Phổ biến Pháp luật

Xét tuyển đại học đợt 2 năm 2021

Những điều cần biết về xét tuyển đại học đợt 2
412

Những điều cần biết về xét tuyển đại học đợt 2

Thông tin về xét tuyển đại học đợt 2 năm 2021 là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi mà mới đây hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc đã công bố điểm chuẩn xét tuyển năm học 2021. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số thông tin cần biết về xét tuyển đại học đợt 2, mời các bạn cùng tham khảo.

Sau đây là một số thông tin quan trọng về tuyển sinh bổ sung hay còn gọi là xét tuyển đợt 2, các thí sinh nên tham khảo để hiểu rõ hơn về hình thức tuyển sinh này.

1. Xét tuyển đợt 2 là gì?

Xét tuyển đợt 2 là gì? Đây là một trong những hình thức tuyển chọn sinh viên của các trường đại học. Sau khi kết thúc xét tuyển đại học đợt 1 với mức điểm chuẩn mà các trường đại học đã công bố, trường nào không tuyển đủ chỉ tiêu theo đề án tuyển sinh ban đầu hoặc do thí sinh đã trúng tuyển nhưng không tham gia nhập học thì sẽ có những phương pháp để tiếp tục xét tuyển đợt 2, thậm chí có đợt 3, đợt 4… Xét tuyển sẽ được thực hiện cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Hình thức này được gọi là những đợt xét tuyển đại học bổ sung.

2. Các trường đại học xét tuyển đợt 2 năm 2021

Những trường đại học chưa tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt xét tuyển đợt 1 sẽ bổ sung thêm sinh viên bằng hình thức xét tuyển đợt 2 này. Hầu hết là những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu sẽ có thông báo ngay sau khi kết thúc đợt 1 tuyển sinh trên cổng thông tin tuyển sinh của trường. Sinh viên có thể kiểm tra thông tin trên Website của trường hoặc có thể tham khảo thông tin được các trang mạng uy tín tổng hợp lại để biết được trường nào tổ chức tuyển sinh đợt 2.

Các trường đại học sẽ tiến hành xét tuyển bổ sung nhiều đợt cho đến khi trường tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, ngoài xét tuyển bổ sung đợt 2 thì nhiều trường vẫn tiếp tục xét tuyển bổ sung những đợt khác nữa như đợt 3, đợt 4. Tuy vậy, hãy lưu ý rằng càng về sau thì sẽ càng có ít trường tuyển sinh. Do đó các bạn nên cân nhắc để chọn trường sao cho phù hợp nhé.

3. Điều kiện tham gia xét tuyển đợt 2

Thí sinh đã trượt tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học đợt 1.

Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không nộp phiếu điểm cho trường đã trúng tuyển để xác nhận nhập học thì vẫn đủ điều kiện để tham gia đăng ký xét tuyển đợt 2. Trong trường hợp đã nộp phiếu điểm có nghĩa là bạn đã xác nhận nhập học tại trường đó thì sẽ không được tham gia xét tuyển đợt 2). Các trường đại học sẽ kiểm tra lại trên hệ thống xem những thí sinh nào đã nộp phiếu kết quả và tiến hành loại khỏi danh sách xét tuyển bổ sung đợt 2.

Trong đợt đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 2 thì các thí sinh cũng được phép đăng ký xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành. Các bạn không bị hạn chế về số lượng giống như đợt 1. Tất nhiên là bạn sẽ chỉ đăng ký được vào những trường, những ngành được thông báo có xét tuyển bổ sung.

Lưu ý: Phiếu kết quả điểm sẽ chỉ có một tờ duy nhất, khi bạn đã gửi phiếu xác nhận nhập học vào trường nào đó thì các bạn cũng không được trả lại nữa. Nếu không có phiếu kết quả điểm thì cũng có nghĩa rằng các bạn không thể tham gia xét tuyển các đợt bổ sung được. Do đó, hãy sáng suốt để lựa chọn trường phù hợp nhất cho mình nhé.

4. Phương thức xét tuyển đợt 2

Các bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến. Nguyên tắc xét tuyển đợt 2 sẽ là xét điểm thi từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu mà nhà trường cần, vẫn tính cả điểm ưu tiên, khu vực theo NV1. Các trường sẽ đảm bảo tất cả các hồ sơ hợp lệ và không có chuyện ưu tiên cho những thí sinh nộp trước.

– Hồ sơ để nộp vào các trường xét nguyện vọng 2 thì phải làm như thế nào? Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường.

+ Lệ phí xét tuyển.

+ 1 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh Ngoài ra các bạn thí sinh có thể đăng ký xét tuyển đợt 2 trực tuyến, có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại.

5. Lưu ý khi đăng ký xét tuyển đợt 2

Bạn nên chọn trường hoặc chọn khoa thật kỹ, ít nhất cũng phải cao hơn với điểm nguyện vọng 1 từ 1 đến 2 điểm, nếu muốn chắc ăn hơn nên chênh nhau khoảng 3 đến 4 điểm. Vì nhiều trường, cách biệt điểm số giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 có khi lên tới 5 điểm, 6 điểm có khi 7 điểm, nhưng cũng có một số trường xét nguyện vọng 2 bằng với nguyện vọng 1 hoặc bằng với điểm sàn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm