Tài liệuVăn hóa

Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng 7

Đồ lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà
55

Đồ lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà

Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng trong năm của các gia đình người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng 7 sao cho đầy đủ và đúng với phong tục truyền thống. Trong bài viết Hoatieu sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng 7 đúng nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Cúng Rằm tháng 7 năm 2021 là một ngày lễ quan trọng của nhiều gia đình người Việt. Trong ngày Rằm tháng 7 thông thường các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản hay thịnh soạn là tùy tâm của mỗi nhà. Ngoài ra trong ngày Rằm tháng 7 một số gia đình còn làm cả lễ cúng cô hồn để làm phúc bố thí cho các vong hồn lang thang cơ nhỡ. Theo nghi thức cúng Rằm tháng 7 thì lễ cúng Phật, cúng gia tiên sẽ được tiến hành trước rồi mới đến cúng cô hồn. Vậy cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để nắm được cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất.

1. Ngày đẹp cúng Rằm tháng 7 năm 2021

Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày đó.

Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.

Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 trong các ngày từ 2-14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được.

Việc cúng như vậy là do quan niệm từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.

Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Đồng thời đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.

Cúng rằm tháng 7

2. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

Đồ lễ cúng Phật ngày Rằm tháng 7

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Đồ lễ cúng trong nhà, cúng thần linh gia tiên ngày Rằm tháng 7

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Đồ lễ cúng ngoài trời ngày Rằm tháng 7

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).

Hoa quả (5 loại 5 màu).

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.

12 cục đường thẻ.

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).

Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.

3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.

Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3–5 hoặc 7 cây hương.

Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số gia đình, người ta còn thường thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.

Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.

3. Vàng mã cúng Rằm tháng 7

Vàng mã mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7: giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm bằng giấy giống với thực tế để đốt cho người âm: như quần áo, nhà cửa, xe, cộ…Đặc biệt nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người Âm có thể mua những món đồ mã họ thấy cần và cũng để họ có một cuộc sống đầy đủ thoải mái như người trần.

Vàng mã mâm cúng chúng sinh: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ, Tiền chúng sinh (tiền trinh).

4. Văn khấn Rằm tháng 7

Bài cúng Rằm tháng Bảy theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

1. Văn khấn thần linh Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

2. Văn khấn gia tiên Rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây các bạn đã biết cần phải sắm sửa những gì cho ngày Rằm tháng 7.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm