Tài liệuVăn hóa

Cách đốt vàng mã ngày rằm tháng 7

Rằm tháng 7 2021
105

Rằm tháng 7 2021

Cúng Rằm tháng 7 là phong tục truyền thống lâu đời của nhiều gia đình người Việt. Lễ cúng Rằm tháng 7 thường được thực hiện từ mùng 2 đến 15 tháng 7 âm lịch. Trong ngày Rằm tháng 7 các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thịnh soạn để dâng lên tổ tiên cùng với các lễ vàng mã. Vậy cách hóa vàng ngày Rằm tháng 7 được thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Rằm tháng 7 hàng năm hay còn được gọi là Tết trung nguyên, lễ Vu Lan báo hiếu, ngày xã tội vong nhân. Trong ngày Rằm tháng 7 mọi người thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 là mâm cúng tổ tiên và mâm cúng chúng sinh. Các gia đinh thờ Phật thì có thể làm thêm mâm cúng Phật ngày Rằm tháng 7 nữa. Đối với mỗi mâm lễ thì sẽ có đồ lễ vàng mã khác nhau. Sau đây là cách chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng 7 cũng như cách hóa vàng mã Rằm tháng 7 đúng theo phong tục truyền thống.

1. Vàng mã cúng gia tiên Rằm tháng 7

Với mâm cúng gia tiên thì ông bà ta thường dùng tiền vàng mã, tiền âm phủ và các vật dụng được làm bằng giấy giống y chang so với đồ thật như quần áo, xe cộ, giày dép, mũ áo,… để gửi cho ông bà tổ tiên đã mất.

Người xưa quan niệm rằng, khi cúng gia chủ nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những món đồ mà học cần.

2. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Vàng mã cúng chúng sinh bao gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ và tiền chúng sinh (tiền trinh).

Với mâm cúng chúng sinh gia chủ thực hiện mâm cúng ngoài sân hoặc trước hiên nhà để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa.

3. Cách đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7

Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt chậm rãi, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không nên vội, không nên đốt nhanh một lần cho vào lửa rồi để đấy, thể hiện sự không thành tâm.

Khi hóa vàng, gia chủ nên chọn ở sân trước nhà sạch sẽ để thực hiện. Nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Lưu ý:

Gia chủ không được dùng “cây khấn” vào vàng mã đang đốt, ông bà ta quan niệm rằng như thế sẽ nát hết phần tro.

Không được dội thẳng nước vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm