Hỏi đáp pháp luật

Cách phân biệt doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2020
87

Quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2020

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ? Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

Để dễ dàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, Nghị định 39/2018/NĐ-CP đã phân doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa dựa trên các yếu tố sau:

1. Lĩnh vực hoạt động (Điều 7 Nghị định 39/2018/NĐ-CP)

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. (Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)

Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm (Điều 8 Nghị định 39/2018/NĐ-CP)

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

3. Tổng doanh thu (Điều 9 Nghị định 39/2018/NĐ-CP)

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, Thiquocgia.vn tóm tắt các tiêu chí để các bạn dễ dàng phân biệt và xác định doanh nghiệp của mình thuộc quy mô nào theo bảng sau:

Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tiêu chí

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm

Tổng doanh thu năm

Tổng nguồn vốn

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm

Tổng doanh thu năm

Tổng nguồn vốn

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm

Tổng doanh thu năm

Tổng nguồn vốn

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng

=< 10

Người

=< 3

Tỷ đồng

=< 3

Tỷ đồng

=< 100

Người

=< 50

Tỷ đồng

=< 20

Tỷ đồng

=< 200

Người

=< 200

Tỷ đồng

=< 100

Tỷ đống

Thương mại, dịch vụ

=< 10

Người

=< 10

Tỷ đồng

=< 3

Tỷ đồng

=< 50

Người

=< 100

Tỷ đồng

=< 50

Tỷ đồng

=< 100

Người

=< 300

Tỷ đồng

=< 100

Tỷ đồng

Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào biểu mẫu Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa ban hành kèm theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm