu điểm; 4.2. Khuyết điểm).

– Công tác xây dựng và phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền; việc xem xét, giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở và những đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân thuộc trách nhiệm của chính quyền cơ sở;

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức; xây dựng khối đoàn kết toàn đơn vị.

III. MỐI QUAN HỆ (có 2 phần: 1. Ưu điểm; 2. Khuyết điểm).

– Mối quan hệ giữa chi bộ với lãnh đạo đơn vị, với lãnh đạo Nhà trường, các khoa, phòng, ban và các tổ chức chính trị – xã hội trong Nhà trường.

– Mối quan hệ giữa chi bộ với các tổ chức đảng cấp trên.

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI, KHEN THƯỞNG CHI BỘ VÀ ĐẢNG VIÊN

1. Đánh giá, phân loại chi bộ, đảng viên hàng năm

1.1. Tập thể

1.2. Cá nhân

2. Tuyên dương, khen thưởng chi bộ đảng viên hàng năm

2.1. Tập thể

2.2. Cá nhân

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

1. Những ưu điểm chính và nguyên nhân

1.1. Những ưu điểm chính

1.2. Nguyên nhân ưu điểm

2. Những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Khuyết điểm, hạn chế

2.2. Nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế

3. Bài học kinh nghiệm

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

NHIỆM KỲ 2017-2020

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU

1. Phương hướng, mục tiêu chung

2. Chỉ tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng Đảng

2.2. Lãnh đạo xây dựng đơn vị và tổ chức đoàn thể

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Lãnh đạo thực hiện nhiêm vụ chính trị

1.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

1.2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh

2. Công tác xây dựng Đảng

2.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

2.2. Công tác tổ chức xây dựng đảng

2.3. Công tác kiểm tra, giám sát

2.4. Công tác lãnh đạo xây dựng chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội

3. Mối quan hệ (các tổ chức Đảng các cấp, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội)

Nơi nhận:

– Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ……

– Đảng ủy trường ……..

– Lưu chi bộ.

T/M CHI BỘ

BÍ THƯ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm