Dành cho giáo viênTài liệu

Giáo án Khoa học lớp 5 theo công văn 405

Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 theo công văn 405
43

Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 theo công văn 405

Giáo án Khoa học lớp 5 theo công văn 405 là mẫu giáo án theo Công văn 405/BGDĐT-GDTH năm 2021 thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021

Giáo án Khoa học lớp 5 mới nhất

Môn: Khoa học

TT

Nội dung cần điều chỉnh

Mức đ/Yêu cầu cần đt

Hướng dẫn
(Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, …)

1.1.

Vi khuẩn

Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

Giới thiệu yêu cầu cần đạt và nội dung cơ bản về “Vi khuẩn” trong phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này để giáo viên tìm hiểu trên cơ sở đó lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

1.2.

Đất

– Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường đất;

– Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

– Đề xuất và thực hiện được việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Dạy lồng ghép trong bài 66 “Tác động của con người đến môi trường đất”:

Bổ sung yêu cầu cần đạt và nội dung cơ bản về “Đất”. Giáo viên xem phần Tài liệu bổ trợ cho giáo viên ở mục B của Phụ lục này để tìm hiểu thêm, lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức dạy học.

KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I. Mục tiêu:

– Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

Công văn số 405

– Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường đất.

– Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

– Đề xuất và thực hiện được việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

GDMT: HS thấy được đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người.

II. Chuẩn bị:

– Hình vẽ trong SGK trang 136, 137.

– Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.

– SGK.

III. Các hoạt động:

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1’

3’

1’

30’

10’

15’

10’

1’

1. Khởi động:

2. Bài cũ:

– Sự sinh sản của thú.

® Giáo viên nhận xét.

3. Giới thiệu bài mới: Tác động của con người đến môi trường đất trống.

4. Phát triển các hoạt động:

v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.

MT : HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.

Phương pháp: Quan sát, thảo luận.

– Giáo viên đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.

– Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau:

+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.

+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

® Giáo viên kết luận:

Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.

v Hoạt động 2: Thảo luận.

MT : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.

Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.

Hoạt động nhóm.

-Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?

– Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?

-Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?

® Kết luận:

– Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…

– Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.

– Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.

v Hoạt động 3: Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường đất.

MT : Khắc sâu kiến thức cho HS. Đề xuất và thực hiện việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất. Vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

– Cho học sinh xem video: Hưởng ứng Tết trồng cây của Bác Hồ.

HS thảo luận theo nhóm đôi.

+ Việc trồng cây có tác động như thế nào đến môi trường đất?

+ Nêu nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

+ Đề xuất các việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường đất.

5. Tổng kết – dặn dò:

Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học.

Xem lại bài.

– Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.

– Nhận xét tiết học.

– Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.

Hoạt động nhóm, lớp.

– Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 136 SGK.

+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?

+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?

– Đại diện các nhóm trình bày.

– Các nhóm khác bổ sung.

+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.

+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh.

– Học sinh trả lời.

– Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.

– Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.

– Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất.

– Đại diện nhóm trình bày

– HS quan sát

-Các nhóm khác bổ sung.

HS trình bày

– HS thấy được đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người.

-Làm cho đất không bị sói mòn.

– Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc là biện pháp bảo vệ môi trường đất.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm