Dành cho giáo viênTài liệu

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Trọn bộ cả năm)

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình GDPT mới
68

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình GDPT mới

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực đầy đủ cả năm học là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án HĐTN bộ sách Cùng học để phát triển năng lực

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút để xem đầy đủ Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm) nhé.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Tuần 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:

TRƯỜNG CỦA EM, LỚP CỦA EM

I. Mục tiêu:Sau các hoạt động, HS có khả năng:

– Để tâm quan sát khung cảnh của trường, lớp mình.

– Nhớ được một số nơi quan trọng trong trường như phòng đa năng, phòng y tế, thư viện, nhà bếp, nhà vệ sinh, …;

– Nhớ được tên lớp, tên cô giáo và vị trí lớp mình.

II. Đồ dùng dạy học:

– Giáo viên: thẻ từ ghi tên lớp. trường, bóng gai, vòng tay nhắc việc, tờ bìa thu hoạch, túi to bằng vải (màu đen).

– Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Thời gian

Hoạt động của học sinh

I. Ổn định tổ chức:

– GV cho HS hát tập thể

2′

Hát , múa

II. Kiểm tra bài cũ:

3′

III. Bài mới:

1. Khởi động: Làm quen với các “Trợ lí” của HĐTN

– GV đưa túi vải (bên tròn có bóng gai, thẻ từ, vòng tay, tờ bìa thu hoạch) , giới thiệu: Đây là túi trải nghiệm, Thử xem chúng ta có những “trợ lí” đắc lực nào trong HĐTN lớp 1 nhé.

30′

– Hs lắng nghe và quan sát.

– Gv hướng dẫn cách sử dụng của các đồ vật:

+ Bóng gai: khi bắt được bóng, nói từ khóa thật ngắn gọn và thật nhanh rồi tung lại cho GV.

+ Thẻ từ là trợ lí lưu giữ những từ khóa quan trọng.

+ Tờ bìa thu hoạch giúp hs thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà, khi cần vẽ hoặc ghi lại điều gì.

+ Vòng tay nhắc việc: khi đeo vòng tay vào sẽ phải nhớ những việc đã tự hứa với bản thân sẽ làm ở nhà.

+ Quả chuông: dùng đề nhắc rằng thời gian sắp hết.

– Hs quan sát các đồ vật và ghi nhớ.

2. Khám phá chủ đề:

a. Hoạt động 1: “ Kể về lễ khai giảng của trường em”

Mục tiêu: HS hiểu việc tham gia một hoạt động, một sự việc cần sử dụng tất cả các giác quan, từ đó có nhiều cảm xúc, suy nghĩ mới.

Cách tổ chức: Thảo luận nhóm tổ.

– Gv lưu ý hs: chỉ nói lên sự vật bằng tứ khóa ngắn gọn, mỗi người nói một sự vật, hiện tượng

– Gv tung bóng gai và nêu lần lượt nêu các câu hỏi:

? Con nhìn thấy những gì ở lễ khai giảng?

? Con nghe thấy những âm thanh gì ở lễ khai giảng?

? Cảm xúc của con khi dự lễ khai giảng? (Vui, buồn, dễ chịu, sợ hãi)

Kết luận: Khi dự lễ khai giảng, con cần quan sát, lắng nghe để có những cảm xúc của riêng mình.

– Hs lắng nghe.

– Hs nhận được bóng gai trả lời.

b, Hoạt động 2: Tham quan ngôi trường của em.

Mục tiêu: ghi nhớ được vị trí các nơi quan trọng trong trường.

Cách tổ chức: dắt hs đi tham quan.

– Gv đưa hs đi theo tổ xuống sân trường, dùng quả chuông để tập hợp cả lớp.

– Gv giao nhiệm vụ cho hs: quan sát kĩ mọi sự vật, ghi nhớ kĩ vị trí các địa điểm GV giới thiệu.

– GV cho hs nhìn xung quan sân trường sau dó các tổ tập hợp thành nhóm. GV tung bóng ai cho thành viên trong tổ (mỗi tổ 2 lượt), hỏi:

? Con nhìn thấy những gì?

– GV đề nghị HS quan sát để xác định vị trí của lớp mình

? Lớp mình nằm ở tầng mấy, góc nào, có kí hiệu biển lớp là gì?

Kết luận: Gv cùng HS nhắc lại các địa điểm đã được giời thiệu.

– HS xếp hàng đi theo sự hướng dẫn của GV

– Hs quan sát

– Hs quan sát.

– 6-8 hs trả lời.

– 3-4 hs trả lời.

– HS nhắc lại

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề

Hoạt động: Nhận biết về lớp em

Mục tiêu: Nhớ được vị trí lớp và các địa điểm quan trọng trong trường. Có cảm xúc tự hào về không gian học tập mới của mình.

Cách tổ chức: GV đặt câu hỏi để Hs trả lời, sau đó kết nối các câu hỏi, câu trả lời thành một bài hát vui nhộn.

– GV hỏi: Lớp mình là lớp…

Lớp mình ở trên tầng…

Lớp mình có….

Lớp mình vui….

Kết luận: Gv cùng Hs hô khẩu hiệu của lớp, bày tỏ sự tự hào về tập thể lớp, về trường mình.

– GV đưa thẻ từ tên trường, tên lớp và đọc to để học sinh đọc theo:

+ Trường của mình tên là…

+ Lớp mình là lớp…

– HS trả lời : 1…

tầng …

… bạn

thật là vui!

– HS quan sát

– HS đọc tên trường, tên lớp mình

4. Cam kết hành động

– GV yêu cầu HS về nhà kể cho người thân và bố mẹ về trường mình, lớp mình.

– HS lắng nghe

IV. Hoạt động nối tiếp:

– Nhận xét giờ học.

– Dặn dò: HS ghi nhớ vị trí quan trọng trong nhà trường và vị trí lớp học của mình.

2’

– HS lắng nghe

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm