Hỏi đáp pháp luậtThuế - Lệ phí

10 quy định về tiền lương, thuế, BHXH có hiệu lực từ 01/01/2018

Quy định mới về tiền lương, thuế, BHXH từ năm 2018
35

Quy định mới về tiền lương, thuế, BHXH từ năm 2018

Bản in

Những thay đổi về tiền lương, thuế, BHXH có hiệu lực từ 01/01/2018

Từ ngày 01/01/2018, rất nhiều quy định về tiền lương, thuế, BHXH chính thức bắt đầu có hiệu lực nổi bật như: Tăng mức lương tối thiểu vùng; Thay đổi điều kiện về độ tuổi nghỉ việc hưởng lương hưu; Thay đổi chi phí không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp…. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết.

1. Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng

Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về việc tăng lương tối thiểu vùng vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/01/2018, mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng, mức lương cụ thể như sau:

2. Áp dụng xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gian lận về BHXH, BHYT

Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong đó, đáng chú ý là lần đầu tiên áp dụng việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi gian lận về BHXH, BHYT.

Cụ thể, Điều 214, 215 BLHS 2015 quy định người nào có các hành vi gian lận về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT như lập hồ sơ giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hoặc dùng hồ sơ giả để lừa dối cơ quan Nhà nước nhằm chiếm đóng tiền BHXH, BHYT thì bị xử lý hình sự theo một trong các hình phạt sau đây:

Ngoài ra, nếu người nào có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015, với mức phạt tù cao nhất là 5 năm. Đối với pháp nhân phạm tội trốn thuế thì phải chịu phạt tiền, mức phạt là từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

3. Hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Luật BHXH 2014. Theo đó, từ ngày 01/01/2018, các quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 bắt đầu có hiệu lực, quy định bổ sung 2 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể là:

4. Thay đổi điều kiện về độ tuổi nghỉ việc hưởng lương hưu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì từ năm 2018 trở đi, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, đã có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được nghỉ hưởng lương hưu khi có đủ điều kiện về tuổi đời như sau:

Năm nghỉ hưu

Tuổi đời đối với nam

Tuổi đời đối với nữ

2018

Từ đủ 53 tuổi trở lên

Từ đủ 48 tuổi trở lên

2019

Từ đủ 54 tuổi trở lên

Từ đủ 49 tuổi trở lên

2020 trở đi

Từ đủ 55 tuổi trở lên

Từ đủ 50 tuổi trở lên

5. Cách tính mới về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 trở đi bao gồm:

6. Thay đổi về công thức tính lương hưu qua các năm

Từ ngày 01/01/2018, tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính dựa theo quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

7. Hỗ trợ từ 10% – 30% tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

Nội dung nêu trên được căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

8. Phạt tù đến 3 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật

Đây là điểm mới được đề cập tại BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi BLHS 2017. Theo đó:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

Những thay đổi về tiền lương, thuế, BHXH có hiệu lực từ 01/01/2018

9. Sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc bị phạt tù đến 12 năm

12 năm là mức phạt tối đa đối với hành vi sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc năng nhọc mà thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

Nội dung nêu trên được căn cứ theo quy định tại Điều 296 BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi BLHS 2017.

10. Thay đổi chi phí không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP liên quan đến thuế GTGT và thuế TNDN.

Đáng chú ý là quy định về khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm:

Lịch nghỉ các ngày Lễ, Tết năm 2018

Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT theo mã số BHXH năm 2018

Mức lương tối thiểu cho người tốt nghiệp ĐH, CĐ từ 01/01/2018

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm