Hỏi đáp pháp luật

Bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em

Quy định của pháp luật về độ tuổi trẻ em
183

Quy định của pháp luật về độ tuổi trẻ em

Bản in

Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi? Theo quy định của Pháp luật, trẻ em được luật quy định có độ tuổi như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Thiquocgia.vn để hiểu rõ hơn về độ tuổi quy định của trẻ em.

1. Quy định độ tuổi của trẻ em

Căn cứ theo Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và đối tượng áp dụng của luật sẽ bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.

Như vậy Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2. Các quyền của trẻ em

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 20. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

3. Một số quy định khác của pháp luật về trẻ em

Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về tuổi trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất, thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em, ở luật khác đã thành… người lớn, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Các luật và văn bản hướng dẫn khác phải quy định thống nhất với Luật này để thực thi thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế nhiều quy định về trẻ em vênh nhau, gây khó khăn trong việc vận dụng. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thông tư số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 5.2.2008 Liên bộ Tài chính- Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập quy định: trẻ em dưới sáu tuổi khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập phải xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hay giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi người giám hộ trẻ em cư trú (sau đây gọi chung là thẻ khám bệnh, chữa bệnh)… Tại điều 39, Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải người (HIV/AIDS) quy định, trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV mới được tiếp cận thuốc kháng HIV. Quy định này về trẻ em phù hợp với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhưng so với các quy định khác thì chưa khớp. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2005 không dùng thuật ngữ trẻ em mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên. Theo đó, Điều 18, Bộ luật Dân sự quy định, người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng người chưa thành niên và thuật ngữ trẻ em có điều chỉnh những người chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự không? bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Người bao nhiêu tuổi là trẻ em ?

Điều 6, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra… Trong khi đó, Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính lại đề ra việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. 2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó. 3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Ngay trong cùng một văn bản pháp luật cũng dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi, như vậy có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em không?

Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên, (được hiểu trên 18 tuổi), người chưa thành niên ( được hiểu dưới 18 tuổi), người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16;Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “… c) Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi. Điều 32 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Hoặc điều Điều 60 quy định: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy, còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em không, hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em?

Hiện nay, công ước quốc tế liên quan việc bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Để thống nhất độ tuổi gọi là trẻ em trong các văn bản pháp luật ở nước ta, các cơ quan chức năng cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi thống nhất để sử dụng các thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án, một luật sửa nhiều luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật liên quan đến độ tuổi của trẻ em.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm