Bài thu hoạch, bài dự thiTài liệu

Đáp án cuộc thi trực tuyến Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại – Quê hương Bình Định anh hùng

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Quê hương Bình Định anh hùng
39

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Quê hương Bình Định anh hùng

Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Bình Định anh hùng được Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định phát động nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về truyền thống anh hùng của nhân dân Bình Định cũng như sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Thể lệ dự thi trực tuyến Tìm hiểu Bình Định anh hùng

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ THÍ SINH HỢP LỆ

1. Đối tượng

– Đoàn viên công đoàn và người lao động (ĐV&NLĐ) là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đều được tham gia dự thi.

– Thành viên của Ban Tổ chức Cuộc thi và cán bộ phụ trách kỹ thuật phần mềm thi trực tuyến, cán bộ công đoàn tại các cơ quan công đoàn chuyên trách trong tỉnh không được tham gia dự thi.

2. Thí sinh hợp lệ

– Thí sinh hợp lệ để tham gia cuộc thi: Là thí sinh điền đầy đủ chính xác thông tin mà Ban Tổ chức yêu cầu khi đăng ký tham gia.

– Thí sinh hợp lệ để nhận giải thưởng: Thí sinh đạt giải phải xuất trình giấy tờ CMND/thẻ căn cước trùng với thông tin đăng ký tham gia Cuộc thi trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh http://congdoanbinhdinh.org.vn hoặc fanpage http://www.facebook.com/congdoantinhbinhdinh.

– Trường hợp bản thân thí sinh đạt giải không tới nhận giải được thì có thể ủy quyền cho người khác nhận thay hoặc có thể yêu cầu chuyển khoản.

+ Người nhận thay phải xuất trình các giấy tờ của người đạt giải để chứng minh người đạt giải do Ban Tổ chức công bố và có giấy ủy quyền của người đạt giải. Giấy ủy quyền phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị người đạt giải.

+ Chuyển khoản: Thí sinh phải công chứng CMND/Thẻ căn cước của mình (bản công chứng có giá trị trong vòng 6 tháng tính đến ngày nhận giải) gửi về Ban Tổ chức cuộc thi trước khi nhận giải.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ CÁCH ĐĂNG KÝ

1. Nội dung thi

– Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; lịch sử Đảng bộ Bình Định.

– Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

– Các địa danh, di tích lịch sử … trên địa bàn tỉnh Bình Định.

– Lịch sử Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Bình Định.

2. Hình thức thi

– Cuộc thi tổ chức với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh Bình Định hoặc fanpage Công đoàn Bình Định.

Thí sinh tham gia cuộc thi trả lời câu hỏi trên máy vi tính hoặc các thiết bị có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh).

3. Thời gian tổ chức: Từ 8h00 ngày 05/9/2020 đến 16h00 ngày 15/9/2020.

4. Cách đăng ký

– Thí sinh đăng ký tham gia thi trực tiếp trên Trang Thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh tại địa chỉ http://congdoanbinhdinh.org.vn trong chuyên mục Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại – Quê hương Bình Định anh hùng” hoặc fanpage http://www.facebook.com/congdoantinhbinhdinh. Ngoài ra thí sinh có thể quét mã QR code, sau khi quét mã thì có thể truy cập vào giao diện Cuộc thi.

– Để dự thi, thí sinh phải đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Gmail hoặc Zalo. Sau đó thí sinh điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân: họ và tên, số điện thoại, đơn vị.

– Sau khi hoàn thành phần “Thông tin cá nhân” người dự thi sẽ bắt đầu làm bài và trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi thí sinh sẽ lựa chọn đáp án chính xác nhất, thời gian làm bài trong vòng 40 phút, có thể thay đổi đáp án những câu đã chọn trước đó. Sau khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, người tham gia sẽ trả lời 01 câu hỏi phụ là dự đoán về số người tham gia cuộc thi (là cơ sở để xếp loại khi có nhiều người cùng trả lời đúng như nhau).

5. Nội dung thi

– Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; lịch sử Đảng bộ Bình Định.

– Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

– Các địa danh, di tích lịch sử … trên địa bàn tỉnh Bình Định.

– Lịch sử Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Bình Định.

III. GIẢI THƯỞNG

1. Giải cá nhân

– Giải cá nhân được chia làm 2 khối là khối Hành chính sự nghiệp và khối Doanh nghiệp, mỗi khối có số lượng giải thưởng bằng nhau là 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 15 giải khuyến khích (tổng cộng 21 giải). bao gồm tiền thưởng và giấy chứng nhận; riêng các cá nhân đạt giải nhất sẽ được tặng Bằng khen của LĐLĐ tỉnh.

– Giải thưởng được trao cho những người dự thi có số điểm cao nhất, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

– Khi có nhiều người cùng có số điểm cao nhất thì sẽ căn cứ vào lần lượt các điều kiện:

+ Số dự đoán gần nhất với số người dự thi được chốt vào 16h00 ngày kết thúc cuộc thi.

+ Nếu cùng số dự đoán thì căn cứ vào thời gian tham gia dự thi. Ai tham gia sớm hơn thì được xếp giải cao hơn.

+ Nếu cả 2 điều kiện trên vẫn chưa xác định được thì căn cứ vào thời gian làm bài thi của các thí sinh. Ai làm bài nhanh hơn thì xếp hạng cao hơn.

Cơ cấu giải: 01 giải nhất 600.000 đồng/giải

02 giải nhì 500.000 đồng/giải

03 giải ba 400.000 đồng/giải

15 giải KK 300.000 đồng/giải

2.2. Tập thể: cách tính điểm tập thể dựa trên công thức sau: (với điều kiện các tập thể này đều có số lượng thí sinh tham gia cao hơn tỷ lệ tối thiểu là 5% trên tổng số đoàn viên của đơn vị, địa phương đó.

– Tỷ lệ ĐV&NLĐ tham gia dự thi trên tổng số ĐV&NLĐ của đơn vị: a

– Số cá nhân đạt giải: b (Mỗi cá nhân đạt giải 3 tính 01 điểm; giải Nhì tính 3 điểm; giải Nhất tính 5 điểm)

Ví dụ:

Kết quả chấm điểm của tập thể A gọi là M thì: M1=a+b

Ví dụ: a= 70%; b= 2×3=6 (có hai người đạt giải Nhì) thì

M1= 70+6=76 điểm;

Kết quả chấm điểm của tập thể B gọi là M2 thì: M2=a+b

Ví dụ: a= 65%; b= 5 (có một người đạt giải Nhất) thì

M2= 65+5=70 điểm;

Như vậy: Tập thể A đạt giải cao hơn tập thể B vì có kết quả chấm điểm cao hơn (M1>M2).

Trong trường hợp từ 02 tập thể trở lên bằng điểm, Ban Tổ chức cuộc thị sẽ xét lần lượt các tiêu chí: số lượng thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, giải ba, khuyến khích và lựa chọn ngẫu nhiên trong số các tập thể đó để xét giải.

IV. GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CUỘC THI

1. Trong vòng 2 ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả trên Trang thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh và fanpage Công đoàn Bình Định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi công bố kết quả, nếu có bất kỳ kiến nghị, khiếu nại, tố cáo nào về kết quả cuộc thi, các tập thể, cá nhân liên hệ trực tiếp với Ban Tổ chức Cuộc thi qua Ban Tuyên giáo (số điện thoại liên hệ 0256.3792596) để được giải đáp. Quá thời hạn nêu trên, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không giải quyết.

2. Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến cuộc thi được giải quyết theo các quy định của Thể lệ này và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại – Quê hương Bình Định anh hùng”. Những phát sinh ngoài quy định trong Thể lệ này do Ban Tổ chức Cuộc thi bàn bạc, quyết định.

2. Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu Bình Định anh hùng

Câu 1: Ngày 20/01/1931, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Công nhân Đông Dương lần thứ nhất quyết định thành lập Ban Công vận Trung ương do ai làm Trưởng ban?

A. Hà Huy Tập
B. Ngô Gia Tự
C. Lê Hồng Phong
D. Trần Phú 

Câu 2: “Chương trình hành động” của Công đoàn do Đảng Cộng sản Đông Dương xây dựng năm 1933 nêu rõ: “Giai cấp …… chúng ta chỉ thừa nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng duy nhất, đội tiên phong tuyệt vời của chúng ta”. Hãy điền từ còn thiếu vào dấu (……)

A. Công nông
B. Công nhân
C. Vô sản
D. Nông dân

Câu 3: Ngày 15/10/1949, báo “Sự thật”, cơ quan ngôn luận của Đảng đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phần kết bài báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Cho biết tên của bài viết này?

A. Thanh vận
B. Dân vận
C. Binh vận
D. Phụ vận

Câu 4: Giành lại tự do, độc lập là khát vọng cháy bỏng của các dân tộc bị áp bức trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh là một trong những người tượng trưng cho ý chí và khát vọng đó. Người đã nêu lên một chân lý nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hãy cho biết đó là lời kêu gọi trong tác phẩm nào?

A. Tuyên ngôn độc lập (2/9/1946)
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
C. Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948)
D. Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
(17/7/1966) 

Câu 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 đã nêu khẩu hiệu với nội dung gì?

A. Dân giàu, nước mạnh
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
D. Nước lấy dân làm gốc

Câu 6: Đại hội nào của Đảng được gọi là Đại hội “Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương và đoàn kết”?

A. Đại hội VI (1986)
B. Đại hội VIII (1996)
C. Đại hội IX (2001)
D. Đại hội VII (1991) 

Câu 7: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 20-25/1/1994) đã xác định 4 nguy cơ: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; ……”. Hãy điền nguy cơ còn lại vào dấu (……)?

A. Âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
B. Âm mưu chống phá của các thế lực phản động
C. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi
D. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Câu 8: Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau hàng chục năm thực hiện Cương lĩnh 1991, đến Đại hội nào của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

A. Đại hội VIII
B. Đại hội IX
C. Đại hội X
D. Đại hội XI 

Câu 9: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đây là nội dung trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) Đảng Cộng sản Việt Nam (1992)
B. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) Đảng Cộng sản Việt Nam (2012)
C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016)
D. Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (2016)

Câu 10: Năm 2020 là năm diễn ra những ngày kỷ niệm lớn của đất nước, đó là những ngày nào?

A. 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2
B. 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
C. 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5
D. 75 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
E. Cả 4 đáp án trên đều đúng 

Câu 11: Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại Bình Định vào khoảng tháng 3 năm 1930 có tên là gì và được thành lập ở đâu?

A. Chi bộ Hồng Lĩnh (ra đời tại Đại An (Nhơn Mỹ), nay thuộc thị xã An Nhơn)
B. Chi bộ Cửu Lợi (ra đời tại Cửu Lợi (Tam Quan Nam), nay thuộc thị xã Hoài Nhơn)
C. Chi bộ Nhà máy đèn Quy Nhơn (ra đời tại Nhà máy đèn Quy Nhơn, nay thuộc thành phố
Quy Nhơn)
D. Chi bộ Đề-pô Diêu Trì (ra đời tại Phước Long (Tuy Phước), nay thuộc huyện Tuy Phước)

Câu 12: Ngày 3/9/1945, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời mới của tỉnh Bình Định (lúc đó lấy tên là tỉnh Tăng Bạt Hổ), được thành lập, do đồng chí nào sau đây làm chủ tịch?

A. Đồng chí Lê Xuân Trữ
B. Đồng chí Nguyễn Trân
C. Đồng chí Nguyễn Trung Tín
D. Đồng chí Trần Quang Khanh 

Câu 13: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất diễn ra tại thị tứ Bình Định (nay thuộc thị xã An Nhơn) đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí được tổ chức vào thời gian nào?

A. Ngày 22/01/1946
B. Ngày 22/01/1947
C. Ngày 22/01/1948
D. Ngày 22/01/1949

Câu 14: Để chuẩn bị cho việc tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, ngày 14/4/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 622-QĐ/TW thành lập Đảng bộ Bình Định với bao nhiêu đảng bộ trực thuộc?

A. 14 đảng bộ
B. 15 đảng bộ
C. 16 đảng bộ
D. 17 đảng bộ

Câu 15: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; Giữ vững ổn định chính trị – xã hội; Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành một trong những tỉnh ……. của khu vực miền Trung” được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đảng bộ tỉnh Bình Định tại địa chỉ http://binhdinh.dcs.vn. Hãy điền từ còn thiếu vào phần “……”.

A. Phát triển khá
B. Phát triển bền vững
C. Phát triển dẫn đầu
D. Phát triển hàng đầu

Câu 16: Người đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Công đoàn số 108-SL/L10 ngày 5/11/1957 là ai?

A. Hồ Chí Minh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Tôn Đức Thắng
D. Trường Chinh

Câu 17: Trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với ai câu “Dĩ bất biến ứng vạn biến.”?

A. Phan Bội Châu
B. Lê Duẩn
C. Huỳnh Thúc Kháng
D. Nguyễn Lương Bằng

Câu 18: “… Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đây là câu được trích từ tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Di chúc
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa
D. Tuyên ngôn Độc lập

Câu 19: Tổ chức Giáo dục – Văn hóa – Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” vào thời gian nào?

A. Năm 1986
B. Năm 1987
C. Năm 1988
D. Năm 1989

Câu 20: Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là chuyên đề của năm nào?

A. Năm 2017
B. Năm 2018
C. Năm 2019
D. Năm 2020 

Câu 21: Trong các loại hình nghệ thuật sau, loại hình nào của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2017?

A. Hát tuồng
B. Dân ca bài chòi Trung bộ
C. Hát bội
D. Hát bả trạo

Câu 22: Di tích Thành Hoàng Đế của triều đại Tây Sơn, hiện nay nằm ở đâu của tỉnh Bình Định?

A. Thị xã An Nhơn
B. Thành phố Quy Nhơn
C. Huyện Tây Sơn
D. Huyện Vĩnh Thạnh

Câu 23: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy và anh Nguyễn Tất Thành khi ghé qua thôn Vinh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước đã đến ở nhà của ai?

A. Đào Tấn
B. Tăng Bạt Hổ
C. Chế Lan Viên
D. Xuân Diệu

Câu 24: Tượng đài cha con Bác Hồ (Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành) cao 15,5 m, đặt tại Quảng trường trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Hãy cho biết tượng đài được khánh thành vào dịp nào?

A. Năm 2016 nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Năm 2017 nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Năm 2018 nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
D. Năm 2019 nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 25: Hãy cho biết các địa danh di tích lịch sử văn hóa sau, những địa danh nào thuộc tỉnh Bình Định?

A. Thành Hoàng Đế, thánh địa Mỹ Sơn, bến Trường Trầu, lăng Mai Xuân Thưởng, từ đường Võ Văn Dũng, di tích văn hóa Sa Huỳnh, tháp Bánh Ít
B. Bảo tàng Quang Trung, thành Hoàng Đế, tháp Dương Long, Đèo Nhông – Dương Liễu, đô thị ở Hội An, bến Trường Trầu, lăng Mai Xuân Thưởng, từ đường Võ Văn Dũng
C. Bảo tàng Quang Trung, tháp Dương Long, Đèo Nhông – Dương Liễu, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến Trường Trầu, tháp Bánh Ít
D. Bảo tàng Quang Trung, thành Hoàng Đế, tháp Dương Long, Đèo Nhông – Dương Liễu, bến Trường Trầu, lăng Mai Xuân Thưởng, di tích văn hóa Sa Huỳnh

Câu 26: Hãy cho biết khẩu hiệu hành động của Đại hội XIII Công đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2018-2023?

A. Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo
B. Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, vì đoàn viên công đoàn và người lao động
C. Đổi mới, đoàn kết vì đoàn viên công đoàn và người lao động
D. Công đoàn vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động

Câu 27: Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ở điều nào khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam và người đứng đầu tổ chức công đoàn?

A. Điều 10
B. Điều 101
C. Điều 116
D. Điều 10, điều 101 và điều 116

Câu 28: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2018-2023 đã đề ra 3 khâu đột phá nào?

A. Đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người
lao động
B. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực
ngoài nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ
C. Xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh, đẩy mạnh công tác truyền thông công đoàn đáp
ứng yêu cầu trong giai đoạn mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng 

Câu 29: Bài hát nào sau đây của nhạc sĩ Lê Tú Anh đã được Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023 chọn làm bài hát truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam?

A. Công nhân trên chặng đường mới
B. Công đoàn ca
C. Hãy hát lên bài ca Công đoàn
D. Bài ca người lao động

Câu 30: Chỉ tiêu của Đại hội XIII Công đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2018-2023 phấn đấu 100% đơn vị, doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn?

A. 15 lao động
B. 20 lao động
C. 25 lao động
D. 30 lao động

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm