Biểu mẫuGiáo dục - Đào tạo

Hoạt động ý nghĩa cho ngày 26/3

Những hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn
47

Những hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn

Bản in

Hưởng ứng tháng thanh niên và hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26 – 3, Thiquocgia.vn xin chia sẻ với các bạn những hoạt động 26/3 ý nghĩa để các bạn cùng tham khảo.

Các phong trào hoạt động kỷ niệm ngày 26/3

1. Phong trào thi đua tuần học tốt, giờ học tốt

Hoạt động đầu tiên có ý nghĩa thiết thực chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26 – 3 trong các đơn vị trường học đó chính là: Phong trào thi đua tuần học tốt, giờ học tốt. Phong trào được các thầy cô, các em học sinh, sinh viên hưởng ứng mạnh mẽ và sôi nổi.

Mục đích yêu cầu của hoạt động:

Giáo dục đội viên, đoàn viên giữ gìn, phát huy truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn.

Tăng cường thực hiện tốt kỉ cương, nề nếp nhà trường, đổi mới giáo dục học sinh và thực hiện tốt công tác chủ nhiệm

Nâng cao chất lượng đội viên, đoàn viên, phát triển toàn diện cho các em.

Đưa phong trào học tập của nhà trường ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Tùy từng đơn vị trường học, dưới sự phát động của cô tổng phụ trách và bí thư đoàn, nội dung của phong trào có những đặc trưng riêng. Chẳng hạn như quy định về các giờ học và tiết học phải đạt tiêu chuẩn gì, có phân công theo dõi, xếp loại và đánh giá khách quan nhất.

2. Phong trào “Trang trí lớp học”, “Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh”

Hoạt động ý nghĩa 26/3

Phong trào “Trang trí lớp học”, “Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh” là một trong những nội dung quan trọng trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiếp cận mô hình “Trường học mới” xuyên suốt cả

năm học trong mỗi nhà trường, trong đó vai trò nòng cốt chính là đội viên và đoàn viên. Đặc biệt, phong trào ấy càng trở nên ý nghĩa trong tháng hoạt động mạnh chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26-3.

Mục đích yêu cầu của hoạt động:

Tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu trường lớp.

Trao đổi thông tin của từng lớp học, tạo hứng thú cho quá trình dạy học.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôn vinh học sinh và sản phẩm của học sinh.

“Trang trí lớp học”, “Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh” phải đảm bảo yêu cầu đẹp, có sáng tạo và mang ý nghĩa giáo dục.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Trang trí lớp học theo quy định và biểu điểm cho trước. Các lớp trồng mới cây hoa, nhổ cỏ, cắt tỉa từng ngày. Sau đó, ban thi đua đánh giá, tổng hợp và xếp loại, tuyên dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong đợt thi đua chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26 – 3.

3. Tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới

Hàng năm cứ đến ngày truyền thống của Đoàn, các tổ chức Đoàn lại tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới để bổ sung thêm lực lượng xung kích cho Đoàn, đồng thời cũng là hoạt động thiết thực nhất kỉ niệm niệm sinh nhật Đoàn 26 -3.

Mục đích, yêu cầu của hoạt động:

Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh, bổ sung lực lượng chính trị nhằm tăng về quy mô, tổ chức và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, khơi dậy niềm tự hào đối với đoàn viên được kết nạp.

Tạo cơ hội cho thanh niên có điều kiện trưởng thành trong quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, và đóng góp, cống hiến của phong trào của tổ chức.

Quy trình kết nạp đoàn viên mới đảm bảo theo đúng Điều lệ Đoàn, quy định về công tác phát triển đoàn viên.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Mở các lớp bồi dưỡng về tình cảm Đoàn, tìm hiểu tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho các đối tượng thanh niên.

Lễ kết nạp đoàn viên mới phải được tổ chức trang trọng, tạo ấn tượng sâu sắc, khơi dậy niềm tự hào, vinh dự đối với đoàn viên mới, tuyển chọn được những thanh niên tiêu biểu, đủ điện kiện đứng tông hàng ngũ của Đoàn.

4. Tổ chức hội trại 26/3 truyền thống

Một trong những hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo đoàn viên tham gia trong tháng thanh niên và chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26 – 3 chính là tổ chức hội trại truyền thống. Tùy từng cơ sở và tổ chức đoàn, hội trại được diễn ra với các hình thức tổ chức phong phú và đa dạng.

Hội trại 26/3

Mục đích yêu cầu của hoạt động:

– Là hoạt động trọng tâm có ý nghĩa thiết thực để tuổi trẻ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 – 3.

– Là sân chơi bổ ích để đoàn viên thanh niên có cơ hội rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, ý thức kỉ luật, tinh thần đoàn kết và tính đồng đội trong việc thực hiện các hoạt động của hội trại, đồng thời bổ sung kiến thức, kĩ năng tổ chức các hoạt động cộng đồng và sinh hoạt tập thể.

– Hội trại phải được tổ chức khoa học, an toàn, tiết kiệm; phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của sinh viên.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Ban tổ chức sẽ lựa chọn chủ đề cho hội trại với các quy định cụ thể về quy mô, số lượng, thời gian và địa điểm cắm trại. Ngoài ra, các nội dung hoạt động của hội trại cũng có chương trình chi tiết kèm theo như các trò chơi, đêm lửa trại, liên hoan văn nghệ,….

5. Hội diễn văn nghệ 26/3

Hội diễn văn nghệ là một hoạt động ý nghĩa không thể thiếu để chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26-3. Cứ đến tháng thanh niên, các tổ chức Đoàn khắp nơi trên cả nước lại nô nức luyện tập các tiết mục văn nghệ đặc sắc để tham gia hội diễn. Hoạt động này không bao giờ cũ và nhàm chán bởi nó có sức hút vô cùng lớn, cổ vũ tinh thần đoàn viên thanh niên yêu văn nghệ và là cơ hội để thể hiện tài năng tuổi trẻ.

Mục đích yêu cầu của hoạt động:

-Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong thanh thiếu niên.

– Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức thẩm mỹ, tính sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật.

– Tạo điều kiện giao lưu, thắt chặt tinh thần đoàn kết, kĩ năng sống khi hoạt động tập thể, thể hiện mình trước đám đông.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Chương trình hội diễn phải được lên kế hoạch trước để các chi đoàn tham gia tập luyện. Các tiết mục tham gia biểu diễn phải đúng chủ đề, phong phú về các tiết mục tham dự: hát đơn ca, song ca, tốp ca, kịch, tiểu phẩm, nhảy dân vũ,….Mỗi phần thi sẽ được chấm điểm theo các tiêu chí có sẵn, có hình trao thưởng, động viên cho những cá nhân và tập thể xuất sắc.

6. Thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn 26 – 3, song song với hội diễn văn nghệ thì thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian cũng luôn được các bí thư đoàn lên kế hoạch tổ chức. Hoạt động này có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Mục đích yêu cầu của hoạt động:

– Nâng cao nhận thức của đoàn viên trong việc rèn luyện sức khỏe, nhận thức về nét đẹp của các trò chơi dân

gian.

– Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn

và phát huy các trò chơi dân gian, bản sắc văn hóa dân tộc.

– Thắt chặt tinh thần đoàn kết, thi đua, giao lưu, học hỏi của đoàn viên thanh niên.

– Tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho đoàn viên với không khí vui tươi, phấn khởi.

Nội dung, hình thức tổ chức:

Dựa theo kế hoạch cụ thể, chi tiết của ban tổ chức, đoàn viên thanh niên sẽ được tham gia vào ngày hội thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian hấp dẫn như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, kéo co, bịt mắt bắt dê, chơi bóng nước, nhảy bao bố,…

7. Xếp hình bản đồ Việt Nam, đồng diễn biểu biểu dương lực lượng

Xếp hình bản đồ Việt Nam, đồng diễn biểu biểu dương lực lượng nhân Ngày thành lập Đoàn 26- 3 đang ngày được thanh niên hưởng ứng sôi nổi. Đây cũng là mô hình đang được nhân rộng bởi ý nghĩa sâu sắc của hoạt động này đem lại cho công dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.

Mục đích, ý nghĩa

– Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng.

– Xác định lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng trong thanh thiếu niên, tích cực học tập, rèn luyện để trở thành những chủ nhân của đất nước.

– Khẳng định vai trò sứ mệnh của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Rèn luyện nhân cách, kĩ năng sống, sinh hoạt tập thể, giao lưu học hỏi, tinh thần đoàn kết.

Hình thức tổ chức:

Hoạt động xếp hình, đồng diễn biểu dương lực lượng được diễn ra trong ngày kỉ niệm Đoàn 26 – 3 phải tạo được sự lan tỏa và thống nhất. Tùy vào số lượng đoàn viên thanh niên mà xếp hình bản đồ Việt Nam theo kích thước to, nhỏ, khác nhau. Sao cho mô hình sau khi xếp đảm bảo tính thẩm mỹ và khơi dậy được niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.

8. Hiến máu nhân đạo

Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân tương ái của mọi người. Hoạt động này được Trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam duy trì thường xuyên và được đông đảo tầng lớp thanh niên tham gia. Đặc biệt, hiến máu nhân đạo để chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26 – 3 khiến cho hoạt động này càng trở nên ý nghĩa, có sức lan tỏa rộng đối với giới trẻ.

Mỗi cơ sở và tổ chức Đoàn lại có những hình thức tổ chức kỉ niệm và chào mừng Ngày thành lập Đoàn khác nhau. Tuy nhiên, dù ở đâu, chỉ cần đoàn viên thanh niên phát huy được hết tinh thần và sức trẻ của mình thì phong trào ở đó và các hoạt động cụ thể của Đoàn mới thực sự ý nghĩa nhất.

9. Phong trào “tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”

Đã từ lâu phong trào “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” trở thành một nghĩa cử cao đẹp, được các tập thể, tổ chức tham gia hưởng ứng sôi nổi. Đây là chuỗi phong trào, hoạt động luôn được đề ra trong chương trình hành động nhằm hướng tới các ngày lễ kỉ niệm như 26/3. Qua phong trào này, các thành viên có dịp quan tâm sâu sát, đoàn kết hơn về vật chất, tinh thần đối với những thành viên gặp khó khăn trong đơn vị tổ chức hoặc điểm đến từ thiện. Tinh thần tương thân tương ái càng ý nghĩa hơn khi hiện hữu qua bao việc làm, hành động và trở thành sợi dây cố kết, giúp cộng đồng chung tay vượt qua khó khăn, thách thức. Đặc biệt năm nay với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tinh thần ấy lại hiện lên dung dị mà ấm áp giữa đời thường, như minh chứng cho sức trường tồn của truyền thống quý báu của dân tộc.

Mục đích:

Giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho đoàn viên thanh niên. Nâng cao ý thức sâu sắc và xem đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa, cùng nhau đồng lòng, đồng sức phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.
Rèn luyện nhân cách, kĩ năng sống, giao lưu học hỏi, tinh thần đoàn kết, và cảm thông trước những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn.

Nội dung, hình thức:

Kêu gọi tất cả các cá nhân của tổ chức chia sẻ những khó khăn với các Đoàn viên, thanh niên, hoặc các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn bằng cách ủng hộ các đồ dùng thiết yếu như: quần áo hoặc đồ dùng học tập… Bên cạnh đó có thể quyên góp bằng số tiền tùy tâm để gộp vào quỹ “tương thân tương ái”. Số tiền được sử dụng để ủng hộ những mảnh đời khó khăn, hoặc gửi tới những thành viên thất nghiệp do đại dịch Covit 19… Phong trào này đã góp phần san sẻ yêu thương, làm ấm lòng biết bao người nghèo…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm