Đơn xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương
Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm hay đơn xin xác nhận hạnh kiểm được sử dụng trong việc bạn muốn chứng minh, xác nhận hạnh kiểm cá nhân tại công an địa phương, có chấp nhận pháp luật hoặc có tiền án tiền sự ở địa phương hay không…. Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm ở địa phương tại đây.
1. Giấy xác nhận hạnh kiểm là gì?
Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm là biểu mẫu được sử dụng để chứng minh nhân thân, không vi phạm pháp luật, do cơ quan công an tại địa phương nơi bạn cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú) xác nhận.
2. Mục đích xác nhận hạnh kiểm
Hạnh kiểm là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với mọi người nhưng xác nhận hạnh kiểm thì còn số đông người chưa biết đến. Xác nhận hạnh kiểm chính là việc mà cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xác nhận về nhân thân, lý lịch cho người có yêu cầu.
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là loại đơn mà người làm đơn cung cấp tổng thể các thông tin cá nhân, đồng thời thể hiện mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xác nhận hạnh kiểm của người làm đơn, cũng như mục đích của việc xác nhận hạnh kiểm để làm gì.
Đơn xin xác nhận hạnh kiểm chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định có xác nhận hạnh kiểm cho người làm đơn theo yêu cầu của người đó hay không. Đây cũng là tài liệu mà người lao động cần cung cấp được khi người sử dụng lao động yêu cầu để tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của một người chính là Cơ quan Công an nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi người làm đơn xin xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú. Bởi Cơ quan Công an chính là nơi quản lý hồ sơ, cập nhật, lưu trữ về lý lịch của người có hộ khẩu thường trú.
3. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm ở địa phương số 1
Nội dung cơ bản của mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm ở địa phương như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: |
Công an Phường (Xã): ………………… Quận (Huyện): …………………………… |
Tôi đứng tên dưới đây là:…………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………….
Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………
Quê quán:……………………………………………………………..Dân tộc:…………………………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ tạm trú:………………………………………………………………………………………………
Số CMND / Hộ chiếu:………………………………………………………………………………………
Cấp ngày:………………………………………………….Tại:…………………………………………….
Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương……….
Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty ……………………….
|
Ngày……….. tháng……….năm 200…… |
Xác nhận của địa phương |
Kính đơn |
4. Đơn xin xác nhận hạnh kiểm số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: |
Công an Phường (Xã): ……………….. Quận (Huyện): ………………………….. |
Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………………….
Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………
Nguyên quán: ………………………………………. Dân tộc: …………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ tạm trú: ………………………………………………………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu: ……………………. Cấp ngày: ………………….. Tại: ………………………..
Kính mong Công an phường (xã) xác nhận về hạnh kiểm của tôi: từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.
Lý do để bổ túc hồ sơ: xin việc làm.
…………….., ngày……tháng…….năm……. | |
Xác nhận của công an Phường (Xã): ………………Quận (Huyện): ………………… |
Kính đơn |
5. Đơn xin xác nhận hạnh kiểm uber số 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM
Kính gửi: |
Công An Phường (Xã) ……………………………….. Quận (Huyện) ………………………………………….. Thành Phố (Tỉnh) ……………………………………… |
Tôi tên là ………………………………………………. sinh ngày ………. tháng ……… năm ………
Giấy CMND số …………………………………… cấp tại Công An ………………………………… ngày ……… tháng …… năm ………….
Hộ khẩu thường trú (tạm trú) tại …………………………………………………………………………..
Nay tôi viết đơn này, xin được chứng nhận trong quá trình sống tại địa phương, bản thân không vi phạm bất cứ quy định gì.
Lí do: ……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…………., ngày….tháng….năm….. | |
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN | NGƯỜI KHAI KÍ TÊN |
6. Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm
Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo hướng dẫn phía dưới thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.
Luật lý lịch tư pháp, hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để đi làm mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Theo quy định tại điều 44 Luật lý lịch tư pháp quy định thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm các cơ quan sau:
“1.Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
a. Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
a. Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c. Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”
* Thời hạn giải quyết
– Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.
Như vậy, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp cho thấy công an phường không có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn mà phải là Sở tư pháp nơi bạn thường trú.
* Hồ sơ gồm:
– Đơn xin xác nhận hạnh kiểm (theo mẫu);
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Sổ hộ khẩu.
7. Cách ghi đơn/giấy xin xác nhận hạnh kiểm
– Kính gửi: Ghi tên công an của phường (xã) và quận (huyện) nơi bạn đang sinh sống.
– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.
– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.
– Nguyên quán: Quê hương của bạn.
– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.
– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.
– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.
– Số CMND/ Hộ chiếu:……………….Cấp ngày:…………….Tại:…………: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.
– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.