Dành cho giáo viênTài liệu

Các tiêu chí phân tích – rút kinh nghiệm tiết dự giờ

Hướng dẫn đánh giá tiết dạy dự giờ của giáo viên
72

Hướng dẫn đánh giá tiết dạy dự giờ của giáo viên

Các tiêu chí phân tích – rút kinh nghiệm tiết dự giờ gồm những tiêu chí nào? Cách rút kinh nghiệm sau khi dự giờ là gì?

Dự giờ là một tiết học để đánh giá chất lượng giáo viên đối với mầm non và tiểu học. Vậy tiết dự giờ này được đánh giá bởi các tiêu chí nào?

1. Các tiêu chí phân tích – rút kinh nghiệm tiết dự giờ

Các tiêu chí đánh giá tiết dự giờ

CÁC TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH – RKN TIẾT DỰ GIỜ

1. Kế hoạch và tài liệu dạy học

1

Xác định đầy đủ, hợp lý: mục tiêu, nội dung, phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch dạy học.

2

Thiết kế rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học.

2. Giáo viên tổ chức hoạt động học

3

Thực hiện sinh động việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ tích cực.

4

Vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.

5

Mức độ hiệu quả hoạt động của Giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

6

Kiến thức chính xác, khoa học; thực hiện hợp lý, hiệu quả việc lồng ghép các thông tin, kiến thức thực tiễn, tích hợp; hướng dẫn tự học.

3. Học sinh thực hiện hoạt động học

7

Học sinh tích cực, chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập.

8

Các đối tượng học sinh đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ bản thân.

9

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

10

Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, thái độ vào các luyện tập, tình huống cụ thể, thực tiễn cuộc sống.

2. Cách nhận xét rút kinh nghiệm giờ dạy

Các tiêu chí phân tích - rút kinh nghiệm tiết dự giờ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .

__________oOo__________

BIÊN BẢN

V/v Tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy chuyên đề ………..

theo hướng nghiên cứu bài học – Năm học ……………..

I/ -THỜI GIAN:

– Vào lúc ….. ngày …. tháng ….. năm ……….

– Địa điểm : Phòng ………………..

– Người chủ trì :………………….

– Thành phần : ……………….

II/ NỘI DUNG :

1- Tổ trưởng nêu mục đích và yêu cầu của phiên họp :

Qua dự giờ tiết dạy minh họa , các thành viên trong tổ góp ý tạo điều kiện cho GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy. Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ.

– Sau khi dự giờ người dự đưa ra minh chứng về những gì nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy .

– Lưu ý :không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH.

2- Ý kiến của giáo viên dạy :

+Đ/c ……… tự nhận xét giờ dạy như sau :

*Ưu điểm :

– Giáo viên có thời gian chuẩn bị.

– Tiết dạy đã được các thành viên trong tổ góp ý cho kế hoạch bài dạy , tiến trình dạy.

– Được trao đổi đóng góp từ các thành viên trong tổ để hạn chế tối đa những thiếu sót trong tiết dạy.

– Máy móc thiết bị hoạt động tốt, thuận lợi cho quá trình giảng dạy.

– Bài giảng thực hiện đúng kế hoạch.

* Hạn chế:

– ……………………..

– ………………………………….

1) Nội dung 1 : ………………………………

Tiêu chí 1- Nhận xét :

Ưu điểm

:…………………………………….

Tồn tại:

– GV cần nắm bắt đối tượng học sinh có thể khai thác bằng hình ảnh và đặt câu hỏi thì học sinh sẽ để trả lời, vì đối tượng học sinh trong lớp yếu nhiều.

Tiêu chí 2- Nhận xét:

Ưu điểm:

– HS đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ của bản thân.

– Có nhiều em năng nổ tích cực phát biểu bài nhiều lần.

Tồn tại:

– Học sinh tham gia vào các hoạt động chưa đồng đều, tập trung nhiều vào một số học sinh giỏi

– Còn một số em thiếu tập trung vào hoạt động học tập , chưa mạnh dạn, phát biểu

Tiêu chí 3- Nhận xét :

Ưu điểm:

– Kết quả học tập, học sinh nắm bài khá vững chắc các hoạt dộng của học sinh.

– Các em vận dụng linh hoạt có hiệu quả các kiến thức trong tiết học, nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

Tồn tại:

– Nêu thêm vai trò của đường lưỡi bò cho học sinh như thế nào để học sinh phân tích.

Tiêu chí 4- Nhận xét:

Ưu điểm

– Thực hiện đầy đủ chuỗi hoạt động.

– Kỹ năng đạt câu phù hợp thực tế đúng yêu cầu .

– Liên hệ nhiều đến thực tế về : các địa điểm du lịch biển đảo .

Tồn tại:

2) Nội dung 2 : Giáo viên tổ chức hoạt động học

5- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

– Giáo viên giao nhiệm vụ tổ chức thảo luận 3 nhóm số lượng học sinh nhiều

– Giải thích rõ ràng về các đặc quyền kinh tế .

– GV mở rộng kiến thức nhiều .có liên hệ thực tế , hình ảnh phù hợp hay .

– Tổ chức chuỗi hoạt động học đầy đủ, phù hợp lo gic.

Tồn tại: Sử dụng phương pháp phù hợp hơn để phát huy tích tích cực

6- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

-GV vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực;

– Sử dụng và khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học.

Tồn tại: Không

7- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

– GV phân tích đánh giá kết quả hoạt động của HS trong quá trình hoạt động khá kịp thời, đầy đủ.

Tồn tại: Không

8- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

– Giáo dục kĩ năng sống ý thức bảo vệ môi trường biển,

– Có quan tâm hướng dẫn tự học, như việc ghi chép và giúp đỡ học sinh kịp thờì.

Tồn tại: Khâu thảo luận còn mất nội dung nhiều ,bởi câu hỏi thảo luận phạm vi quá rộng .

3) Nội dung 3 : Kế hoạch và tài liệu dạy học

9- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

– Xác định đầy đủ và hợp lý: mục tiêu, nội dung.

-Phương pháp và các phương tiện, thiết bị dạy học trong kế hoạch bài học được khai thác kĩ , có ý tưởng hay .

Tồn tại: Không

10- Rút kinh nghiệm:

Ưu điểm:

– Thiết kế bài học rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh có hệ thống.

– Kế hoạch bài học phù hợp với mục tiêu , nội dung dạy học. Đảm bảo nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng .

Tồn tại: Bên cạnh kĩ năng học sinh tự rút ra bài học thông qua tìm hiểu thì GV cũng cần có nội dung trình chiếu cho phần kiến thức bài học ( mục 1)

4- Tổ trưởng kết luận :

– Giáo viên đã thực hiện bài giảng đúng theo sự đóng góp ý kiến của tổ, Người dạy có nhiều sáng tạo.

– GV có sự chuẩn bị kĩ về nội dung, phương tiện dạy học .

– Chuyên đề đã giúp các các thành viên trong tổ có sự thay đổi cách nhìn, cách đánh giá học sinh qua giờ dạy.

– Các thành viên trong tổ cần nghiêm túc thực hiện các kết qảu nghiên cứu thực tế rút ra từ chuyên đề .

– Chú ý về cách bố trí chổ ngồi cho học sinh nên phân chia nhiều nhóm nhỏ , số lượng không hạn chế ,cố gắng làm sao để học sinh có tư thế ngồi thoải mái quan sát trên bản, thảo luận thuận lợi trong suốt tiết học .

– Không nhất thiết đánh giá hết các nhóm học sinh đã thảo luận mà có thể chọn 2 hoặc 3 nhóm để cho các nhóm khác nhận xét đánh giá . Như vậy sẽ không nhiều thời gian.

– Thống nhất thay đổi những nội dung còn hạn chế ở trên để áp dụng ở các lớp sau, năm sau.

Biên bản kết thúc vào lúc …………………..cùng ngày.

TỔ TRƯỞNG THƯ KÝ

……………..

3. Biên bản rút kinh nghiệm sau khi dự giờ

BIÊN BẢN

V/v Họp lấy ý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm bài học minh họa cấp Phòng

I. Thời gian và địa điểm:

Vào lúc …….., ngày ……. tháng…….. năm ………. tại trường ………………………

II. Thành phần tham dự:

1. ………………………..

2. Chủ trì: ………………………

III. Nội dung

1. Dự giờ tiết dạy bài học minh họa:

Giáo viên dạy: ……………………– Thành viên……………………………

Môn dạy: …………………………

Tên bài dạy: ……………………………………..

2. Rút kinh nghiệm cho bài học minh họa:

Tổ trưởng triển khai mục đích yêu cầu và những điểm mới trong việc thực hiện bài học minh họa. Giáo viên chia thành 3 nhóm thảo luận sau đó thông báo kết quả trong phiên họp chung.

Kết quả thảo luận:

* Về giáo án:

– Ưu điểm: Thống nhất với giáo án soạn đầy đủ nội dung của bài học, thiết kế giáo án trình chiếu tốt.

– Hạn chế: Chưa phát huy tính chủ động của học sinh

* Về hoạt động của học sinh:

– Ưu điểm: Đa số học sinh tích cực và hiểu bài, học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, hoàn thành tốt các yêu cầu của giao viên.

– Hạn chế:

+ Học sinh đọc lũy thừa chưa đúng,

+ Thiếu dụng cụ học tập khi hoạt động nhóm ( bông lao bảng ).

+ Học sinh chưa có kỹ năng ghi bài.

+ Cách ghi phân thức của một số học sinh chưa đúng.

+ Việc sắp xếp bàn học chưa phù hợp cho việc hoạt động nhóm (do số lượng GV dự đông – phòng học không thể bố trí được)

* Về phương pháp giảng dạy:

– Ưu điểm: Giáo viên sử phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh

– Hạn chế:

+ Phương pháp chưa áp dụng rộng cho đối tượng học sinh yếu – kém.

Kết luận:

………………………………………..

IV. Kết thúc:

Cuộc họp kết thúc vào lúc ……………. cùng ngày.

4. Cách nhận xét tiết dự giờ mầm non

Các bạn có thể tham khảo mẫu phiếu dự giờ tại bài Mẫu phiếu dự giờ

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Các tiêu chí phân tích – rút kinh nghiệm tiết dự giờ. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm