Học tậpTài liệu

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn
66

Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước? Phong trào Tây Sơn là một trong nhiều phong trào giải phóng đất nước, đánh đuổi ngoại xâm của dân tộc ta. Phon trào này có ý nghĩa thế nào đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

Phong trào Tây Sơn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp thống nhất đất nước, cụ thể:

+ Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

+ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Trước sức mạnh của địch quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

+ Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc.

+ Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trân Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

=> Như vậy, để thống nhất đất nước, bảo vệ sự độc lập của nước nhà, phong trào Tây Sơn đã chiến đấu 17 năm liên tục, lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, chấm dứt sự chia cắt đất nước thành đàng trong – đàng ngoài, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời với việc thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn còn đánh tan quân ngoại xâm: Xiêm, Thanh.

2. Diễn biến của phong trào Tây Sơn

Phong trào Tây Sơn diễn ra trong bối cảnh nào? Để thống nhất đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, phong trào Tây Sơn đã tổ chức các trận đánh thế nào?

Phong trào Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong vào nửa cuối thế kỷ XVIII, do ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ với khẩu hiệu: “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Mục đích của khởi nghĩa Tây Sơn là chống lại áp bức của bọn cường hào, địa chủ, tiêu diệt Trương Phúc Loan, “thực hiện công lý trong xã hội”.

Phong trào Tây Sơn không ngừng phát triển và liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn: năm 1773, chiếm phủ Quy Nhơn; từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ hai (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị lật đổ.

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu. Chớp cơ hội, tháng 7 năm 1784 vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ theo Nguyễn Ánh sang xâm lược nước ta. Cuối năm 1784, quân Xiêm đã chiếm miền Tây Gia Định, chúng ra sức cướp phá, giết người. Nguyễn Nhạc đã cử Nguyễn Hụê vào Nam đánh giặc. Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của vua Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường và khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân Tây Sơn cũng như thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

Năm 1786, với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” phong trào Tây Sơn chuyển mục tiêu đấu tranh ra phía Bắc, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã đánh đổ hoàn toàn nền thống trị của họ Trịnh. Sau đó, bằng những cuộc tiến công ra Bắc năm 1787 – 1788, quân Tây Sơn lật đổ sự thống trị của vua Lê, chế độ vua Lê chúa Trịnh thống trị ở Bắc hà bị sụp đổ.

Sau khi đánh đổ các chính quyền phong kiến phản động trong nước, phong trào Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Quang Trung đã đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, bảo vệ độc lập dân tộc.

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

Như vậy, phong trào Tây Sơn có ý nghĩa quan trọng, to lớn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Điều này thể hiện tinh thần của dân tộc ta từ xưa đến nay: lòng nồng nàn yêu nước không đổi. Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu hòa bình, chúng ta sẵn sàng đấu tranh, hi sinh tất cả để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Bài học giúp các bạn học sinh hiểu được sự ý nghĩa, sự thiêng liêng của nền hòa bình mà chúng ta được hưởng bây giờ. Qua đó luôn ghi nhớ và tri ân công lao của những anh hùng đã xây nền móng và bảo vệ cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm