Hình sựHỏi đáp pháp luật

Danh mục hung khí nguy hiểm 2021

Thế nào là hung khí nguy hiểm
173

Thế nào là hung khí nguy hiểm

Hung khí nguy hiểm là tình tiết tăng nặng của nhiều tội danh. Vậy hung khí nguy hiểm gồm những gì? Danh mục hung khí nguy hiểm là gì?

1. Hung khí nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP, dùng hung khí nguy hiểm là việc sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm được quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

=> Hung khí nguy hiểm gồm vũ khí, phương tiện nguy hiểm

Vậy, vũ khí là gì? Phương tiện nguy hiểm là gì?

2. Vũ khí là gì?

Vũ khí là gì?

Theo quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP, “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ) bao gồm:

3. Phương tiện nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP, “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

4. Đánh người gây thương tích dưới 11 phần trăm nhưng thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm thì bị xử phạt như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

=> Trường hợp đánh người gây thương tích dưới 11 phần trăm nhưng thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 134 với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người phạm tội có (ví dụ: tình tiết giảm nhẹ: đã chủ động bồi thường thiệt hại…)

5. Các câu hỏi liên quan

Nếu những vật dụng dưới đây được dùng để gây thương tích cho người khác, thì:

5.1 Chai bia có phải hung khí nguy hiểm?

Chai bia là phương tiện nguy hiểm, vì khi đập vỡ nó tạo thành những mảnh sắc, nhọn, có thể gây ra những vết thương nguy hiểm.

=> Nó là hung khi nguy hiểm

5.2 Gậy có phải hung khí nguy hiểm?

Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP đã liệt kê gậy là phương tiện nguy hiểm. Điều này cũng dễ hiểu vì dùng gậy có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng khi đánh vào những vị trí trọng yếu trên cơ thể con người.

=> Nó là hung khi nguy hiểm

5.3 Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm?

Các loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn (không phải các loại mũ thời trang mỏng, nhẹ) là phương tiện nguy hiểm vì nó có thể gây nguy hiểm, thương tích nặng cho con người

=> Nó là hung khí nguy hiểm

Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm?

5.4 Điếu cày có phải là hung khí nguy hiểm?

Điếu cày là phương tiện nguy hiểm. Với những loại điếu cày bằng gỗ, sắt thì nó có thể được sử dụng như gậy

=> Nó là hung khí nguy hiểm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Hung khí nguy hiểm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

0 ( 0 bình chọn )

Thi Quốc Gia Thi THPT Quốc Gia 2021 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam

https://thiquocgia.vn
Tổng hợp tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia 2020 - 2021, Thi tốt nghiệp, Tài liệu luyện thi

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm