Có thể bạn chưa biết?Tài liệu

Bệnh nhân cao huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid?

Bị cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý gì?
61

Bị cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý gì?

Bệnh nhân cao huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid? Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vắc xin Covid? Bị cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bệnh nhân cao huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid?

Bệnh nhân cao huyết áp là những người dễ gặp biến chứng nặng khi tiêm vắc xin Covid.

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây chống chỉ định với tiêm vắc xin:

=> Bệnh nhân cao huyết áp không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Covid. Do đó vẫn có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên trước khi tiêm, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp nên khai báo rõ tình trạng bệnh và thuốc đang sử dụng

2. Bị cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý gì?

Bị cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên lưu ý gì?

Bệnh nhan cao huyết áp khi tiêm vắc xin Covid nên:

Trong thời gian tiêm chủng (trước và sau tiêm) vẫn tiếp tục duy trì thuốc huyết áp, không được dừng thuốc.

Các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử trí hồi sức tốt.

=> Nếu bị cao huyết áp các bạn nên chủ động lựa chọn cơ sở y tế có khả năng theo dõi, cấp cứu.

3. Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vắc xin Covid?

Tương tự như bệnh cao huyết áp, những người có vấn đề về tim mạch nhiều khả năng sẽ biến chứng nặng nếu nhiễm bệnh. Và người mắc bệnh tim mạch không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin, do dó, được tiêm bình thường.

Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp mắc bệnh cấp tính thì nên hoãn tiêm chủng theo quy định Quyết định 3802/QĐ-BYT

Không có báo cáo về tương tác giữa vắc-xin và thuốc điều trị bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân không được bỏ thuốc điều trị tim mạch trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, khi tiêm có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm.

Với những bệnh nhân tim mạch phải thường xuyên dùng thuốc chống đông máu như thuốc kháng vitamin K (warfarin, sintrom…) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (rivaroxaban, dabigatran), hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel) cũng không cần dừng thuốc khi tiêm vắc xin  và những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu tại chỗ tại vị trí bị kim đâm vào cơ cánh tay khi tiêm chủng COVID-19

Vì vậy có thể có nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vết tiêm tại chỗ, để khắc phục, nên sử dụng kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm, sau đó ấn mạnh vào vết thương chứ không day xoa trong ít nhất hai phút.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bệnh nhân cao huyết áp có nên tiêm vắc xin Covid? và những lưu ý khi tiêm

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm