Lễ, Tết cổ truyềnTài liệu

Cách viết sớ đốt vàng mã chuẩn nhất

Hướng dẫn sớ đốt vàng mã
131

Hướng dẫn sớ đốt vàng mã

Tục hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Khi hóa vàng không thể thiếu sớ đốt vàng mã. Mời các bạn tham khảo.

1. Tại sao có tục đốt vàng mã?

Tục lệ đốt vàng mã của người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, theo Hòa thượng Tố Liên, trong kinh Dịch nhà Nho có viết về tục chôn người chết của người Trung Quốc về đời thượng cổ. Một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chí chi cả. Đến đời vua Hoàng Đế (267 trước Tây lịch) cho rằng, con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan tài, quách để chôn cất người chết.

Việt Nam từng trải qua hàng ngàn năm bị Bắc, chính vì vậy phong tục đốt vàng mã cũng bắt chịu ảnh hưởng rất lớn của người Trung Quốc và nó được tiếp nối từ đời này sang đời khác.

Cách viết sớ đốt vàng mã chuẩn nhất

2. Cách viết sớ đốt vàng mã

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã đã trở thành một phong tục của người Việt Nam ta trong ngày rằm, tết, lễ với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia. Khi đốt vàng mã, người ta sẽ đốt một cách từ từ, miệng lầm rầm khấn vái. Bạn có thể tham khảo cách viết sớ đốt vàng mã theo mẫu sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…(âm lịch)

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an

Tám tiết vinh khang thịnh vượng

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Chú ý khi đốt và đọc sớ, nên đọc từng lễ riêng ví dụ: chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho Ông nội tên là… mất năm… địa chỉ ở….an táng tại… Khi đốt người ta tin rằng, đọc tên từng lễ, gửi cho ai, địa chỉ như thế nào thì người đã khuất sẽ nhận được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách viết sớ đốt vàng mã để áp dụng vào cuộc sống, cầu bình an cho gia đình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm