Biểu mẫuThủ tục hành chính

Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên dự bị, chính thức
47

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên dự bị, chính thức

Hướng dẫn viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2021 theo mẫu là bản hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cho các Đảng viên dự bị, đảng viên chính thức vào thời điểm cuối năm 2021 – 2022. Mời bạn đọc tải hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2021 để tham khảo cách viết bản kiểm điểm.

I. Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2021

1 Yêu cầu Đảng viên

II. Hướng dẫn xếp loại: Viết bản kiểm điểm

Hướng dẫn viết bản kiểm điểm Đảng viên

Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất

Đảng viên tự nhận mức xếp loại một trong 4 mức sau.

1. Xếp loại chất lượng Đảng viên

2. Xếp loại chất lượng cán bộ, công chức (gồm 4 mức) đối với chi bộ cơ quan và các chi bộ trường học

3. Viết bản kiểm điểm theo hướng dẫn sau

Đối với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.

a. Về tư tưởng chính trị: Sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; việc chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm và chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng; tinh thần học tập nâng cao trình độ, hiểu biết và nâng cao trình độ của bản thân.

b. Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa các nhân, lối sống thực dụng, nối không đi đôi với làm; đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân; việc giữ gìn đạo đức lối sống và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đảng viên; việc chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm; tính trung thực khách quan trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

c. Về thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao: Tinh thần trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành, chức trách và nhiệm vụ được giao; ý thức xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị.

d. Về ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; ý thức chấp hành quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị và nơi cư trú; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu và tự sữa chữa khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình; việc thực hiện chế độ sinh hoạt Đảng.

III. Một số điểm mới trong đánh giá xếp loại Đảng viên từ năm 2020

1. Thêm đối tượng Đảng viên không phải đánh giá, xếp loại

Theo quy định cũ, tại Hướng dẫn số 16, Đảng viên trong toàn Đảng phải tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên trừ trường hợp được miễn công tác và sinh hoạt Đảng.

Tuy nhiên, tại Hướng dẫn số 21 HD/BTCTW ngoài 02 đối tượng trên, Hướng dẫn 21 đã bổ sung thêm đối tượng Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng cũng không phải thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng.

Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng.

Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng. Việc đánh giá, xếp loại đảng viên gồm các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… Trong đó, có nội dung phải đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trước đây, 27 biểu hiện được liệt kê cụ thể thành 82 nội dung nêu tại phụ lục kèm theo Hướng dẫn số 16 nhưng chỉ có 2 cấp độ là có biểu hiện và không có biểu hiện. Bởi vậy, việc quy định này sẽ rất khó khăn cho đảng viên liên hệ, nhận định và đánh giá cụ thể cũng như khắc phục, sửa chữa. Thay vào đó, cấp có thẩm quyền hướng dẫn nhận diện và đấu tranh với các biểu hiện của từng đối tượng khác nhau

2. Bỏ phụ lục 27 biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức

Việc đánh giá, xếp loại Đảng viên gồm các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… Trong đó, có nội dung phải đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh.

Trước đây, 27 biểu hiện được liệt kê cụ thể thành 82 nội dung nêu tại Phụ lục kèm theo Hướng dẫn 16 nhưng chỉ có 02 cấp độ là có biểu hiện và không có biểu hiện. Bởi vậy, việc quy định này sẽ rất khó khăn cho Đảng viên liên hệ, nhận định và đánh giá cụ thể cũng như khắc phục, sửa chữa

Từ thực tiễn trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ Phụ lục kèm theo. Thay vào đó, cấp có thẩm quyền hướng dẫn nhận diện và đấu tranh với các biểu hiện của từng đối tượng khác nhau.

3. Cụ thể hóa khung tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại Đảng viên

Một trong những điểu nổi bật của Hướng dẫn 21 là việc sửa đổi khung tiêu chuẩn các mức chất lượng theo hướng cụ thể hóa các tiêu chí với 04 cấp độ:

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo. Được đánh giá “Xuất sắc” với các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; các tiêu chí còn lại được đánh giá “Tốt” trở lên. Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

– Với Đảng bộ: Có 100% tổ chức Đảng trực thuộc xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong đó có từ 80% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”;

– Với Chi bộ: Có 100% Đảng viên được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, trong đó có từ 80% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên;

– Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Được đánh giá “Tốt” với các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; các tiêu chí còn lại được đánh giá “Trung bình” trở lên. Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Hoàn thành nhiệm vụ: Được đánh giá “Trung bình” trở lên các tiêu chí cơ bản. Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.

Không hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ”; có 1 trong số các trường hợp: Bị kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Tham khảo thêm

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm