Thuật ngữ

Blockchain là gì?

Bài viết này, VerbaLearn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu Blockchain là gì và một số ý nghĩa quan trọng của công nghệ Blockchain trong đời sống.
99

Home » Từ điển

03/01/2021

Có thể nói trong thị trường thương mại ngày nay, những vấn đề sự kiện liên quan đến blockchain hay bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số luôn được mọi người quan tâm đáng kể. Vậy thực chất blockchain là gì, có ý nghĩa ra sao mà lại được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về blockchain cho bạn có một cái nhìn tổng quan nhất.

Mục lục1.Blockchain là gì?2.Lịch sử ra đời của blockchain3.Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng4.Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối5.Hợp đồng thông minh (Smart contracts) và tài sản thông minh6.Tính toán tin cậy (trusted computing)7.Bằng chứng công việc (Proof of work)8.Cách thức hoạt động của blockchain9.Đặc điểm của blockchain10.Ứng dụng của blockchain11.Kỹ năng cần phải có để trở thành một blockchain developer12.Các mức lương cho các vị trí của một BlockChain Developer13.Xu hướng blockchain cho tương lai

Blockchain là gì?

Những bản sao lưu này sẽ được tiến hành đổi mới, cập nhật thông tin khi mà xuất hiện các giao dịch mới ghi nhận blockchain, đặc biệt là cần phải thông qua tất cả các thành viên có trong mạng lưới. Những người đào sẽ sử dụng các loại máy tính chuyên dùng thực hiện chức năng kiểm duyệt những giao dịch này, đồng thời giám sát triệt để hệ thống mạng thông qua những công thức tinh vi được lập trình sẵn.

Blockchain là hệ thống sổ cái ngang hàng P2P, nhờ nó mà người sử dụng an tâm hơn trong vấn đề bảo mật, minh bạch, an toàn, ngoài ra còn giúp giảm thiểu được một lượng lớn chi phí phát sinh hoặc các sai sót trong quá trình xử lý của con người.

Những khối thông tin khổng lồ được truyền tải trong blockchain không hề có sự tham gia hay thông qua nào của bên trung gian. Nó hoạt động một cách độc lập và rõ ràng, có thể liên tục phát triển theo thời gian. Bởi tính an ninh tuyệt đối mà bất kì một block nào nếu đã được ghi nhận vào sổ cái kỹ thuật số đều không thể thay đổi được. Lúc này, chỉ có thể bổ sung thêm vào cho những khối thông tin đó sau khi thông qua tất cả sự đồng thuận của người tham gia mạng lưới. Khối thông tin mà được ví trong blockchain chính là những cuộc trao đổi hoặc giao dịch xảy ra trong thực tế.

Có thể nói blockchain được xem như là tiền đề cho sự phát triển một loại hình internet mới mà thông qua nó bằng cách cho phép thao tác phân phối những thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép y nguyên. Tác giả Don & Alex Tapscott đã từng đưa ra những quan điểm sâu sắc trong cuốn sách Blockchain Revolution vào năm 2016: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị.”

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phù hợp cho những thao tác ghi nhận thông tin, sự kiện, công chứng, danh tính, chứng minh lý lịch, hồ sơ biểu mẫu y tế hay là các giao dịch trong thị trường thương mại. Blockchain chính là thiết kế để chống lại những sự thay đổi về thông tin dữ liệu đã được ghi nhận ban đầu, từ đó dần xóa bỏ hậu quả không đáng có hướng đến một bối cảnh toàn cầu hóa.

[irp]

Lịch sử ra đời của blockchain

Đầu tiên là sự kiện vào năm 1982, khi một nhà khoa học nổi tiếng với những phát minh ra đồng tiền ảo và chữ ký mù có tên là David Chaum khởi xướng một chủ đề nghiên cứu có tên “Blind Signatures for Untraceable Payments” (được hiểu là: Chữ ký mù cho những giao dịch không thể tìm ra). Đây là cách thức giúp ẩn đi những thông tin, thông điệp từ trước khi ký. Có thể nói dù rằng chữ ký số sẽ dễ dàng xác thực so với chữ ký gốc, tuy nhiên những thông tin bên trong vẫn được ẩn mất, một ý tưởng làm tiền đề sau này cho sự xuất hiện của chữ ký mã hóa dùng cho blockchain ngày nay.

Sau đó 8 năm vào năm 1990, David Chaum dựa trên những ý tưởng đã được đề cập từ trước trong bài viết mà thành lập ra một DigiCash nhằm nghiên cứu tạo ra một loại đồng tiền ảo có giá trị thực. Cuối cùng nghiên cứu của ông đã được triển khai vào năm 1994 thông qua khoản chi điện tử đầu tiên xuất hiện. Vào năm 1997, cùng với sự hợp tác phát triển nghiên cứu, Adam Back đã đề xuất ra một cơ chế hệ thống giúp quản lý số lượng thư quảng cáo kết hợp cùng với phương thức tấn công từ chối các loại dịch vụ thông qua thao tác thuật toán có tên là Hashcash (hay còn gọi là “Bằng chứng xử lý”).

Dựa trên những ý tưởng của các vị tiền bối, vào tháng 10 năm 2008, Satoshi đã tiến hành cho ra “sách trắng” Bitcoin, nội dung nhằm giới thiệu sơ lược về một loai hình phiên bản “tiền mật mã ngang hàng” (purely peer-to-peer version of electronic cash). Ông đã đặt cho chúng với tên gọi là Bitcoin công nghệ blockchain lần đầu tiên có mặt trên thị trường, có thể nói đây là một công cuộc cách mạng hệ thống lớn nhất từ trước đến nay kể từ sau khi thế giới biết đến mạng internet.

Ở khoảng thời gian trước đây, mỗi khi nhắc đến blockchain người ta thường nghĩ đến sự liên quan tiền tệ, nhưng trong khoảng thời gian trở lại đây nó đã được nhìn nhận nhiều hơn dưới góc nhìn kỹ thuật. Mặc dù vậy, blockchain vẫn còn hạn chế trong ứng dụng hữu ích cho con người, đây chính là vấn đề trọng điểm mà các chuyên gia công nghệ cần phải nghiên cứu xử lý triệt để.

Blockchain là một cơ sở nguồn dữ liệu khủng ghi nhận tất cả mọi giao dịch, thông tin đã được xử lý thực hiện. Khi một người tham gia A giao dịch gửi đến người B thì mọi thông tin liên quan đều được tiến hành xác minh sau đó truyền vào sổ cái ghi chép lạ, rồi truyền tải nguồn dữ liệu này đến các máy tính khác trong mạng lưới. Theo cơ chế vận hành của blockchain thì ứng với một nút sẽ cấp phát được cho 8 nút gần nhất. Cấu trúc là một hệ những cơ sở dữ liệu phân tán, do đó mà các máy tính này sẽ liên tục phải đồng bộ kiểm soát mọi thông tin xác minh từ nguồn nhận tới và so sánh chữ ký trong giao dịch đó.

Những chữ ký xác minh này được mã hóa dưới dạng chữ ký số thông qua những ký tự trên đường cong Elliptic (ECDSA), sau đó các máy đào thực hiện xử lý lần lượt những hàm SHA256. Merkle được xem như là một cây chứa tất cả những thông tin liên quan đến giao dịch có trong blockchain, nhờ vật mà cho dù phải sở hữu một lượng khổng lồ dữ liệu blockchain vẫn đảm bảo tính xác minh và hiệu quả trong kho lưu trữ.

Đối với bất kỳ một giao dịch nào không hợp lệ thì blockchain sẽ tìm cách loại bỏ chúng ra thông qua việc chọn theo số đông. Đối với hệ thống này khi càng có nhiều máy tính tham gia thì khả năng xử lý nhanh chóng và mức độ an toàn càng được đảm bảo triệt để.

Hầu hết mọi cơ sở dữ liệu được lưu giữ trong blockchain đều tương đồng với nhau, tuy nhiên thì mức độ tác động lẫn nhau giữa các cơ sở dữ liệu này thì hoàn toàn khác biệt. Để có thể hiểu rõ được bản chất của blockchain bạn cần nắm kĩ 5 khái niệm sau: Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed), chuỗi khối (blockchain), hợp đồng thông minh (smart contracts), tính toán tin cậy (trusted computing) và bằng chứng công việc (proof of work).

[irp]

Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng

Cơ chế này còn có tên gọi khác là cơ chế đồng thuận phân quyền. Trái lại hoàn toàn trong cấu trúc mô hình hoạt động của cơ chế đồng thuận tập trung – là nơi cho phép sử dụng các cơ sở dữ liệu tập trung lại nhằm xử lý và giám sát các quá trình giao dịch thông thường. Sơ đồ vận hành của khả năng phân tán đồng đẳng là hình thức nhằm chuyển giao quyền lực, trách nhiệm và sự tin tưởng cho bên mạng lưới phân tán đồng đẳng khác.

Thông qua đó mà tại các nút của mạng lưới được chuyển giao sẽ dự trữ đồng thời mọi hình thức giao dịch, thông tin trên một khối block công cộng, từ đó hình thành một chuỗi khối tên gọi blockchain độc nhất vô nhị. Ứng với từng khối này đều có một “hash” hay biết đến đó là dấu tay độc nhất bắt nguồn từ mã cho trước nó.

Thông qua mã được kích hoạt, cơ chế sẽ sử dụng chúng nhằm đảm bảo tính xác thực, an toàn cho các nguồn thông tin, giao dịch, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn sự can thiệp từ bên trung gian. Với sự kết hợp độc đáo giữa mã hóa và blockchain, hệ thống luôn đảm bảo tuyệt đối không có sự trùng lặp hai lần trong một giao dịch.

[irp]

Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối

The blockchain được ví như là một nơi lưu trữ các cơ sở dữ liệu bán công cộng tập trung hầu hết trong một phạm vi nhỏ hẹp (khối). Bất cứ một ai đều có thể đưa ra xác nhận thao tác bạn điền các thông tin vào vì trong khối này đã mã hóa sẵn bằng chữ ký của riêng bạn. Nhưng mặt khác, mọi sự thêm vào hay thay đổi chỉ có duy nhất bạn thực hiện được vì khóa bí mật cho cơ sở dữ liệu đang nằm trong tay bạn.

Bởi bản chất là nơi lưu trữ nguồn dữ liệu bán công cộng, nên một phần header của nó sẽ được công khai ra bên ngoài. Loại hình dữ liệu được lưu trữ trong chuỗi khối có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Cơ chế vận hành đảm bảo an toàn vì không có bên trung gian nào xen vào được, chúng hoạt động giống như một hệ thống xử lý thông tin, lưu chuyển giá trị thay thế.

Hợp đồng thông minh (Smart contracts) và tài sản thông minh

Smart contracts là ví dụ điển hình cho các khối dữ liệu vận hành một cách phi tập trung. Hợp đồng thông minh được xây dựng một cách có giá trị, quản lý hiệu quả, đảm bảo tin tưởng cho bạn. Đây là sáng tạo từ ý tưởng hình thành một cơ chế quản lý tốt mọi điều khoản trong giao dịch giữa hai hay nhiều bên tham gia, chúng được xác thực đầy đủ theo trình tự thông qua chuỗi khối thay vì có sự can thiệp từ phía trung gian.

Phải hiểu rằng, chúng ta không cần phải thông qua sự giám sát từ phía quyền lực tập trung, trong khi vấn đề giao dịch có thể thỏa thuận giữa hai bên, đưa ra những khế ước và thực thi đầy đủ chúng, sau khi hoàn tất tiền sẽ tự động chuyển vào cho các bên giao dịch.

Tính toán tin cậy (trusted computing)

Có thể theo dõi sự vận hành của máy tính khi bạn kết hợp hoàn hảo giữa cơ chế đồng thuận phi tập trung và smart contracts nó được hình thành trên một mặt phẳng theo thứ tự ngang hàng nhau, mọi thiết bị máy tính đều liên kết tin cậy nhau ở mức độ sâu.

Bằng chứng công việc (Proof of work)

Proof of work thể hiên rõ nét nhất tại ngay trung tâm diễn ra hoạt động chuỗi khối, nó thể hiện một phần tích hợp tầm nhìn của Satoshi Nakamoto cho sự vận hành cơ chế blockchain xử lý xác minh mọi giao dịch. Bằng chứng công việc còn giúp đảm bảo sự triệt để mọi sự thay đổi về nguồn dữ liệu.

Cách thức hoạt động của blockchain

Kể từ sau khi mạng internet ra đời, blockchain được coi như là sáng tạo công nghệ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của thị trường. Mọi sự trao đổi, chuyển giao thông qua blockchain đều được thực hiện mà không cần phải chứng minh sự tin tưởng bằng các chứng cứ.

Một ví dụ minh họa đơn giản trong đời sống hàng ngày, bạn và tôi cược nhau 20$ cho thời tiết ngày mai tại TPHCM. Tôi dự đoán nó sẽ mưa còn bạn dự đoán trời nắng vào ngày mai. Với hình thức thỏa thuận này, chúng ta sẽ có ba tùy chọn cơ bản cho quản lý giao dịch này như sau:

Chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau. Cho dù ngày mai thời tiết có mưa hay nắng thì người thua cũng sẽ bị mất 20$ cho người thắng như đã cam kết từ trước. Trường hợp chúng ta có mối quan hệ thân thiết như bạn bè thì đây quả thực là một cách hay để cá cược. Tuy nhiên có là bạn hay người xa lạ, thì việc mất 20$ vào tay người khác quả là điều không hề dễ dàng.

Chúng ta có thể biến lượng tiền cược trở thành một hợp đồng. Ứng với tính pháp lý của bản hợp đồng, hai bên thỏa thuận sẽ dễ dàng chi tiền trả hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bên thua không chấp thuận trả tiền thì mặc dù là người chiến thắng nhưng cũng phải mất một khoản chi phí trả cho tính pháp lý bản hợp đồng, cùng với nó là bản án dành cho người thua. Nhưng hãy xem xét kỹ nếu lượng đặt cược chỉ ở mức nhỏ thì việc lập hợp đồng trở nên khá rắc rối và phức tạp để quản lý một giao dịch hiệu quả.

Chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên trung gian thứ ba can thiệp. Bạn và tôi mỗi người đưa cho người trung gian một khoản tiền 20$ tương ứng, sau khi kết quả cá cược được xác thực số tiền này sẽ được đưa hoàn toàn cho người chiến thắng. Tuy nhiên ở lựa chọn này có sự bất cập đáng kể là nếu người trung gian này là kẻ tham lam, hắn sẽ cướp toàn bộ số tiền và bỏ trốn. Vì thế mà thông thường để đảm bảo tính an toàn chúng ta nên chọn 1 trong 2 lựa chọn đầu tiên.

Có thể thấy dù so sánh cả 3 phương án thì tin tưởng và hợp đồng đều ưu việt hơn tuy nhiên cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế. Trên thực tế, ít ai có thể hoàn toàn tin tưởng vào một người lạ hoặc vấn đề thực thi bằng hợp đồng rất mất thời gian, tiền bạc và công sức. Dựa trên các cơ sở tìm ra giải pháp tối ưu nhất, blockchain ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn mọi suy nghĩ của người sử dụng.

Đây là hệ thống vận hành hoàn toàn bởi máy móc do đó tính tác động từ bên thứ trung gian là hoàn toàn không thể. Bạn chỉ cần viết vào hệ thống blockchain một vài dòng code, cả hai bên giao dịch đều gửi 20$ vào đấy. Lúc này chương trình sẽ được kích hoạt nắm giữ 40$, blockchain sẽ tiến hành xử lý kiểm tra thời tiết vào ngày mai tại TPHCM, sau đó trực tiếp chuyển tiền cho bên người chiến thắng. Một khi nguồn dữ liệu đã được ghi nhận thì chúng không thể thay đổi được do đó mà tính chất bảo mật, xác minh luôn được đảm bảo.

Ứng với công nghệ phát triển blockchain thì đồng tiền ảo bitcoin luôn được rất nhiều người quan tâm đến. Nó được vận hành không khác gì một loại tiền tệ trên thế giới như Dollar, euro, VNĐ,…

Đặc điểm của blockchain

Hiểu rõ khái niệm của Blockchain từ đó sẽ giúp vận dụng loại cơ sở dữ liệu này tốt hơn. Tuy nhiên để phân biệt Blockchain với các phát minh mang tính kĩ thuật số khác thì cần phải rút ra được những đặc điểm đặc trưng của loại sổ cái kĩ thuật này.

Một cơ sở dữ liệu phân tán

Giống như một bảng tính thông thường mà thông qua hệ thống máy tính truy cập bạn đã có thể nhân đôi chúng lên hàng ngàn lần. Đồng thời, cơ chế mạng lưới máy tính được vận hành để có thể cập nhật liên tục bảng tính. Mọi thông tin được ghi nhận trên blockchain đều thể hiện ở dạng các nguồn cơ sở dữ liệu riêng biệt nhưng vẫn thỏa mãn tính hòa hợp liên tục và chia sẻ truyền tải.

Điểm quan trọng trong công nghệ blockchain là các cơ sở dữ liệu không hề tồn tại tại một vị trí duy nhất nào, các bản ghi chép sẽ được lưu trữ trong hệ thống một cách công khai nhờ vậy mà quá trình kiểm chứng cũng nhanh chóng. Nó thể hiện tính chất phi tập trung của cơ sở dữ liệu, do đó mà việc các hacker xâm nhập vào tấn công là hoàn toàn bất khả thi. Công nghệ blockchain được điều khiển bởi hàng triệu máy tính cùng một lúc do đó mà bất cứ ai cũng có thể truy cập thông qua kết nối internet.

Blockchain giống như Google Docs

Khi bạn muốn chia sẻ một tài liệu nào đó bất kì cho cộng tác thì thường cần phải sử dụng Microsoft Word gửi cho họ thông qua địa chỉ email hoặc facebook và yêu cầu họ chỉnh sửa nếu sai sót. Vấn đề bất cập mà ứng dụng này mang lại chính là bạn cần phải chờ cho đến khi nào một bản sao lưu được nhận, lúc đó bạn mới có thể tiến hành thao tác chỉnh sửa, quá trình này phải mất một khoảng thời gian bởi nó hoàn toàn bị khóa quyền chỉnh sửa cho đến khi nào người cộng tác của bạn hoàn tất sự thay đổi đó.

Có thể thấy vấn đề ở đây là hai người không thể đồng chỉnh sửa cùng một lúc. Cơ chế hoạt động này bạn cũng có thể bắt gặp tại một số giao dịch ngân hàng, họ sẽ nhanh chóng thao tác tắt hết mọi quyền truy cập trong khi quá trình chuyển khoản đang thực thi, sau khi hoàn tất tài khoản của bạn sẽ được cập nhật đầy đủ và cho phép mở lại quyền truy cập.

Trái lại với Microsoft Word thường được sử dụng ngày nay, thì Google Docs là hệ thống cải tiến cho phép 2 bên đồng thời truy cập vào tài liệu dưới dạng bản sao lưu duy nhất. Có thể thấy nó hoàn toàn giống như một sổ cái được chia sẻ nhưng đây là nguồn tài liệu được chia sẻ. Còn ở vấn đề phân tán, chúng chỉ được kích hoạt khi đây là chia sẻ liên quan đến nhiều người tham gia.

Tính bền vững của blockchain

Giống như internet công nghệ blockchain luôn mang trong mình một khả năng tích hợp sẵn. Thông qua cách thức lưu trữ một lượng khổng lồ những cơ sở dữ liệu khác nhau trên hệ thống của mình, blockchain luôn đảm bảo tính chất bảo mật không hề bị sự chi phối từ bên trung gian nào cũng như khó mà tìm ra lỗi sai sót của nó.

Kể từ năm 2008 sau khi đồng tiền ảo bitcoin ra đời thì hệ thống blockchain bitcoin cũng được vận hành mà không có bất kỳ một sự trục trặc nào xảy ra. Tính đến thời điểm hiện tại, mọi vấn đề liên quan đến bitcoin chủ yếu xuất phát từ quy trình quản lý kém chất lượng hoặc do một hacker nào đó gây ra. Hay nói một cách cụ thể, những vấn đề này bắt nguồn từ ý định tiêu cực của con người chứ không liên quan gì đến bản thân bitcoin.

Minh bạch và không thể bị phá vỡ

Cơ chế hoạt động của công nghệ blockchain điều tiết thông qua mọi sự thỏa thuận, nó cho phép tiến hành tự động kiểm tra cứ mỗi 10 phút một lần. Luôn trong trạng thái kiểm soát tối đa các thông số kỹ thuật, mạng lưới tiến hành điều hòa mọi giao dịch xảy ra trong khoảng thời gian 10 phút.

Tính minh bạch ở đây được thể hiện ở việc các cơ sở dữ liệu đều được nhúng trong mạng lưới như là một khối công khai. Cấu trúc của nó rất khó bị phá vỡ, bạn chỉ có thể sử dụng một lượng lớn các máy tính điều khiển để ghi đè lên toàn bộ mạng thì mới có thể thay đổi được thông tin trong hệ thống blockchain.

Một mạng lưới các nút

Blockchain là hệ thống được tạo ra từ quá trình tính toán chi tiết của các mạng lưới nút. Nút ở đây chính là các thiết bị máy tính chuyên biệt được kết nối trực tiếp đến mạng blockchain, chúng sử dụng các client nhằm tiến hành thực hiện nhiệm vụ xác thực, và chuyển giao các loại hình giao dịch. Ứng với mỗi nút đều được blockchain cung cấp một bản sao phù hợp, chúng hoàn toàn có thể tải tự động khi truy cập vào mạng lưới này.

Sự kết hợp giữa các nút này tạo ra một mạng lưới cấp 2 đầy mạnh mẽ, chính điều này đã làm nên một cách nhìn khác về internet trong thời đại ngày nay. Các nút được xem như là một người quản lý điều hành blockchain, nó sẽ tự động vận hành truy cập vào mạng lưới, kết quả mong muốn cho những lần tham gia này chính là cơ hội sở hữu bitcoin.

Ý tưởng về phân quyền

Theo như thiết kế ý tưởng thì blockchain hình thành như một công nghệ được phân quyền. Chính vì khả năng xác thực các hình thức giao dịch mà ở các yếu tố thuộc thị trường thương mại truyền thống đều không cần thiết. Ví dụ điển hình là ngay tại trên thị trường chứng khoán mọi giao dịch đều có thể vận hành hoạt động cùng một lúc trên blockchain, hoặc cho phép lưu trữ chúng dưới dạng hình thức sổ đỏ được ghi chép hoàn toàn công khai

Tăng cường bảo mật

Hệ thống blockchain luôn được lưu trữ dưới dạng phân tán do đó mà nó tránh khỏi những rủi ro không cần thiết so với loại hình cơ sở dữ liệu tổ chức tập trung. Có thể thấy, ngày nay vấn đề an ninh bảo mật của internet dần bị hạn chế. Chúng ta chỉ có thể tin tưởng vào những username hay password mà bảo vệ thông tin, lý lịch, trang mạng của mình, tuy nhiên mọi thứ đều có thể bất cập khi hacker tấn công. Nhờ vào cơ chế bảo mật thông qua công nghệ mã hóa với cặp khóa public/private mà mạng lưới blockchain luôn cam kết tính an toàn cho mọi người sử dụng.

Ứng dụng của blockchain

Hợp đồng thông minh

Đối với những loại hợp đồng đơn giản sau khi thông qua hết mọi điều kiện xác thực cơ bản sẽ được các sổ cái phân chia nhau mã hóa chúng. Trong đó một dự án sáng tạo Blockchain mã nguồn mở có tên gọi là Ethereum đã được tiến hành xây dựng nhằm đáp ứng những loại hợp đồng này. Trong khoảng thời gian đầu mới triển khai, Ethereum đã có nhiều cơ hội phát triển rộng mở khi tận dụng tốt công nghệ blockchain trong hệ thống.

Với một mức độ tiên tiến trong ngành công nghệ kỹ thuật hiện nay thì hợp đồng thông minh được sử dụng để lập trình các mô hình chức năng đơn giản. Ví dụ điển hình trong một giao dịch khi đã hoàn tất quy trình xử lý kiểm tra từ công cụ tài chính, nó có thể thanh toán đầy đủ chỉ cần sử dụng hệ thống blockchain kết hợp đồng tiền ảo bitcoin một cách tự động, mà không nhờ vào bất kỳ bên trung gian nào.

Kinh tế chia sẻ

Có thể nói nền kinh tế chia sẻ tính tới thời điểm hiện nay, đã đạt được rất nhiều thành công điển hình là tại các công ty lớn như Uber, AirBnB. Ngày nay, Uber đóng vai trò là một bên trung gian cung cấp phần mềm dịch vụ chia sẻ xe của người sử dụng. Ứng dụng công nghệ blockchain vào hệ thống bằng cách thanh toán ngang hàng nhau, hệ thống sẽ tiến hành mở ra những windows mới cho phép các bên giao dịch tương tác lẫn nhau, từ đó xây dựng nên một nền kinh tế chia sẻ được thực sự phân quyền.

Ví dụ công ty OpenBazaar đã ứng dụng công nghệ blockchain vào việc tạo ra eBay ngang hàng. Chỉ cần một thao tác đơn giản đó là tải ngay ứng dụng phần mềm từ nhà cung cấp OpenBazaar. Mọi hình thức giao dịch tính từ thời điểm đó sẽ không phải tốn bất kỳ chi phí nào.

Mở rộng thị trường gọi vốn

Đây được coi như là một nền kinh tế mới nổi trong thị trường tài chính ngày nay, thông qua các ý tưởng kêu gọi đầu tư từ Kickstarter và Gofundme. Qua những tiền đề trang web trên bạn có thể thấy hầu hết các nhà kinh doanh đều mong muốn truyền tải mong muốn trực tiếp của bản thân trong việc phát triển sản phẩm. Công nghệ blockchain được vận dụng giúp nâng cao mức độ mới nhờ vào khả năng mở rộng thị trường tạo ra nhiều nguồn vốn mạo hiểm cho các nhà khởi tạo doanh nghiệp.

Quản trị

Những kết quả được hình thành từ cơ sở dữ liệu blockchain luôn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và bất kỳ ai cũng có thể truy cập công khai. Do đó mà nó được ứng dụng vào trong những cuộc tranh cử, bầu cử hay bất kỳ một hình thức thăm dò ý kiến nào. Một ứng dụng trên blockchain được rất nhiều doanh nghiệp chọn lựa trong quá trình quản lý kiểm soát doanh nghiệp đó là Boardroom, từ đó mọi tài sản thông tin bảo mật đều được kiểm chứng cụ thể, minh bạch.

Nhược điểm của blockchain

Rất tốn điện

Có thể nói cơ sở dữ liệu trên blockchain luôn được phân tán tại các nút khác nhau, chính vì vậy mà sẽ tạo ra một lượng dư thừa. Cứ mỗi lần giao dịch bitcoin thì hệ thống sẽ tiến hành xác thực kĩ càng qua từng nút trên mạng lưới, mà để hoàn tất quy trình phải mất khá nhiều điện năng. Đối với những blockchain tư nhân vì không sở hữu khối lượng lớn máy tính, do đó họ có thể điều tiết cắt giảm bớt lượng tiêu thụ điện. Nhưng hãy xem xét vấn đề này ở các hệ thống ngân hàng trên toàn quốc khi mà mỗi phút chúng phải thực hiện rất nhiều giao dịch.

Tốn không gian lưu trữ

Để có thể kích hoạt bất kỳ một nút nào trên công nghệ Blockchain bạn cũng cần phải tải một lượng lớn dung lượng 60GB. Và hãy thử suy nghĩ xem sức chứa của không gian lưu trữ phải là bao nhiêu khi mà một cơ sở dữ liệu là 1 Terabyte? Và nếu bitcoin càng ngày càng phát triển sẽ cần phải có một blockchain đủ lớn chứa hàng Terabyte trong thực tế.

Tính không bị phá vỡ cũng có nhược điểm đáng kể

Tính an toàn tuyệt mật của nó thực sự rất tốt tuy nhiên nếu có một vài sự cố xảy ra đối với bạn thì sao, khi mà bạn lỡ quên mất chìa khóa chứng thực của bản thân. Hệ thống hoàn toàn không có chức năng liên kết để reset mật khẩu hay một số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ nào. Bạn sẽ bị mất hết toàn bộ lượng tiền có trong ví của mình.

Nếu bạn là người xử lý tình huống có trách nhiệm cao, điều giả sử trên hoàn toàn không có cơ hội xuất hiện. Tiền vẫn sẽ được duy trì trong túi của bạn và điều đó không tránh khỏi trách nhiệm của bản thân cũng ngày càng cao. Hãy luôn nhớ rằng, cân nhắc thật kỹ trước khi đặt một thứ gì đó lên blockchain. Vì một khi giao dịch được kích hoạt sẽ không thể nào ngăn lại hoặc thay đổi nó, hay chính xác hơn là điều này sẽ xuất hiện mãi mãi trên blockchain.

Kỹ năng cần phải có để trở thành một blockchain developer

Đầu tiên, để được cân nhắc tuyển dụng vị trí blockchain Developer bạn phải có kiến thức về công nghệ blockchain cũng như các quy trình mạng, đồng bộ hóa, tổng hợp các kiến thức về thao tác bảo mật thông tin giao dịch (đặc biệt là hàm băm và mã hóa đối xứng), chữ ký điện tử.

  • Thứ hai, để dễ dàng trong quá trình làm việc, bạn phải đảm bảo thành thạo 1 trong 3 thứ tiếng sau: Python, Go và JavaScript.
  • Thứ ba, có khả năng sáng tạo, tư duy tốt về logic và lập trình cũng như nắm được sơ lược các khái niệm về lập trình.
  • Thứ tư, được đào tạo huấn luyện các kỹ năng như : giải quyết vấn đề, testing, quản lý source code và DevOps, coding, hiểu các yêu cầu, đây đều là những kỹ năng quan trọng hỗ trợ vị trí blockchain sau này.
  • Thứ năm, giải quyết được câu hỏi mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu: “Tại sao Blockchain lại minh bạch, an toàn và tại sao công nghệ này chưa bao giờ bị tấn công bởi hacker dù đã phát triển vững mạnh trong 10 năm qua?”, “Hiểu rõ công nghệ Blockchain được vận hành theo cơ chế như thế nào?”.

Các mức lương cho các vị trí của một BlockChain Developer

Có thể nói mức lương cho vị trí blockchain developer khá cao thường sẽ dao động trong mức từ 2.000 USD gross. Đối với một ứng cử viên còn non trẻ về công nghệ blockchain sẽ có mức lương từ 2000 đến 2500 USD mỗi tháng. Còn đối với những Senior Developer thì mức lương từ 1000 đến 1500 USD sẽ là cơ hội tốt để họ tận dụng chứng tỏ khả năng, kinh nghiệm của mình trước mắt nhà tuyển dụng.

Có thể nói ngày nay công nghệ blockchain đã được rất nhiều doanh nghiệp, công ty đưa vào sử dụng. Chính vì vậy nhu cầu tạo ra các dự án thí điểm và những dòng sản phẩm ngày một tăng cao, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng blockchain developer cũng tăng theo.

Xu hướng blockchain cho tương lai

Mặc dù là một hệ thống công nghệ vận hành và phát triển trong suốt 10 năm qua, nhưng blockchain vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình, được đánh giá là sẽ có những bước tăng trưởng vượt trội, là cơ sở nền tảng cho nhiều ứng dụng khác ra đời.

Nhờ vào sự can thiệp chuyên sâu của chính quyền nhà nước, blockchain càng thể hiện tốt sự tin tưởng trong mắt người sử dụng hơn thông qua việc loại bỏ hoàn toàn các phi vụ dối trá, lừa đảo. Bitcoin và một số những loại tiền ảo khác sẽ dần trở thành một công cụ giao dịch tiện lợi và thông minh trong thị trường thế giới. Công nghệ blockchain không chỉ ứng dụng tốt vào tài chính mà còn có thể đưa vào quản lý kiểm soát hệ thống nhà nước, các cuộc bầu cử khác,…

Ngoài ra, việc các nhà sáng tạo ứng dụng nhanh chóng tính năng ưu việt của blockchain vào game cũng tạo ra một bước tiến lớn. Sự xây dựng đa dạng các loại hình trò chơi ngày càng thu hút nhiều nguồn đầu tư khác nhau. Tính đến thời điểm này game blockchain đã và đang bùng nổ không ngừng trên thị trường thế giới

Với những kiến thức chia sẻ về hệ thống công nghệ blockchain, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và hội nhập với xu hướng mới của thị trường. Hiểu được blockchain là gì và cách ứng dụng chúng vào đời sống, bạn hoàn toàn có thể trở thành một blockchain Developer trong tương lai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, xin cảm ơn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm