Hình sựHỏi đáp pháp luật

Bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Làm nhục, vu khống người khác bị xử phạt ra sao?
147

Làm nhục, vu khống người khác bị xử phạt ra sao?

Có rất nhiều người vin vào quyền “tự do ngôn luận” để bôi nhọ, nói xấu người khác. Hành vi xúc phạm danh dự người khác bị xử lý thế nào?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ trả lời câu hỏi Bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào? theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

1. Bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Pháp luật Việt Nam bảo vệ danh dự nhân phẩm cho mỗi công dân, cụ thể: Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh sự của người khác bằng các hành vi, cử chỉ, lời nói bôi nhọ.

Vậy, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Những người có hành vi xúc phạm danh dự người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính tùy tính chất, mức độ của hành vi

2. Tội Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?

Từ “tội” được dùng trong lĩnh vực hình sự. Khi đã dùng từ “tội” có nghĩa hành vi đó đã cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các tội danh về xâm phạm danh dự người khác như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Mặt khách quan của tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Mặt khách quan của tội vu khống là phải có hành vi bịa đặt những thông tin sai trái về người bị hại

Tuy nhiên, khi xét đến trách nhiệm hình sự của một người cần lưu ý đến các vấn đề sau:

3. Xúc phạm danh dự người khác có đi tù không?

Phạt tù chính là một trong những hình phạt chính được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi xúc phạm danh dự người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (phạt tù hoặc phạt tiền tùy theo khung hình phạt của hành vi đó) nếu thỏa mãn các mô tả về cấu thành tội phạm được trình bày tại mục 2 bài này.

4. Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH bị xử lý hình sự không?

Như đã phân tích tại mục 3, chỉ khi đáp ứng được các cấu thành tội phạm được miêu tả (mục 2 bài này đã trích dẫn) thì một hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự

“Địa điểm” bôi nhọ danh dự người khác không phải là một yếu tố cấu thành các tội danh về xâm phạm danh dự người khác => Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH sẽ bị xử lý hình sự nếu nó có những hành vi, hậu quả được miêu tả tại mục 2 (ví dụ: đưa các tin bịa đặt về đời tư, công tác của chiến sỹ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ khiến gia đình đồng chí chiến sỹ bị “khủng bố”)

5. Xử phạt vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác

Khi hành vi vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác chưa đủ cấu thành tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Hành vi Mức xử phạt
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình

Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình

Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

6. Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook

Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo sau:

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề “Xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm