Tiếng Anh

Jsc là gì? Tìm hiểu về cơ cấu của Joint Stock Company

Các loại hình công ty luôn là đề tài quan trọng khi học tiếng anh thương mại. Jsc là gì và định nghĩa ra sao? Cùng VerbaLearn.com tìm hiểu nhé
115

Nói đến các thuật ngữ chuyên ngành, ít nhiều bạn cũng đã từng gặp qua các từ như JSC, Ltd, Plc,…Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ JSC là gì và chúng được dùng trong tình huống nào? Để giúp các bạn cũng như những nhà đầu tư trẻ trong tương lai hiểu rõ vấn đề về loại hình công ty này, dưới đây sẽ là một số thông tin cung cấp giúp bạn bổ trợ kiến thức chuyên môn.

Mục lục1.Jsc là gì? Viết tắt của từ nào?2.Chi tiết về công ty loại Joint stock company3.Sole proprietorship là gì?4.Holding company là gì?5.Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Jsc là gì? Viết tắt của từ nào?

Trong số các loại hình doanh nghiệp, thì công ty cổ phần là loại hình rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mức vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi chung là cổ phần và được phép huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu ra công chúng. Những thành viên trong công ty được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn góp đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Jsc nghĩa là gì

Loại hình công ty cổ phần luôn là lựa chọn cho những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn, vì việc huy động vốn khá dễ dàng. Là một môi trường thuận lợi, mở rộng cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty và trở thành một cổ đông. Vấn đề về chuyển nhượng phần vốn góp đơn giản không quá phức tạp, thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia.

Chi tiết về công ty loại Joint stock company

Như đã trình bày sơ lược ở trên, thì Joint Stock Company là một loại hình doanh nghiệp lớn hơn công ty trách nhiệm hữu hạn. Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại hình này, vậy công ty trách nhiệm hữu hạn là gì và Joint Stock Company là gì?

Cụm từ Joint Stock Company không thích hợp là tên gọi của các công ty cổ phần tại Việt Nam, vì thông thường các công ty ở nước ta đều được cổ phần hóa thành công ty cổ phần.

Nói đến các nước lớn như Anh và Mỹ thì chỉ có 3 loại hình công ty chính là: sole proprietorship (doanh nghiệp tư nhân), partnership (công ty hợp danh), corporation hay company. Cụm từ corporation và company thường dùng khá lộn xộn không có phân định rõ ràng. Tuy nhiên đối với nước Anh họ chuộng từ company hơn, và có các loại hình như private limited company, public limited company.

Một điểm đáng lưu ý là người Anh thường ám chỉ các công ty quốc doanh thuộc vốn nhà nước với tên gọi là public corporation. Còn đối với nước Úc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được gọi là proprietary company Pty.

Các tên gọi bên trên chỉ dùng để miêu tả cụ thể loại hình doanh nghiệp, còn thông thường trên thị trường các công ty mà được pháp phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán được gọi chung là corporation hay company. Ví dụ “A share of stock represents ownership in a corporation” hay “The first time a company’s stock is issued, the company is said to be going public. The formal name for this process is an initial public offering IPO”.

Đa số các công ty được cổ phần hóa thường được gọi là an equitized company, đôi lúc cần nhấn mạnh vào tên gọi của công ty như ABC là một loại hình công ty có cổ phần được công bố và bán rộng rãi ra công chúng như “ABC is a public limited company” hay “ABC is a publicly held corporation”.

Sole proprietorship là gì?

Cụm từ “sole proprietorship” dùng để chỉ loại hình doanh nghiệp tư nhân trên thị trường. Đây là một loại hình ít phổ biến trên thị trường, bởi chỉ do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Về vấn đề nguồn vốn bị hạn chế tối đa, bởi không thể xuất hiện vốn góp từ bên ngoài, chủ yếu nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

Về mối quan hệ sở hữu nguồn vốn trong doanh nghiệp không có sự tách bạch rõ ràng giữa nguồn tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân đó. Nguồn đầu tư ban đầu xuất phát từ chủ doanh nghiệp, tiếp đó trong quá trình hoạt động số vốn đầu tư có quyền tăng hoặc giảm không cố định.

Bởi tính chất doanh nghiệp tư nhân chỉ do cá nhân làm chủ, do đó mọi hoạt động kinh doanh, thậm chí là người đại diện theo pháp luật đều nằm dưới sự chỉ đạo của chủ sở hữu. Về vấn đề phân phối lợi nhuận rất đơn giản, tất cả đều thuộc về chủ doanh nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó những rủi ro, tổn thất trong quá trình hoạt động đều thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân bởi để chứng minh một pháp nhân tồn tại phải có sự tách bạch, rõ ràng giữa tài sản pháp nhân với người hoạt động tạo ra pháp nhân đó.

Ngoài những ưu điểm về toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh cũng như ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật. Thì chúng còn nhiều thành phần bất cập khác ảnh hưởng tiêu cực mà khiến cho nhiều người lo ngại khi lựa chọn loại hình này.

Một loại hình doanh nghiệp mà người chủ sở hữu phải đảm đương mọi công việc, chịu rủi ro bằng toàn bộ số tài sản của mình một cách vô hạn quả là đáng lo ngại. Cho dù người chủ doanh nghiệp tư nhân có thuê các giám đốc hay quản lý nào thì người chủ sở hữu vẫn phải có trách nhiệm vô hạn với tài sản của chính mình.

Holding company là gì?

Nói đến cụm từ “holding company” có thể nói đây là loại hình khá phổ biến và thường được sử dụng tại các công ty đa quốc gia, ưa chuộng nhất tại châu Á. Trong thời gian vừa qua có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thay thế loại hình doanh nghiệp cũ sang mô hình này nhằm thay đổi cấu trúc hoạt động cũng như kiểm soát tối ưu lợi nhuận.

Holding company là gì

Theo một cách hiểu đơn giản thì holding company là loại hình công ty mẹ, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực với khả năng nắm giữ kiểm soát các quyền của công ty khác. Các công ty con sẽ hoạt động trên một lĩnh vực riêng, đồng thời bổ trợ cho nhau khi cần thiết, trong đó holding company sẽ không trực tiếp chi phối điều hành kinh doanh của các công ty này.

Điểm sáng tạo, nổi bật của holding company so với các loại hình tập đoàn khác là nhằm ở quyền điều hành, chi phối các công ty khác. Qua đó có thể thấy các công ty con trực thuộc holding company ít bị kiểm soát hơn, dễ dàng hoạt động theo cách thức riêng lẻ.

Hiện nay, trên thế giới loại hình công ty này đang rất phổ biến điển hình có thể nói đến nhãn hiệu hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe nổi tiếng như P&G, hay hang ô tô Tada, Baidu, Berkshire,…Tại Việt Nam mô hình holding company cũng xuất hiện khá phổ biến bằng cách thức người sáng lập công ty A đi thành lập một công ty B khác sau đó chuyển toàn bộ phần sở hữu công ty A sang B như là một công ty mẹ. Trong đó có thể kể đến tập đoàn Hoa Sen với công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát là Tam Hỷ, hay công ty chứng khoáng SSI là holding company của công ty NDH Việt Nam,…

Việc chuyển đổi sang loại hình holding company giúp nguồn đầu tư của các công ty con được mở rộng. Bởi thực chất các nhà đầu tư chỉ mong muốn được đầu tư vào các mảng chuyên ngành mà họ biết. So với tập đoàn nắm quyền kiểm soát thì nguồn đầu tư đó không biết sẽ chảy vào đâu. Ngoài ra, các công ty con luôn có một nguồn vốn bổ trợ mạnh mẽ từ việc công ty mẹ sử dụng một công ty con nào đó để thế chấp vay nợ cho công ty còn lại.

Trong quá trình chi trả cổ tức, holding company sẽ sử dụng chúng sang đầu tư lĩnh vực khác. Qua đó có thể thấy, dựa vào tính toán chi tiết có thể lấy cổ tức của công ty bão hòa hay chậm tăng trưởng sang đầu tư cho công ty con có tiềm lực tăng trưởng mạnh hơn mà vẫn đảm bảo tính bổ trợ cho nhau.

Ngoài ra đối với các giao dịch cho vay, sẽ được thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau nhanh chóng, mức tin cậy cao, hoặc có thể kết hợp với những công ty con khác được lập ở thiên đường thuế.

Loại hình holding company sẽ nắm giữ được một lực lượng dây chuyền bền vững, không bị rủi ro trong quá trình hoạt động. Các công ty con sẽ được phân chia thành những mục đích riêng biệt: một số sẽ đảm bảo phần sản xuất, một số sẽ nắm giữ quyền sở hữu thương hiệu, còn lại nắm giữ bản quyền,… Do đó, cho dù một bộ phận có gặp vấn đề thì các bộ phận khác vẫn có thể hoạt động bình thường.

Giống như loại hình các công ty mẹ khác, không thể tránh khỏi các xung đột về lợi ích giữa holding company và các cổ đông tại các công ty con. Các công ty con sẽ luôn cần phải đối mặt với 2 việc đối lập: một là đem lại lợi ích chung, hai là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông trong doanh nghiệp đó. Trong các cuộc mâu thuẫn thường thì holding sẽ chiếm ưu thể bởi chúng nắm toàn quyền kiểm soát lên đến 51% tỷ lệ cổ phiếu.

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Nói đến các loại hình phổ biến trong thị trường hiện nay phải kể đến công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ngoài những điểm giống nhau, lợi ích bạn cần nắm rõ những điểm khác biệt cũng như nhược điểm của chúng.

Về khái niệm chung

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là loại hình doanh nghiệp cần có ít nhất từ 2 thành viên và tối đa dưới 50 thành viên cùng chung góp vốn thành lập. Các thành viên trong công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ cũng như khoản nợ của doanh nghiệp trên phạm vi số vốn góp đã cam kết.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có rất nhiều chủ sở hữu, phần vốn của công ty sẽ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Được bán ra công chúng, những ai sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông của công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về phần vốn góp của mình mà không có phát sinh thêm.

Về phần số lượng thành viên yêu cầu

Có thể thấy qua khái niệm, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ cần có số lượng thành viên góp vốn từ 2 đến 50 là được. Còn đối với công ty cổ phần mức tối thiểu là 3 người và không có quy định cụ thể về lượng tối đa cổ đông công ty. Nhìn về cấu trúc có thể thấy công ty cổ phần có mô hình kinh doanh phát triển và lớn hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Về cấu trúc nguồn vốn

Có thể thấy trong công ty cổ phần, phần vốn góp sẽ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng hình thức cổ phiếu. Tuy nhiên ở công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì mức vốn điều lệ hay tỷ lệ vốn góp không hề được chia nhỏ và nếu chia thì không hẳn là bằng nhau.

Về khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn từ công ty cổ phần vô cùng thuận lợi và dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường. Tuy nhiên ở công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì không lựa chọn hình thức này, do đó khả năng huy động vốn cũng bị hạn chế đáng kể.

Về hoạt động chuyển nhượng vốn

Có sự khác biệt rõ ràng về cơ chế cũng như quy mô chuyển nhượng giữa 2 loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đối với công ty cổ phần thì việc các cổ đông trong công ty chuyển nhượng vốn là hoàn toàn tự do, trừ một số trường hợp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014. Đối với những cổ đông có sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được phép chuyển nhượng cho người khác.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì 3 năm liên tục các cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho một cổ đông sáng lập khác. Trong trường hợp muốn chuyển nhượng cho người bên ngoài không phải cổ đông sáng lập thì cần sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông.

Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn việc chuyển nhượng vốn còn nhiều bất cập và hạn chế đáng kể. Đầu tiên muốn chuyển nhượng phải ưu tiên các thành viên trong công ty trước sau đó mới kể đến những người ngoài. Do đó có thể thấy mô hình doanh nghiệp này khá ràng buộc và không được tự do trong quyền chuyển nhượng của mình.

Sau khi đã tham khảo bài viết với những thông tin chính xác về các loại hình doanh nghiệp tiêu biểu hiện nay, cũng như giải thích rõ JSC là gì? Qua đó có thể thấy trên thị trường hiện nay, việc xuất hiện đa dạng các loại hình công ty chứng tỏ mức độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ những nhu cầu kiến thức cho bạn, xin cảm ơn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm