Ngữ Văn

Phân tích bài thơ “Trao duyên” trong Truyện Kiều lớp 10

Bài thơ “Trao Duyên” chắc hẳn các bạn hoc sinh lớp 10 đều biết đến, nhưng còn phân tích bài thơ thì sao? Các bạn đừng lo, hôm nay bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý phân tích bài thơ Trao Duyên ngay sau đây thông qua các dàn bài chi tiết […]
203

Home » Văn nghị luận

16/11/2020

Bài thơ “Trao Duyên” chắc hẳn các bạn hoc sinh lớp 10 đều biết đến, nhưng còn phân tích bài thơ thì sao? Các bạn đừng lo, hôm nay bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý phân tích bài thơ Trao Duyên ngay sau đây thông qua các dàn bài chi tiết nhất.

Mục lục1.Đề bài 1: Dàn ý Phân tích 12 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”2.Đề bài 2: Dàn ý Phân tích câu cuối đoạn trích “Trao duyên”3.Văn mẫu phân tích bài thơ trao duyên

Đề bài 1: Dàn ý Phân tích 12 câu đầu đoạn trích “Trao duyên”

Mở bài:

Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn đoạn thơ

Thân bài:

– Hoàn cảnh Kiều trước đó: gia đình gặp tai biến, Kiều định bán chuộc cha em Kiều định trao duyên lại cho Thúy Vân.

– Thúy Kiều giãi bày lí do, tìm cách thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân:

Lời khẩn cầu (2 câu đầu):

  • Ngôn ngữ: cậy, chịu ( khác với nhờ nhận), có: vừa nhờ vả, vừa nài nỉ, van xin; ướm hỏi thực chất ép buộc
  • Hành động: lạy (trang nghiêm, trịnh trọng) thưa (Tư thế: hạ mình, mang ơn Vân ) -> Lời nói, hành động khác lạ nội dung trao duyên hệ trọng, khó nói Hơn nữa, Kiều thấu hiểu thiệt thòi em khéo léo, thông minh tạo bầu không khí phù hợp để “trao duyên”

Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân (6 câu tiếp):

  • Gợi cảm tình: cách nhắc lại mối tình đẹp (liệt kê, tiểu đối)
  • Giải bày tình Kiều: “ đứt gánh tương tư”, “ sóng gió bất kì”, lựa chọn hiếu tình
  • Tình Thúy Vân: keo loan chắp mối tơ thừa”: mặc em định liệu, Thúy Vân trẻ, có tương lai, Thúy Vân với Kiều tình máu mủ
  • Sự hi sinh Thúy Vân ban ơn cho Thúy Kiếu (ngậm cười suối, thơm lây.) -> Bình tĩnh, khéo léo, thuyết phục có lí, có tình, Kiều đưa Vân vào tình bất khả kháng

=> Đây tiếng nói lí trí, tâm trạng Thúy Kiều biết ơn chân thành, tâm lí tạm thời giải tỏa

Nội dung nghệ thuật hai mặt tờ giấy, các bạn nên lồng ghép phần nội dung

  • Cách dùng từ, vận dụng thành ngữ, so sánh, ẩn dụ, điển tích
  • Cách ngắt nhịp (2 câu cuối), lặp từ, câu cảm thán, từ láy; giọng điệu…

Kết bài

Cảm nhận chung giá trị đoạn thơ, thành công tác giả Nguyễn Du

Đề bài 2: Dàn ý Phân tích câu cuối đoạn trích “Trao duyên”

Mở bài

Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn đoạn thơ

Thân bài

– Hoàn cảnh Kiều trước đó: gia đình gặp tai biến, Kiều định bán chuộc cha em

– Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân Tâm trạng Kiều chảy từ lí trí với trái tim Tâm trạng Kiều diễn biến phức tạp, đến xem trao duyên tạm hoàn tất, Kiều biết đến Kim Trọng

– Đau khổ lên đến đỉnh điểm, trao duyên không thản, Kiều thấy mang tội phụ tình với người yêu->bộc bạch nỗi lòng Kim Trọng trước mặt

+ Hướng tình yêu: đau đớn nghiệt ngã khứ ( muôn vàn ân ) (trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi)

+ Than thở thân phận ( phận bạc vôi, nước chảy hoa trôi lỡ làng)

+ Tự nhận kẻ mang tội phụ bạc:

  • Lạy tình quân (nên so sánh với lạy với Thúy Vân), lạy tạ lỗi…
  • Đau đớn, dằn vật không giữ lời thề, tình duyên chia đôi…rơi vào bi kịch

=> Mong nhận đồng cảm

– Nội dung nghệ thuật hai mặt tờ giấy, HS nên lồng ghép phần nội dung

  • Cách dùng từ (bây giờ, lạy, tình quân, đành, Kim lang…), vận dụng thành ngữ, so sánh, ẩn dụ
  • Cách ngắt nhịp (2 câu cuối), lặp từ, câu cảm thán, từ láy, giọng điệu…

Kết bài

Cảm nhận chung giá trị đoạn thơ, thành công tác giả Nguyễn Du

Văn mẫu phân tích bài thơ trao duyên

Bài viết số 1

Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đị “nhờ”, “cậy” duyên như vậy.

Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đơn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh.

Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau.

Trong tình yêu thì chữ ‘duyên” này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” đã phải mang chữ duyên của mình gởi nhờ một người khác.

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chi, sẽ không có chuyện “thưa”, “lạy” Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy.

Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ “cậy” là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

Giữa đường dứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ ‘cậy”, nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buôc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình.

Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng mang nhưng rất mực hiếu thảo. “Gánh tương tư” đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này.

Mặc dù “trao duyên” cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.

Thúy Kiều đã rất khéo léo khi ‘cậy” duyên em gái, đã đem chuyện mãu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thúy Kiều và Thúy vân đều đang “đến tuổi cập kề’ nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân “ngày xuân em còn dài”, có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương.

Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn “ngậm cười chín suối”. Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

“Trao” đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để di, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.

Và dường như cái chết càng hiển rõ nét trong những lời nói của Kiều:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt.

Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được.

Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.

Đoạn trích “Trao duyên” thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu.

Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Sự kiện nổi bật

thi sinh lo lang vi de thi lich su kho nhieu kien thuc lop 11

Thứ 5

23/02/2021 08:00

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm