Dành cho giáo viênTài liệu

Quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng

Tìm hiểu các quy định chuyển xếp lương sau thăng hạng
106

Tìm hiểu các quy định chuyển xếp lương sau thăng hạng

Bản in

Việc chuyển xếp lương của giáo viên sẽ được tính như thế nào sau khi thi thăng hạng? Đây là thắc mắc của rất nhiều giáo viên sau khi tham dự các kỳ thi thăng hạng viên chức. Sau đây là một số quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng, Thiquocgia.vn xin chia sẻ đến các bạn.

Bậc lương mới của giáo viên 2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư:

Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non;

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học;

Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở;

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập.

Các thông tư trên đều được áp dụng từ ngày 20/03/2021.

Theo Thông tư, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo các hạng từ hạng I đến hạng III. Cụ thể như sau:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

1. Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26 có hệ số lương từ 2.1 đến 4.89;

2. Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;

3. Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:

1. Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;

2. Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.28 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38;

3. Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V.07.03.27 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:

1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;.

2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.

3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:

1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;..

2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38..

3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78..

Theo đó mức lương của giáo viên cao nhất với hệ số đến 6,78.

Để xem chi tiết Bảng lương mới của giáo viên 2021, mời các bạn tham khảo:

Chuyển xếp hệ số lương mới khi thăng hạng như thế nào?

Hiện nay, việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức theo thông tư số: 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/05/2007.

Theo đó, ở khoản II – Cách xếp lương mục 1. “Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức quy định cụ thể như sau:

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau:

Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.

Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới”.

Theo quy định trên thì lo lắng của giáo viên là có cơ sở khi việc quy định khi thăng hạng sẽ được xếp lương sang mức lương mới có hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương cũ nên những giáo viên có thâm niên công tác trên 10 năm thật ra không chênh lệch là bao nhiêu.

Giáo viên từ mầm non đến phổ thông xếp lương như thế nào?

Hiện nay, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:

Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).

Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).

Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

Chúng ta cùng nhìn xem khi chuyển sang mức lương mới thì hệ số lương và thời điểm nâng lương lần sau sẽ được chuyển xếp như thế nào thông qua các bảng sau.

Khi chuyển xếp lương từ hạng IV sang hạng III (giáo viên mầm non, tiểu học) sẽ được xếp chuyển sang hệ số lương mới như sau:

Hạng IV (Hệ số lương – Bậc)

Hạng III (Hệ số lương – Bậc)

Nâng lương lần sau

1,86 – 1

2,1 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,06 – 2

2,1 – 1

Theo quyết định cũ

2,26 – 3

2,41 – 2

Theo quyết định cũ

2,46 – 4

2,72 – 3

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,66 – 5

2,72 – 3

Theo quyết định cũ

2,86 – 6

3,03 – 4

Theo quyết định cũ

3,06 – 7

3,34 – 5

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,26 – 8

3,34 – 5

Theo quyết định cũ

3,46 – 9

3,65 – 6

Theo quyết định cũ

3,66 – 10

3,96 – 7

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,86 – 11

3,96 – 7

Theo quyết định cũ

4,06 – 12

4,27 – 8

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,58 – 9

Theo quyết định cũ

4,89 – 10

Theo quyết định cũ

Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III (Hệ số lương– Bậc)

Hạng II (Hệ số lương– Bậc)

Nâng lương lần sau

2,1 – 1

2,34 – 1

Theo quyết định cũ

2,41 – 2

2,67 – 2

Theo quyết định cũ

2,72 – 3

3,00 – 3

Theo quyết định cũ

3,03 – 4

3,33 – 4

Theo quyết định cũ

3,34 – 5

3,66 – 5

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,65 – 6

3,66 – 5

Theo quyết định cũ

3,96 – 7

3,99 – 6

Theo quyết định cũ

4,27 – 8

4,32 – 7

Theo quyết định cũ

4,58 – 9

4,65 – 8

Theo quyết định cũ

4,89 – 10

4,98 – 9

Theo quyết định cũ

Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên trung học phổ thông), hạng II lên hạng I (giáo viên trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III trung học phổ thông, Hạng II trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc)

Hạng II trung học phổ thông, Hạng I trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc)

Nâng lương lần sau

2,34 – 1

4,00 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,67 – 2

4,00 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,00 – 3

4,00 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,33 – 4

4,00 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,66 – 5

4,00 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,99 – 6

4,00 – 1

Theo quyết định cũ

4,32 – 7

4,34 – 2

Theo quyết định cũ

4,65 – 8

4,68 – 3

Theo quyết định cũ

4,98 – 9

5,02 – 4

Theo quyết định cũ

5,36 – 5

Theo quyết định cũ

5,70 – 6

6,04 – 7

6,38 – 8

Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (giáo viên trung học phổ thông) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng II (Hệ số lương– Bậc)

Hạng I (Hệ số lương– Bậc)

Nâng lương lần sau

4,00 – 1

4,40 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,34 – 2

4,40 – 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,68 – 3

4,74 – 2

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,02 – 4

5,08 – 3

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,36 – 5

5,42- 4

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,70 – 6

5,76 – 5

Theo quyết định cũ

6,04 – 7

6,10 – 6

Theo quyết định cũ

6,38 – 8

6,44 – 7

Theo quyết định cũ

6,78 – 8

Theo quyết định cũ

Trên đây là cụ thể hóa về bảng chuyển xếp lương ở bậc, hệ số mới khi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II.

Tài liệu tham khảo:

Thông tư 28/2017/TT BGDĐT ban hành tiêu chuẩn điều kiện xét thăng hạng giáo viên

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm