Lễ, Tết cổ truyềnTài liệu

Tết Hàn Thực là ngày gì?

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực
36

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực, trong ngày này các gia đình đều làm bánh trôi bánh chay để cúng tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp. Vậy Tết Hàn Thực là ngày gì, ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết.

1. Tết Hàn Thực là ngày gì?

Bên cạnh Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, thì người Việt Nam còn có một ngày lễ nữa được cho là vô cùng ý nghĩa, đó là Tết Hàn Thực.

Tết Hàn Thực là một ngày lễ tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lịch âm là một loại lịch thời gian riêng của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á. Loại lịch này được tính theo chu kỳ của mặt trăng khác với dương lịch được tính theo vị trí của trái đất xoay xung quanh mặt trời.

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch thường rơi vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 4. Chữ “Hàn” trong ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Nôm là lạnh, còn “thực” có ý nghĩa là đồ ăn, thực phẩm. Như vậy Hàn Thực được hiểu đơn giản là thức ăn lạnh. Vào dịp lễ này các món ăn chủ yếu là mát, lạnh. Người dân ở Việt Nam, Trung Quốc và đồng bào Việt kiều, hoa Kiều hàng năm đều tổ chức và kỷ niệm dịp lễ này.

Tết Hàn Thực là ngày gì?

2. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực bắt nguồn từ một điển tích cổ của Trung Quốc; kể về sự cảm kích, biết ơn của vị Vua thời Xuân Thu đối với một hiền sĩ trung thành đã theo phò tá Nhà Vua 19 năm, cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, gian khổ. Thậm chí, người hiền sĩ đó đã cắt miếng thịt ở đùi, nấu canh rồi dâng lên cho vua ăn trong lúc không còn lương thực. Ngày mùng 3 tháng 3 là ngày mất của vị hiền sĩ đó.

3. Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực

Trong ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành, hướng về cội nguồn.

Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc mà mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa Việt, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt.

Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy,…

Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay tròn vo, trắng bóc xếp đầy cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích “mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”.

Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở thành 50 người con theo Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng trở thành 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no. Chính vì vậy người dân Việt mới sử dụng hình ảnh bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm