VIỆT BẮC
8 CÂU THƠ ĐẦU
VIỆT BẮC
( Tố Hữu )

1. Mở bài.
Tố Hữu là một trong nhà lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc, có lẽ vì vậy, nổi bật trong phong cách thơ ông chính là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. Bài thơ Từ ấy/ Việt Bắc là bằng chứng sinh động về vẻ đẹp của thơ ca Tố Hữu…(đề bài)

2. Giới thiệu chung.
Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây là khúc giao thời của lịch sử: cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội. Đây còn là khúc giao thời của lòng người:cuộc bàn giao giữa chiến tranh và hòa bình đặt ra những vấn để tư tưởng, tình cảm rất bức thiết: liệu cuộc sống hòa bình, yên vui có làm cho người ta quên đi nhân dân đã đổ máu xương làm nên thành công của cuộc cách mạng, ham hưởng thụ hòa bình có làm người ta quên đi những tháng năm gian khổ, nghĩa tình: “ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Chỉ những lúc người ta dễ quên nhất ấy, bài thơ “ Việt Bắc” xuất hiện vừa để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, vừa như một lời nhắc nhở kịp thời, sâu lắng làm lay động lòng người: hãy nhớ lấy máu xương và nghĩa tình sâu nặng của nhân dân, hãy giữ lấy những tình cảm thủy chung của nhân dân đối với Cách mạng. Đây là thời điểm nhắc nhở rất có ích không chỉ cho lúc bấy giờ mà còn cho cả mai sau.Vị trí đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ, tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ của anh cán bộ miền xuôi. Đó là khúc ân tình trong bài ca trữ tình – chính trị “Việt Bắc” đằm thắm vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.
3.Thân bài
3.1. a. Giới thiệu chung
Đoạn thơ mở đầu đoạn trích như để khơi nguồn nỗi nhớ, khơi nguồn kỉ niệm. 8 câu thơ chia làm 2 phần : 4 câu đầu : Lời của người ở, 4 câu sau : Lời của kẻ đi. Vì sao người ở lại là người cất lên câu hỏi ? Đây thực chất là một nhu cầu tình cảm hết sức tự nhiên, những người ở lại luôn trăn trở băn khoăn tự hỏi liệu kẻ đi có còn nhớ mình không. Chẳng phải trong ca dao người ta vẫn thường hay nghi vấn :
” Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Nó không chỉ là một cái bức xúc về mặt tâm lý, mà còn là biểu thị về mặt tình cảm, hẳn người ở đang nhung nhớ nghĩ suy về kẻ đi, bản thân không nhớ, không suy nghĩ thì khó có thể cất lên câu hỏi da diết ấy.
3.2.. 4 câu đầu : Lời của người ở
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
4 câu thơ nhưng lại xuất hiện những 2 câu hỏi : ” có nhớ ta? “, “có nhớ không? “, rồi đến 4 chữ “nhớ” như để diễn tả cảm xúc hết sức dồn dập, mãnh liệt, da diết. Đây không chỉ là người ở đòi hỏi yêu thương, mà còn là sự phân thân của chủ thể trữ tình, những câu hỏi xoáy vào tâm can của người hỏi, thể hiện trách nhiệm của nhân vật trữ tình. Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. Các xưng hô “mình – ta” mộc mạc, thân gần gợi liên tưởng ca dao: “Mình về ta chẳng cho về – Ta nắm dải áo, ta đề bài thơ”. “15 năm” là chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ năm 1940 thời kháng Nhật và tiếp theo là phong trào Việt Minh, đồng thời cũng là chi tiết gợi cảm – nói lên chiều dài gắn bó thương nhớ vô vàn. Câu thơ mang dáng dấp một câu Kiều – Mười lăm năm bằng thời gian Kim – Kiều xa cách thương nhớ mong đợi hướng về nhau (Những là rày ước mai ao – Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình). Cảm xúc đậm đà chất dân gian, đậm đà chất Kiều. Âm điệu ngọt ngào, giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy dạt dào thiết tha. Việt Bắc hỏi về: “Mình về mình có nhớ không – Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”. Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc – cội nguồn cách mạng. Nỗi nhớ tràn ngập cả thời gian Mười năm năm, cả không gian “cây – núi, sông – nguồn”
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:
3.3. 4 câu sau : Lời của kẻ đi
Người ra đi thì lại không hề có lời đáp lại, mà tình cảm của họ được biểu thị bằng hành động. Họ đã quá thấu hiểu được tình cảm, tấm lòng của người ở lại. Khoảng cách về không gian có thể xa xôi, nhưng tiếng nói trái tim thì đã đến được với nhau -> tạo ra một nghịch lý : tình cảm thì bâng khuâng day dứt, không muốn rời xa, nhưng bước chân thì vẫn phải tiếp tục lên đường.
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
“Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc. Ba từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt : sự hô ứng đồng vọng của cảm xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng, dùng dằng níu kéo. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà Nội (10-1954), biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
“Áo chàm đưa buổi phân li” là một hoán dụ, màu áo chàm, màu áo xanh đen đặc trưng của người miền núi Việt Bắc – tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể “áo chàm”, chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Tấm áo vốn dành để tượng trưng cho con người, rưng rưng kỉ niệm. Ở bài thơ khác, Chế Lan Viên đã từng có kỉ niệm sâu sắc với đồng bào Tây Bắc :
” Con nhớ anh con, người anh du kích
Tấm áo nâu anh mặc đêm công đồn
Tấm áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh gửi lại cho con. ”
Màu chàm : màu của đất, của thiên nhiên, màu của Việt Bắc. Trong thơ ca đã không ít những cuộc chia li gắn với những gam màu ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Mỹ trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã viết :
” Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
….
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rức như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia li. ”
Vậy là, “khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”. Cuộc chia li giữa đồng bào với người chiến sĩ là điều tất yếu. Những người chiến sĩ ra đi lúc này mang nhiệm vụ mới. Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” đầy tính chất biểu cảm – biết nói gì không phải không có điều để giải bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng…
4.Đánh giá.
Nói thơ Tố Hữu đậm chất sự thi lãng mạn thời ấy thì bài thơ mày là một minh hoạ rõ nét. Nói thơ Tố Hữu mang chất trữ tình cũng rõ ở đoạn thơ này, tính tưởng tượng được chắp cánh trong không khí hào hùng vẻ vang, xuất phát từ những bước ngoặt của cuộc chiến phải chăng những cảm xúc ấy sản sinh ra những vần thơ để muôn đời thế hệ sau như được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc. Và hào hùng như thế lại được nhà thơ thể hiện bằng chất thơ giọng nỗi niềm vạch ra từ mạch thơ “nhớ”, “ta về ta nhớ”, “ta vui”.
5.Kết luận
Đoạn thơ 8 câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến . Qua đó , đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc . Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi , dồn dập , mạnh mẽ , sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại , là đạon thpơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.