Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân là một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên môn học này được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:

A. Hiến pháp                    B. Hiến pháp và luật

C. Luật hiến pháp             D. Luật và chính sách

Câu 2: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:

A. như nhau         B. ngang nhau           C. bằng nhau             D. có thể khác nhau.

Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo                  B. thu nhập, tuổi tác, địa vị

C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo        D. dân tộc, độ tuổi, giới tính

Câu 4: Học tập là một trong những:

A. nghĩa vụ của công dân                  B. quyền của công dân

C. trách nhiệm của công dân             D. quyền và nghĩa vụ của công dân

Câu 5: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 6: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Link download bản full: Tại đây