Dành cho giáo viênTài liệu

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS
155

Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

Bản in

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS đóng một vai trò hết sức quan trọng trong trường học. Công tác vai trò của tổ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Ở trường Trung học, TCM đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Người TTCM được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy và học. Công tác TTCM là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

I. Những vấn đề chung về quản lý TCM trong trường Trung học

Để điều hành hoạt động của TCM hiệu quả, TTCM cần cả lãnh đạo và quản lý.

* Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng vể một mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển.

* Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chức năng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Nói đến nét đẹp văn hóa thì “Lãnh đạo là người thức dậy hôm nay, suy nghĩ tìm ra hướng đi cho ngày mai. Quản lý là sự đi thức tỉnh tâm hồn con người.”.

* Các vai trò cơ bản của người quản lý và yêu cầu về phẩm chất, năng lực:

Người quản lý có 10 vai trò chia ra thành 3 nhóm chính (theo Mintberg). TTCM muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý tổ theo quy định cần làm tốt tất cả các vai trò này:

Về phẩm chất:

Về năng lực:

* Các chức năng quản lý cơ bản:

* Phương pháp quản lý:

– PP Hành chính: Tác động dựa trên mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức, thông qua mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định…có tính chất bắt buộc mọi người thực hiện.

– PP Tâm lý – xã hội: Tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức để họ tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ. (GD, thuyết phục, động viên, gây áp lực tâm lý…)

– PP Kinh tế: Tác động thông qua lợi ích vật chất, tạo động lực cho con người làm việc hướng đến mục tiêu. (Chế độ lương, thưởng)

II. Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân mà TTCM cần biết để chỉ đạo và quản lý:

* TTCM cầnnắm vững hệ thống chương trình GDPT gồm các vấn đề:

* TTCM cần nắm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong nhà trường và mô hình hoạt động.

III. Tổ chuyên môn trong nhà trường

* Thế nào là TCM? – Các loại TCM trong nhà trường hiện nay?

Theo Điều lệ Trường Trung học có thể hiểu:

* Vị trí, vai trò của TCM:

* Nhiệm vụ của TCM :

Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

*Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của TCM cần lưu ý:

Theo thông tư số: 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/ 5/ 2009 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.TCM của nhà trường được đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định, nếu:

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

IV. TTCM và quản lý tổ chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn: là người đứng đầu TCM, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

1/ Vị trí, vai trò của TTCM.

-TTCM do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.

– TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của TCM được phân công đảm trách.

– TTCM là một CBQL, được hưởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản qui định hiện hành.

2/ Tiêu chuẩn TTCM.

Tổ trưởng CM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý.

-Về phẩm chất: Có phẩm chất đạo đức tốt. Có uy tín với đồng nghiệp và HS. Vững vàng về tư tưởng chính trị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Sống trung thực, lành mạnh là tấm gương sáng cho cho HS và đồng nghiệp. Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt.

– Về năng lực: Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên. Có năng lực lãnh đạo, quản lý. Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.Có năng lực tố chức các hoạt động chuyên môn. Có năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường.

– CácTiêu chí khác:

Tổ trưởng CM là một GV nên phải đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV ( Ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT);

Tổ trưởng CM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm qui định tại điều 30, 31, 32 và 33 của Điều lệ trường trung học.

Luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học- giáo dục- quản lý tổ chuyên môn.

3/ Nhiệm vụ TTCM.

+ Quản lý giảng dạy của GV: Kế hoạch cá nhân GV, Báo giảng, Giáo án, Thực hiện PPCT- Chuẩn KTKN, KH dạy Tự chọn, đề tài SKKN, sử dụng ĐDDH, Đề KT thường xuyên – Định kỳ, Điểm kiểm tra, Đề cương ôn tập, Ứng dụng CNTT, Dự giờ -Thao giảng – Hội giảng của GV, Thực hiện việc đổi mới dạy học…

+ Quản lý học tập của HS: Chất lượng kiểm tra Định kỳ-Học kỳ, Chất lượng GD học kỳ, cả năm bộ môn, HS giỏi – HS yếu, kém…

+ Quản lý cơ sở vật chất TCM: Đồ dùng dạy học, Phương tiện dạy học…

+ Quản lý hồ sơ của TCM: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn, lý lịch trích ngang GV, đề tài SKKN-UDKHSP, Chất lượng giảng dạy học kỳ, cả năm của TCM, Phiếu dự giờ, Bằng khen – Giấy khen, Công văn – Thông tư…

+ Các hoạt động khác do HT giao: Kiểm tra chéo hồ sơ, Thanh tra chuyên môn, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học …

4/ Quyền hạn TTCM.

5/ Các hoạt động quản lý của TTCM

Kế hoạch

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của tổ hàng năm.

– Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân.

Tổ chức

– Phân công giáo viên.

– Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

– Đánh giá xếp loại GV.

– Đề nghị khen thưởng, kỉ luật.

– Đề nghị bổ nhiệm tổ phó.

– Thiết lập các mối quan hệ quản lý và cơ chế hoạt động trong tổ.

– Tổ chức lao động khoa học.

Chỉ đạo

– Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

– Đôn đốc, động viên tạo động lực.

– Giám sát, uốn nắn.

– Thúc đẩy hoạt động.

Kiểm tra

Kiểm tra đánh giá- Phát huy thành tích- Sửa chữa lệch lạc- Xử lý sai phạm.

6/ Nguyên tắc quản lý TCM:

– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

– Tập trung dân chủ.

– Tính khoa học, cụ thể và thiết thực, tính kế hoạch.

– Coi trọng công tác GD, thuyết phục kết hợp động viên khuyến khích về mặt tinh thần.

7/ Nội dung quản lý TCM trong trường học

TTCM phải học tập, nghiên cứu Tài liệu Tập huấn TTCM trong trường THCS, THPT của Bộ GDĐT đã ban hành theo Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT ngày 19/5/2011 với các nội dung:

– Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà trường và các chuyên đề:

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý TCM trong trường trung học.

Chuyên đề 2: Xây dưng kế hoạch của TCM.

Chuyên đề 3: TTCM với công tác quản lý dạy và học trong nhà trường.

Chuyên đề 4: TTCM với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trường Trung học.

V. Tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của TTCM nhà trường

1/ Quan hệ giữa TTCM với Hội đồng trường.( Các định hướng phát triển chung)

2/ Quan hệ giữa TTCM với HT,HP.( Tham mưu: nội dung, biện pháp QL, chỉ đạo.)

3/ Quan hệ của TTCM với các TTCM khác. ( Kinh nghiệm quản lý Tổ)

4/ Quan hệ của TTCM với GVCN. (Quản lý giáo dục HS)

5/ Quan hệ của TTCM với TTCĐ. ( Thăm hỏi, giúp đỡ)

6/ Quan hệ của TTCM với BT Đoàn, TPT Đội.(Phong trào thi đua Đội, Văn hóa XH, TDTT, phong trào xung kích, sáng tạo, tham vấn học đường…)

Tóm lai, TCM trong trường trung học có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học. Để thực hiện thành công các vấn đề trên phải thông qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong tổ chuyên môn. Do vậy, người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ năng lực và phẩm chất và biết quản lý tổ một cách khoa học và nghệ thuật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của Thiquocgia.vn.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm